giai đoạn 2017 - 2019
Bảng 3.7. Số lượng các loại hình dịch vụ nông nghiệp tại huyện Bá Thước huyện Bá Thước Loại dịch vụ nông nghiệp Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 TT dịch vụ nông nghiệp HTX dịch vụ TT dịch vụ nông nghiệp HTX dịch vụ TT dịch vụ nông nghiệp HTX dịch vụ 1. Trồng trọt 1 0 1 1 1 1 2. Chăn nuôi 1 1 1 1 1 2 3.Thủy sản 1 0 1 0 1 0 4. Lâm nghiệp 1 1 1 1 1 1 Tổng 4 02 04 03 04 04
Nguồn: Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Bá Thước
Số lượng loại hình dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước trong giai đoạn 2017 - 2019 được thể hiện tại bảng 3.7 như sau:
+ Năm 2017 trên địa bàn huyện có 06 loại hình dịch vụ nông nghiệp, Trong đó, có 04 loại hình dịch vụ do Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện cung cấp: 01 loại hình dịch vụ cho trồng trọt; 01 loại hình dịch vụ cho chăn nuôi; 01 loại hình dịch vụ cho nuôi trồng thủy sản và 01 dịch vụ cho lâm nghiệp. Đối với loại hình dịch vụ do HTX dịch vụ nông nghiêp cung cấp trong năm 2017 cung cấp gồm có 02 loại hình: 01 loại hình chăn nuôi và 01 loại hình dịch vụ nông nghiệp. Những loại hình dịch vụ này chủ yếu là phục vụ công tác sản xuất, thu họach và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp: máy móc, con giống, phân bón, giống cây, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi...
+ Năm 2018 tổng loại dịch vị trên địa bàn huyện là 07 loại dịch vụ nông nghiệp. Trong đó, loại hình dịch vụ do Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện cung cấp vẫn không thay đổi so với năm 2017. Tuy nhiên, đối với loại
hình dịch vụ nông nghiệp do HTX dịch vụ nông nghiệp cung cấp gồm: 01 loại hình chăn nuôi, 01 loại hình dịch vụ nông nghiệp cho trồng trọt và 01 loại hình dịch vụ cho lâm nghiệp.
+ Năm 2019 tổng loại hình dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện là 8 loại hình. Trong đó, loại hình dịch vụ chăn nuôi có số lượng loại hình dịch vụ nhiều nhất là 03 loại hình; tiếp theo đến loại hình trồng trọt và lâm nghiệp đều có 02 loại hình nông nghiệp và thủy sản có 01 loại dịch vụ.
Như vậy, qua kết quả trên cho thấy trong giai đoạn 2017 - 2019 trên địa bàn huyện số lượng dịch vụ nông nghiệp có sự biến động nhưng không nhiều. Loại hình nhiều nhất vẫn là những ngành phát triển trên địa bàn huyện như chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp.
3.3. Đánh giá về chất lượng dịch vụ nông nghiệp tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa Bảng 3.8. Tình hình cơ bản về chủ hộđiều tra Phân loại hộ Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Tổng số hộđiều tra 272 100 1. Giới tính 272 100 - Nam 198 72,79 - Nữ 74 27,21 2. Dân tộc Kinh 29 10,66 Thái 55 20,22 Mường 188 69,12 3. Trình độ văn hóa - Cấp 1 33 12,13 - Cấp 2 155 56,99 - Cấp 3 84 30,88 (Nguồn: Số liệu điều tra)
Kết quả ở Bảng 3.8 cho thấy, đa số chủ hộ được tiến hành điều tra đều là nam với tỷ lệ 72,79%. Dân tộc Mường chiếm chủ yếu với 69,12%; tiếp theo là đến dân tộc Thái 20,22% và thấp nhấp là các chủ hộ là dân tộc Kinh chiếm 10,66%. Trình độ văn hóa của các chủ hộ: Số chủ hộ học hết cấp 2 chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,99%; tiếp theo là số chủ hộ học hết cấp 3, chiếm tỷ lệ 30,88% và thấp nhất là số chủ hộ học hết cấp 1, chiếm tỷ lệ 12,13%.
Bảng 3.9. Lao động và nhân khẩu của nhóm hộđiều tra
n =272
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu
(%)
1. Phân tổ theo nhân khẩu
- Hộ có 3 - 5 nhân khẩu Hộ 165 60,66
- Hộ có 6 nhân khẩu trở lên Hộ 107 39,34
2. Phân tổ theo lao động
- 2 - 3 LĐ chính Hộ 155 56,99
- 4 LĐ chính trở lên Hộ 117 43,01
3. Một số chỉ tiêu BQ
- Số nhân khẩu BQ/hộ Người/hộ 4,90 - Số lao động BQ/hộ Người/hộ 3,09
4. Độ tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 47,83
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Với kết quả ở Bảng 3.9 ta thấy rằng tuổi trung bình của chủ hộ được điều tra là 47,83 tuổi. Hầu hết ở lứa tuổi này, chủ hộ có vốn sống và số năm kinh nghiệm nhất định trong sản xuất nông nghiệp.
+ Đối với các hộ điều tra số hộ có 3-5 nhân khẩu chiếm tỷ lệ 60,66% cơ hơn so với số hộ có 6 nhân khẩu trở lên, chiếm tỷ lệ 39,34%. Số nhân khẩu bình quân trong nhóm hộ được điều tra là 4,90 người/hộ.
4 lao động chính trở lên là 117 hộ, chiếm tỷ lệ 43,01 hộ. Trong đó, bình quân lao động/hộ là 3,09 lao động.
Qua kết quả trên cho thấy, số lượng lao động trên địa bàn huyện Bá Thước là được dồi dào, số nhân khẩu đang trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
3.3.2. Đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ nông nghiệp tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
3.3.2.1. Đánh giá về giá cả của các dịch vụ nông nghiệp
Bảng 3.10. Đánh giá về gía của các dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước trên địa bàn huyện Bá Thước
TT Loại dịch vụ Giá cao Giá phù hợp Giá thấp
Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Dịch vụ chăn nuôi 38 13,97 225 82,72 09 3,31 2 Dịch vụ trồng trọt 25 9,19 237 87,13 10 3,67 3 Dịch vụ lâm nghiệp 27 9,92 237 87,13 08 2,94 4 Dịch vụ thủy sản 17 6,25 244 89,70 11 4,04 Tổng cộng 221 768 99 Nguồn: Số liệu điều tra
Đánh giá của người dân đối với giá các dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu 3.10 như sau:
+ Đối với dịch vụ chăn nuôi: Có 38 số hộ dân đánh giá các dịch vụ chăn nuôi trên địa bàn huyện là cao, chiếm tỷ lệ 13,97%; 225 hộ đánh giá giá cả phù hợp, chiếm 82,72% và 09 hộ đánh giá giá cả các dịch vụ chăn nuôi thấp, chiếm tỷ lệ 3,31%,
+ Đối với dịch vụ trồng trọt: Trong tổng số 272 hộ điều tra có 25 hộ đánh giá giá của dịch vụ trồng trọt trên địa bàn huyện là giá cao, chiếm tỷ lệ
đánh giá giá dịch vụ là thấp chiếm tỷ lệ 3,67%.
+ Đối với dịch vụ lâm nghiệp: Số hộ dân được điều tra đánh giá về giá
cả dối với các dịch vụ lâm nghiệp là cao, chiếm tỷ lệ 9,92%; 87,13% hộ dân đánh giá giá các dịch vụ là phù hợp; 2,94% là số hộ dân đánh giá giá dịch vụ lâm nghiệp ở giá thấp.
+ Đối với dịch vụ thủy sản: Trong tổng số 272 hộ dân được điều tra có
17 hộ dân đánh giá giá dịch vụ thủy sản là giá cao, chiếm tỷ lệ 6,25%; 244 hộ đánh giá các dịch vụ thủy sản ở mức giá phù hợp, chiếm tỷ lệ 89,70% và 4,04% số hộ đánh giá ở mức giá thấp.
Như vậy, qua kết quả điều tra trên cho thấy số ý kiến của các hộ dân đánh giá giá cả tại các dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện thì số ý kiến đánh giá các dịch vụ ở mức phù hợp chiếm tỷ lệ cao trên 82%; một số ý kiến đánh giá giá cả các dịch vụ ở mức giá cao là do giá cả có sự biến động liên tục theo cơ chế thị trường.
3.3.2.2. Đánh giá về thái độ phục vụ của nhân viên
Bảng 3.11. Đánh giá về thái độ phục vụ tại dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước bàn huyện Bá Thước
TT Loại dịch vụ
Rất nhiệt tình,
chu đáo Nhiệt tình Bình thường
Không nhiệt tình Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Dịch vụ chăn nuôi 29 10,66 234 86,03 09 3,31 0 0 2 Dịch vụ trồng trọt 22 8,09 241 88,60 07 2,57 02 0,73 3 Dịch vụ lâm nghiệp 35 12,87 233 85,66 04 1,47 0 0 4 Dịch vụ thủy sản 19 6,98 245 90,07 08 2,94 0 0 Tổng cộng 105 953 28 02 Nguồn: Số liệu điều tra
Để đánh giá được chất lượng của bất kỳ các dịch vụ nào cũng cần đến việc đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên thưc hiện lĩnh vực đó. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện không thể không đánh giá thái độ phục vụ của các cán bộ phục vụ trong dịch vụ đó và kết quả điều tra, đánh giá được thể hiện tại bảng 3.11:
+ Dịch vụ chăn nuôi: Đối với dịch vụ chăn nuôi số ý kiến người dân
đánh giá thái độ của cán bộ cung cấp dịch vụ chăn nuôi có thái độ rất nhiệt tình, chu đáo là 29 ý kiến, chiếm tỷ lệ 10,66%; 234 ý kiến đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ là nhiệt tình, chiếm tỷ lệ 86,03%; 09 ý kiến đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ là bình thường, chiếm tỷ lệ 3,31% và không có ý kiến nào đánh giá thái độ của cán bộ là không nhiệt tình.
+ Dịch vụ trồng trọt: Trong tổng số 272 hộ dân được hỏi lấy kiến đánh
giá về thái độ phục vụ của cán bộ phục vụ trong cung cấp dịch vụ trồng trọt thì có 22 hộ dân đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ là rất nhiệt tình, chu đáo; 241 hộ đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ là nhiệt tình, chiếm tỷ lệ 88,60%; 07 hộ đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ là bình thường, chiếm tỷ lệ 2,57%; 02 ý kiến đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ là không nhiệt tình.
+ Dịch vụ lâm nghiệp: Số ý kiến của các hộ dân đánh giá thái độ phục
vụ của cán bộ là rất nhiệt tình, chu đáo 35 ý kiến, chiếm tỷ lệ 12,87%; 233 hộ dân đánh giá thái độ của cán bộ phục vụ là nhiệt tình, chiếm tỷ lệ 85,66%; 04 hộ dân có ý kiến đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ là bình thường, chiếm tỷ lệ 1,47% và không có ý kiến đánh giá là thái độ phục vụ của cán bộ là không nhiệt tình.
+ Dịch vụ thủy sản: Trong tổng số 272 hộ dân có 19 hộ đánh giá thái
độ phục vụ của cán bộ là rất nhiệt tình, chu đáo chiếm tỷ lệ 6,98%; 245 hộ đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ là nhiệt tình, chiếm tỷ lệ 90,07%; 08 hộ đánh giá thái độ phục vụ là bình thường, chiếm tỷ lệ 2,94% và không có ý kiến đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ là không nhiệt tình, chu đáo.
Qua kết quả trên cho thấy, ý kiến người dân đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ là nhiệt tình và nhiệt tình chu đáo chiếm tỷ lệ rất cao. Trong đó, chỉ có 02 ý kiến đánh giá về thái độ phục vụ của cán bộ trong dịch vụ trồng trọt là không nhiệt tình, chiếm tỷ lệ rất ít 0,73%.
3.3.2.3. Đánh giá về thời gian cung cấp dịch vụ nông nghiệp
Bảng 3.12. Đánh giá về thời gian cung cấp các dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước
TT Loại dịch vụ
Sớm Kịp thời Muộn
Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Dịch vụ chăn nuôi 0 0 270 99,26 02 0,7 2 Dịch vụ trồng trọt 09 3,31 262 96,32 01 0,37 3 Dịch vụ lâm nghiệp 0 0 272 100 0 0 4 Dịch vụ thủy sản 0 0 269 98,90 03 1,10 Tổng cộng 09 1.075 06 Nguồn: Số liệu điều tra
Đánh giá về thời gian cung cấp dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước được thể hiện tại bàng 3.12 như sau:
+ Dịch vụ chăn nuôi: Số ý kiến đánh giá về thời gian cung cấp dịch vụ
chăn nuôi đến các hộ dân và đến người tiêu dùng trên địa bàn huyện là kịp thời với 270 ý kiến đánh giá, chiếm tỷ lệ 99,26%; 02 ý kiến đánh giá là thời gian cung cấp dịch vụ muộn, chiếm 0,7% và không có ý kiến nào đánh giá thời gian cung cấp của dịch vụ là sớm.
+ Dịch vụ trồng trọt: Số ý kiến của người dân đánh giá thời gian cung
cấp dịch vụ trồng trọt là sớm chiếm tỷ lệ 3,31%; 96,32% là tỷ lệ người dân đánh giá thời gian dịch vụ nông nghiêp cung ứng kịp thời các dịch vụ trồng trọt; 0,37% là ý kiến đánh giá thời gian cung ứng dịch vụ trồng trọt muộn so với yêu cầu.
+ Dịch vụ lâm nghiệp: Là một huyện miền núi có diện tích đất lâm nghiệp chiếm trên 70% diện tích đất tự nhiên nên các dịch vụ lâm nghiệp luôn được cung ứng đầy đủ, chính vì thế mà 100% ý kiến người dân đánh giá dịch
vụ trồng trọt luôn được cung ứng kịp thời.
+ Dịch vụ thủy sản: Với 269 hộ dân đánh giá dịch vụ thủy sản được cung ứng kịp thời chiếm tỷ lệ 98,90%; 03 ý kiến đánh giá dịch vụ cung ứng muộn, chiếm tỷ lệ 1,10%.
Như vậy, thể nhận thấy ý kiến phải hồi của người dân đối với thời gian cung ứng các dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện là rất tích cực. Tỷ lệ ý kiến đánh giá thời gian cung ứng các dịch vụ nông nghiệp kịp thời và sớm là trên 96%; trong đó có 06 ý kiến đánh giá đối với các dịch vụ nông nghiệp là chậm muộn, nhưng chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp. Nhưng điều đó, cũng là vấn đề đặt ra đối với các cấp chính quyền địa phương nhằm nâng cao chất lượng và cung cấp đầy đủ, kịp thời các dịch vụ nông nghiệp cho người dân sản xuất, chăn nuôi từ đó góp phần nâng cao kinh tế, thu nhập cho nhân dân trên địa bàn huyện.
3.2.2.4. Đánh giá khả năng cung ứng và sựđa dạng về các dịch vụ nông nghiệp
Bảng 3.13. Đánh giá về khả năng cung ứng và sựđa dạng của các dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước
TT Loại dịch vụ Đầy đủ và đa dạng Không đầy đủ và không đa dạng Ý kiến khác Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Dịch vụ chăn nuôi 271 99,63 01 0,37 0 0 2 Dịch vụ trồng trọt 272 100 0 0 0 0 3 Dịch vụ lâm nghiệp 270 99,26 0 0 02 0,74 4 Dịch vụ thủy sản 269 98,90 02 0,74 01 0,36 Tổng cộng 1.082 03 03 Nguồn: Số liệu điều tra
Căn cứ vào kết quả tại bảng 3.13 cho thấy:
- Khả năng cung ứng và sử đa dạng của các dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước. Dịch vụ chăn nuôi được người dân đánh giá cung ứng đầy đủ và đa dạng là 271 hộ, chiếm tỷ lệ 99,63%; số ý kiến hộ dân đánh giá không đầy đủ và không đa dạng là 01 hộ, chiếm tỷ lệ 0,37%.
- Đối với dịch vụ trồng trọt và dich vụ lâm nghiệp: Là huyện miền núi và có diện tích rừng tự nhiên chiếm trên 70% diện tích đất tự nhiên của huyện nên dịch vụ nông nghiệp đã có từ rất lâu; nhu cầu của người dân đối với dịch vụ trồng trọt và dịch vụ lâm nghiệp là rất lơn. Vì vậy, khả năng cung ứng của dịch vụ và sự đa dạng về dịch vụ được người dân đánh giá là đầy đủ và đa dạng với 272 ý kiến, đạt 100%.
- Dịch vụ thủy sản: Dịch vụ thủy sản được người dân đánh giá khả năng cung ứng dịch vụ đầy đủ và đa dạng là 269 ý kiến đánh giá, chiếm tỷ lệ 98,90%; 0,74% là ý kiến đánh giá dịch vụ thủy sản không đầy đủ và không đa dạng; 01 ý kiến của người dân có ý kiến khác, chiếm tỷ lệ 0,36%, ý kiến khác ở đây là người dân đánh giá dịch vụ thủy sản trên địa bàn đầy đủ, tuy nhiên