Phát triển dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 38 - 43)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Phát triển dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa

Hiện nay trên địa bàn huyện Bá Thước gồm có 01 Trung tâm dịch vụ nông nghiệp và 12 HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn. HTX nông nghiệp và dịch vụ môi trường xã Thiết Ống. Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh gồm: Hoạt động dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi; dịch vụ môi trường thu gom rác thải; trồng, chăm sóc rừng và ươm giống cây lâm nghiệp; chế biến, bảo quản rau, quả; sản xuất các loại bánh từ tinh bột; sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện; bán buôn nông sản, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống; đặc biệt, ngành nghề kinh doanh chính của HTX nông nghiệp và dịch vụ môi trường xã Thiết Ống là bán buôn thực phẩm.

HTX đã thúc đẩy hợp tác cùng với nông dân trên địa bàn xã phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần xây dựng nông thôn mới; đảm bảo vệ sinh môi trường; mở rộng các ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp; đấu mối tìm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi (Niên giá thống kê huyện Bá Thước, 2019)

Hình 2: Hợp tác xã Thiết Ông, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

HTX Dịch vụ Nông nghiệp – Du lịch Pù Luông có địa chỉ tại thôn Pà Ban, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước. Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của HTX bao gồm: Trồng lúa; trồng rau, đậu các loại và trồng hoa; trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp; chế biến và bảo quản rau quả; đại lý du lịch; điều hành tuor du lịch; nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; dịch vụ lưu trú ngắn ngày…. HTX Dịch vụ Pù Luông sẽ phát triển các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại thôn Pà Ban, xã Thành Sơn, đáp ứng nhu cầu của khách thăm quan, nghỉ dưỡng và nhu cầu thị trường. Từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm của hợp tác xã; khai thác các sản phẩm gắn với hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

Hình 3: Dịch vụ nghỉ dưỡng tại Phù Luông

do HTX Dịch vụ Nông nghiệp – Du lịch Pù Luông xây dựng

* Bài học kinh nghiệm đối với huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Từ kết quả phân tích trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm từ phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ nông nghiệp:

Thứ nhất, phái có cơ chế, chính sách tạo thuận lợi nhằm khuyến khích

sự phát triển dịch nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Tự do lựa chọn các loại hình dịch vụ nông nghiệp cũng như thuận lợi trong việc phát triển các dịch vụ nông nghiệp như HTX trở thành doanh nghiệp.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho

người dân về các hình thức dịch vụ nông nghiệp nhất là đối với mô hình dịch vụ HTX đang phát triển có hiệu quả cao hiện nay, vai trò của kinh tế trang trại, kinh tế HTX và những lợi ích của dịch vụ nông nghiệp mang tới.

Thứ ba, Xây dựng, nhân rộng các mô hình dịch vụ nông nghiệp điển hình; hỗ trợ HTX tiếp cận vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất. Thúc đẩy sự phát triển các HTX nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thứ tư, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, chủ động trong công tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm của địa phương nhờ đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền ứng dụng khoa học kỹ thuật

và ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao sản lượng, chất lượng, sản phẩm và thị trường tiêu thị sản phẩm ổn định.

1.3. Các công trình nghiên cứu

Hiện tại đã có một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến vấn đề chất lượng dịch vụ nông nghiệp liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài, tiêu biểu như sau:

Đề tài Tiến sĩ của Lê Bá Tâm (2016) về chủ đề “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An”

Đề tài của Ngô Thị Phương Nhung (2015) về chủ đề “Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”

Bài báo của Chu Tiến Quang và cs (2011) về chủđề “Kinh nghiệm của Hà Nội trong phát triển nông nghiệp bền vững”

Đề tài của Nguyễn Thái Bình Minh, (2015) về chủđề: Phát triển kinh tế

nông nghiệp trên địa bàn Lý Nhân, tỉnh Hà Nam”

Như vậy: Qua các nghiên cứu về tình hình phát triển của các dịch vụ

nông nghiệp và định hướng phát triển nông nghiệp hiện này đã có sự phát triển và sự phát triển của các dịch vụ nông nghiệp ở mỗi địa phương là khác nhau, bao gồm các thành phần là dịch vụ nông nghiệp khác nhau.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)