Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 51)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1.Vị trí địa lý

Bá Thước là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thanh Hóa khoảng 120 km về phía Bắc Tây bắc, có diện tích tự nhiên 77.757,23 ha, gồm 22 xã và 01 thị trấn. Huyện có tọa độ địa lý từ 20010’ - 20024’ vĩ độ Bắc và từ 105003’ - 105028’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp tỉnh Hòa Bình;

- Phía Nam giáp huyện Lang Chánh và Ngọc Lặc;

- Phía Đông giáp huyện Cẩm Thủy và huyện Thạch Thành; - Phía Tây giáp huyện Quan Hóa và huyện Quan Sơn.

Nhìn chung Bá Thước có vị trí địa lý ít thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống giao thông chưa phát triển do địa hình bị chia cắt mạnh, gây cản trở lớn đến việc giao lưu kinh tế giữa các xã trong huyện và các huyện lân cận.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo:

Là huyện miền núi cao, nên địa hình của huyện rất đa dạng và phức tạp với 3/4 diện tích là đồi núi và bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối:

- Địa hình vùng núi cao: Gồm 6 xã: Ban Công, Thành Lâm, Thành Sơn, Cổ Lũng, Lũng Niêm và Lũng Cao, với tổng diện tích tự nhiên là 25.066 ha. Độ cao trung bình từ 500 - 1.000 m so với mặt nước biển. Vùng núi cao chiếm gần 50% diện tích toàn huyện, trong đó độ dốc >250 chiếm khoảng 70% diện tích toàn vùng.

- Vùng đồi và núi thấp: Gồm 7 xã: Tân Lập (5,6%), Lương Trung (18,9%), Lương Nội (24,5%), Lương Ngoại (12,7%), Thiết Kế (11,8), Kỳ Tân(12,6%) và Văn Nho (13,9%). Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 11.953 ha. Độ cao trung bình từ 150 - 200 m so với mặt nước biển.

trấn: Thiết Ống, Lâm Xa, Ái Thượng, Hạ Trung, Điền Quang, Điền Lư, Điền Trung, Điền Hạ, Điền Thượng và thị trấn Cành Nàng. Độ cao trung bình từ 80 - 100 m so với mặt nước biển, địa hình thấp dần về phía Đông. Đây là vùng trọng điểm lúa màu và cây công nghiệp của huyện.

2.1.1.3. Khí hậu. thời tiết và thủy văn * Khí hậu, thời tiết

Huyện Bá Thước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt:

- Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm. - Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Theo tài liệu của Trạm Khí tượng - Thủy văn, đặc điểm khí hậu của huyện như sau:

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 24 – 250C, nhiệt độ tối cao là 380C, nhiệt độ tối thấp từ - 3 đến - 50C.

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.300 - 2.500 mm, nhưng phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9, chiếm 70% lượng mưa của cả năm.

- Độ ẩm không khí trung bình 85%, cao nhất là 91% và thấp nhất là 75%. - Lượng bốc hơi trung bình năm là 617 mm, tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là tháng 5 (105,5 mm), tháng có lượng bốc hơi thấp nhất là tháng 2 (69,3 mm).

- Số giờ nắng bình quân hàng năm khoảng từ 1.445 - 1.700 giờ. Tổng tích ôn cả năm là 7.5380C.

Các hiện tượng thời tiết cực đoan là gió Phơn Tây nam (hoạt động mạnh vào tháng 4, tháng 5 và đầu tháng 6); lốc cục bộ đôi khi kèm theo mưa đá thường xuất hiện vào tháng 4 và tháng 5.

Với đặc điểm khí hậu như trên có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp như: Khí hậu tương đối ôn hòa, độ ẩm khá, phân bố tương đối đều trong năm nhưng mùa mưa lại tập trung vào quý III trong năm, nên thường dễ gây rửa trôi, xói mòn đất và lũ quét đối với những vùng có độ dốc cao.

Chế độ thủy văn của huyện phụ thuộc vào hệ thống sông Mã là chế độ đơn giản, trong năm thủy văn có một mùa lũ và một mùa cạn kế tiếp nhau. Mùa lũ khá dài với thời đoạn lũ tới 5 tháng/ năm, xảy ra các tháng trong năm từ tháng 6 đến tháng 10. Lượng chảy trong mùa lũ chiếm 75% tổng lượng chảy trong năm. Đỉnh lũ trên sông mã diễn ra vào tháng 8, chiếm 21,8% tổng lượng chảy trong năm.

2.1.1.4. Tài nguyên * Tài nguyên đất

Diện tích tự nhiên của huyện Bá Thước là 77.757,23 ha, trong đó đất đưa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp là 70.318,68 ha, chiếm 90,43% diện tích đất tự nhiên, đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp là 6.406,59 ha, chiếm 8,24% diện tích tự nhiên. Đất chưa đưa vào sử dụng là 1.031,96 ha chiếm 1,33% diện tích đất tự nhiên.

Trong đất nông nghiệp của huyện chủ yếu là đất rừng, cụ thể: Đất rừng sản xuất chiếm 47,39% đất nông nghiệp, đất rừng phòng hộ chiếm 18,40% diện tích đất nông nghiệp, đất rừng đặc dụng chiếm 17,03% diện tích đất nông nghiệp.

Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích ít, cụ thể: Đất trồng lúa 4.972,08 ha chiếm 7,07% diện tích đất nông nghiệp; đất trồng cây hàng năm khác diện tích 5.334,27 ha, chiếm 7,59% diện tích đất nông nghiệp.

* Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện Bá Thước có một số loại khoáng sản như:

- Quặng sắt: Phân bổ tại các xã Lương Nội, Hạ Trung, Ái Thượng và Lương Ngoại; quy mô diện tích hàng trăm ha, trữ lượng 30 - 35 vạn tấn, hàm lượng tương đối khá (khoảng 40 - 50%) có thể khai thác phục vụ công nghệ luyện thép, làm phụ gia sản xuất xi măng.

- Mỏ vàng: Gồm vàng sa khoáng ở xã Ban Công, Cổ Lũng, Lũng Cao, Điền Lư và xã Lương Ngoại.

- Đá vôi: Phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn.

- Đá hoa ốp lát: Có ở xã Thiết Kế và Điền Lư, có trữ lượng lớn.

- Mỏ cao lanh Kỳ Tân có thể sử dụng để sản xuất sứ cao cấp. Than bùn có ở Văn Nho.

Ngoài ra còn có một số vật liệu chủ yếu đang được khai thác, sử dụng trong nghành xây dựng như: Đá, cát, sỏi xây dựng hoặc một số vật liệu quý, tuy trữ lượng không lớn, nhưng có giá trị cao như: Ăng ti moan, đá đỏ có ở xã Điền Hạ.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế

- Giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp

Công tác dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước trong giai đoạn 2017 - 2019 có những bước phát triển mới, các dịch vụ nông nghiệp ngày càng ra tăng, đảm bảo về chất lượng và số lượng để giúp người dân triên địa bàn huyện yên tâm canh tác, tăng năng xuất nông nghiệp.

Trong đó, Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tăng trưởng theo từng năm:

Bảng 3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở huyện Bá Thước, giai đoạn 2017-2019 ĐVT: Tỷ đồng Ngành sản xuất Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng GTSX 1.141,929 100 1.419 100 1.607 100 1. Trồng trọt 445,0 39 417,95 29,5 433,7 26,9 2. Chăn nuôi 536,2 47 825 58,1 968 60,2 3.Thủy sản 25,203 2,2 27,45 1,9 28,3 1,7 4. Lâm nghiệp 135,526 11,8 148,6 10,5 167 10,3

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội huyện Bá Thước

- Đối với năm 2017 tổng giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước đạt 1.141,93 tỷ đồng. Trong đó, ngành chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất với 536,2 tỷ đồng, đạt 47%; tiếp theo là ngành trồng trọt 445,0

tỷ đồng, đạt 39%; 11,8% là ngành lâm nghiệp và 2,2% là ngành thủy sản. - Năm 2018 tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 1.419 tỷ đồng. Trong đó: ngành ngành chăn nuôi vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các ngành nông nghiệp với 58.1%; tiếp theo là đến ngành trồng trọt đạt 417,95 tỷ đồng, đạt 29,5%; ngành lâm nghiệp đạt 148,6, chiếm tỷ lệ 10,5% và 1,9% là ngành nuôi trồng thủy sản.

- Năm 2019 tổng giá trị sản xuất đạt 1.607 tỷ đồng, tăng 188 tỷ đồng so với năm 2018 điều đó chứng tỏ ngành nông nghiệp ngày càng được quan tâm đầu tư và là ngành chủ đạo của địa phương. Trong đó, ngành chăn nuôi vẫn chiếm vị thế cao nhất với tổng giá trị sản xuất là 968 tỷ động, chiếm tỷ lệ 60,2%; tiếp theo là ngành trồng trọt là 433,7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 26,9%; ngành lâm nghiệp là 167 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 10,3% và thấp nhất là ngành thủy sản với giá trị sản xuất là 28,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,7%.

Ngoài ra, các ngành như:

- Công nghiệp xây dựng đạt : 261,2 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,80%. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm : năng lượng điện, đá, cát, sỏi, gạch vồ, cửa sắt, giường tủ, bàn ghế, tăm…

- Các ngành dịch vụ tiếp tục có bước phát triển đáng kể, hoạt động thương mại diễn ra sôi động, thị trường hàng hóa cơ bản ổn địn. Dịch vụ thương mại ước đạt 287,10 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 17,90%. Hoạt động vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách trên địa bàn. Giá trị xuất khẩu (chủ yếu từ lao động xuất khẩu) được 1,9 triệu USD. Lượng khách đến tham quan du lịch tăng, đã đón được 28.812 lượt người, khách quốc tế là 10.324 lượt khách đến tham quan và nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện.

Như vậy, qua kết quả trên chúng ta có thể nhận thấy rằng giá trị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn huyện Bá Thước tăng đều theo các năm.

2.1.2.2. Điều kiện xã hội

Theo Niên gián thống kê huyện Bá Thước, dân số toàn huyện tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 có 101.145 người, gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Mường chiếm tỷ lệ 47,2%, dân tộc Thái chiếm tỷ lệ 31,9%, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 16,8% và một số dân tộc anh em khác cùng chung sống.

Nhìn chung xu hướng cơ cấu lao động ở các nghành đang dần dần thay đổi. Nghành nông, lâm nghiệp, thủy sản đang có chiều hướng giảm dần, thay vào đó là nghành dịch vụ - thương mại, công nghiệp - xây dựng có xu hướng gia tăng. Không thể không nhắc tới nguồn lao động phi nông nghiệp trên địa bàn, số lượng này chiếm một phần đáng kể.

Tỷ lệ dân số nông nghiệp sinh sống tại các vùng nông thôn miền núi lớn, chủ yếu là người dân tộc, nguồn thu nhập chính là nông nghiệp nhưng bình quân thu nhập đầu người còn rất thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao, khả năng huy động sức dân trong đầu tư phát triển còn kém.

Trình độ dân trí và trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động còn thấp, chưa chuyển phù hợp với những nếp sống, hành động trong thời kỳ đổi mới. Tình hình du canh, du cư trong một số bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số vẫn đang còn tiếp tục, chưa được chấm rứt.

Do có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc trên địa bàn vẫn duy trì và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc cũng như phong tục tập quán riêng của từng dân tộc. Tuy nhiên, các dân tộc vẫn còn những tập quán lạc hậu trong sản xuất và sinh hoạt, tình trạng mê tín, dị đoan vẫn còn tồn tại làm ảnh hưởng đến văn minh trong đời sống nhân dân.

Nghề truyền thống tuy không có nhiều nhưng vẫn giữ được một số nghề như: Nghề dệt thổ cẩm, nghề đan lát của người Mường, người Thái, nhưng chưa phát triển thành hàng hóa mà chủ yếu là tự cung, tự cấp trong các hộ gia đình.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ nông nghiệp

- Phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ nông nhiệp tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 -2019

- Đánh giá các yếu yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ nông nhiệp trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp

2.3.1.1. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp

Các tài liệu và số liệu thứ cấp được thu thập trên sách báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố và có liên quan tại phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên môi trường, phòng Thống kê và các phòng ban khác ở huyện huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

Tài liệu gồm: Báo cáo PTKT-XH trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa qua các năm từ 2017-2019; Niên giám thống kê huyện Bá Thước qua các năm 2017-2019

2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) trong quá trình khảo sát. Sử dụng những câu hỏi mở, thông qua phương pháp này trực tiếp tiếp cận đến các hộ gia đình, các đối tượng sử dụng dịch vụ nông nghiệp và cán bộ quản lý nông nghiệp để hiểu biết thực trạng phát triển, tồn tại của dịch vụ nông nghiệp để từ đó đề xuất được những giải pháp nhằm năng cao chất lượng dịch vụ nông nghiệp trong thời gian tới.

* Phương pháp thu nhập số liệu sơ cấp

Đề tài thu thập thông tin sơ cấp thông qua phương pháp điều tra dùng bảng hỏi đã chuẩn bị sẵn.

* Chọn mẫu điều tra:

Trên địa bàn gồm có 01 Trung tâm dịch vụ nông nghiệp và 12 HTX nông nghiệp. Đối tượng điều tra là cán bộ quản lý nông nghiệp ; cán bộ quản lý HTX nông nghiệp và các hộ nông dân trên địa bàn huyện

- Cỡ mẫu điều tra:

+ Cán bộ lãnh đạo, cán bộ nhân viên quản lý nông nghiệp, cán bộ quản lý HTX nông nghiệp.

Trên địa bàn huyện Bá Thước chỉ có 96 người. Để đảm bảo tính khả thi tác giả sẽ chọn 50% số lượng trên theo phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên bao gồm 22 người là cán bộ chuyên viên (mỗi xã 01 cán bộ phụ trách công tác nông nghiệp) và 26 người là cán bộ quản lý tại nông nghiệp và cán bộ quản lý HTX nông nghiệp.

+ Đối với hộ nông dân:

Bước 1. Chọn xã nghiên cứu

Phạm vi, vị trí vùng điều tra 03 xã, đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau trong huyện. Trong đó:

+ Xã Thành Sơn là một xã vùng sâu, vùng xa, mang đặc điểm đồi núi cao với nhiều núi đá, vực sâu thẳm.

+ Xã Hạ Trung nằm ở trung tâm huyện, có đặc điểm đồi núi thấp với khoảng 10% diện tích bằng phẳng, nhiều sông suối.

+ Xã Điền Quang nằm ở phía Đông của huyện, nằm trong khu vực thấp, nhiều thung lũng, sông suối, thuận lợi canh tác nông, lâm nghiệp kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, giao thông thuận tiện.

Bước 2. Xác định quy mô mẫu. Để đảm bảo tính khách quan tác giả sử

dụng công thức Slovin để tiến hành xác định quy mô mẫu: n = N/ (1 + Ne2)

Trong đó: N là tổng thể

e là sai số. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn e =5%=0,05 n là cỡ mẫu.

Số hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tại 3 xã trên là 850 hộ. Do đó số mẫu tối thiểu cần phải nghiên cứu là:

N = 850/(1+ 850 x 0,052) = 272 mẫu.

Do đó, cỡ mẫu tối thiểu phải đạt 272 mẫu nghiên cứu, đối tượng khảo sát là các hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước

+ Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần : + Phần 1 : Thông tin phiếu điều tra

+ Phần 2 : Đánh giá chất lượng dịch vụ nông nghiệp tại huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)