Công tác nội nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp hợp lý sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 36 - 40)

Chương 1 .T ỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.7. Công tác nội nghiệp

- Tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn, D1.3 theo phương pháp bình quân cộng. - Tính thể tích thân cây được tính theo công thức:

V = D .Hvn.f 4 ) ( . 1.3 2 π f : Là hình số giảđịnh, lấy f trung bình = 0,48 - Trữ lượng trên 1 ha:

M = Vtb x Nht (m3/ha) Trong đó:

M: Trữ lượng cây đứng trên 1 ha V: Thể tích thân cây

Hvn: Chiều cao vút ngọn

D1.3: Đường kính tại vị trí 1,3 m

- Tính toán hiệu quả kinh tếđược xác định qua phân tích về chi phí và thu nhập động trong từng loại hình nghiên cứu cụ thể.

- Về chi phí: tính toán đầy đủ theo giá hiện hành về các nội dung công việc từ khảo sát thiết kế - trồng - chăm sóc - bảo vệ và đến khi thu hoạch sản phẩm, bao gồm tập hợp cả chi phí về thuế và lãi suất.

- Về thu nhập: tính giá trị sản phẩm thu được trong từng mô hình, bao gồm cả sản phẩm khai thác chính cuối chu kỳ.

- Về giá cả sản phẩm được tập hợp theo giá trị tại thời điểm nghiên cứu. - Khối lượng sản phẩm sẽđược dự tính trên cơ sở khả năng sinh trưởng cụ

thể của từng mô hình bằng các phương pháp điều tra sinh trưởng và dự đoán sản lượng theo tuổi khai thác trong chu kỳ kinh doanh.

Dựa trên cơ sở số liệu về chi phí và thu nhập cho mỗi đối tượng nghiên cứu, sử dụng các chỉ tiêu sau để phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế là:

+ Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng thực Net Present Value (NPV).

(1)

Trong đó: Bt: Thu nhập của phương thức ở năm t, Ct: Chi phí của phương thức ở năm t,

r : Mức lãi suất tính toán của vốn đầu tư, t : Chỉ số năm trong chu kỳ kinh doanh, + Chỉ tiêu tỉ suất thu nhập - chi phí Benefit to Cost Ratio (BCR),

(2)

+ Chỉ tiêu tỉ suất thu hồi nội bộ Internal Rate of Return (IRR),

(3) - NPV thu nhập dòng; Nếu NPV>0 sản xuất có lãi NPV<0 sản xuất bị lỗ n n BCR = [  Bt /(1+ r)-t] / [ Ct/(1+ r)-t] t=0 t=0 n NPV = (Bt – Ct)(1+ r)-t t=0 n NPV = (Bt – Ct)(1+ r)-t = 0 thì IRR = r t=0

- BCR tỷ lệ thu nhập trên chi phí: Nếu BCR>1 sản xuất có lãi BCR<1 sản xuất bị lỗ

- IRR là tỷ xuất lợi nhuận

- Kết quảđiều tra, phỏng vấn được tổng hợp vào những bảng, biểu: - Tổng hợp viết báo cáo

+ Các ch tiêu đánh giá hiu qu xã hi

- Tạo công ăn việc làm: Tính số công lao động sử dụng ở các KSDĐ cho 1 ha và tính được tiền công cho cả chu kỳ kinh doanh qua phiếu điều tra, Mức thu hút lao động, mức độ sử dụng lao động, tăng thu nhập của mỗi KSDĐ lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

- Nâng cao nhận thức cho người dân địa phương: Qua phiếu điều tra nông hộ thu thập thông tin về trình độ dân trí, về mức độ hiểu biết và mức độ quan tâm đến công tác gây trồng và bảo vệ rừng.

- Hiệu quả giải quyết việc làm

+ Hiệu quả giải quyết việc làm chính là thể hiện số ngày công lao động

đầu tư vào mỗi loại hình sử dụng đất. Mô hình nào có số ngày công lao động lớn hơn thì có hiệu quả hơn.

- Cách xác định mực độ chấp nhận của người dân:

+ Trên thực tế chúng ta thấy rằng, một mô hình sử dụng đất có được lựa chọn hay không, ngoài việc đạt hiệu quả kinh tế, bảo vệđất thì điều quan trọng là phải được người dân chấp nhận. Mức độ chấp nhận của người dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nhận thức của người dân, trình độ dân trí, phong tục tập quán, khả năng đầu tư, trình độ khoa học kỹ thuật và thị trường…tuy nhiên một mô hình muốn được chấp nhận thì phải đáp ứng được 2 yêu cầu:

+ Khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt tức là mô hình có sản phẩm đáp

+ Khả năng đầu tư và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: mô hình nào có mức độ đầu tư thấp hơn, dễ làm hơn thì sẽ được người dân chấp nhận và ứng dụng rộng rãi;

+ Các ch tiêu đánh giá hiu qu môi trường

Đánh giá hiệu quả môi trường của các KSDĐ là việc xem xét thực trạng và nguyên nhân gây ra sự suy thoái môi trường nhằm loại trừ các KSDĐ có khả

năng gây ra tác động xấu đến môi trường sinh thái, Các tác động ảnh hưởng tới môi trường cần phân tích tập trung vào một số vấn đề sau:

- Nâng cao khả năng che phủ của rừng; Tỷ lệ đất chưa sử dụng đưa vào trồng rừng.

- Đặc điểm của đất dưới rừng như độ ẩm đất, các chỉ tiêu lý hóa tính đất ... được xác định qua phiếu điều tra, thống kê số liệu và phân tích đất trong phòng thí nghiệm.

- Ảnh hưởng của rừng đến khả năng giữ nước dưới đất: Xác định tại cùng một thời điểm trữ lượng nước trong đất của rừng trồng.

Các số liệu thống kê được xử lý bằng chương trình phần mềm Microsoft, Excel 2007, soạn thảo trình bày văn bản bằng chương trình phần mềm Microsoft Word 2010, phần mền SPSS 13,0, Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu. Trên cơ sởđó, tổng hợp, phân tích để rút ra kết luận.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp hợp lý sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)