Hiệu quả kinh tế các KSDĐ chính huyện Yên Sơn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp hợp lý sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 74)

Vùng Kiểu sử dụng đất Lợi nhuận NPV (đồng/)ha Lợi nhuận năm (đồng/ha/năm) Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR) 3 Rừng trồng Keo 3.536.562 505.223 1,10 Rừng trồng Mỡ 2.379.271 264.363 1,07 Rừng trồng Xoan 1.405.136 156.126 1,04 2 Rừng trồng Keo 4.749.482 678.497 1,13 Rừng trồng Mỡ 3.036.622 337.402 1,08 Rừng trồng Xoan 1.914.053 212.673 1,05 1 Rừng trồng Keo 5.869.099 838.443 1,16 Rừng trồng Mỡ 3.842.408 426.934 1,11 Rừng trồng Xoan 3.249.960 361.107 1,09 Kết quảở bảng 3.10 cho thấy:

Tại cả 3 vùng: So sánh các cây trồng trong vùng với nhau khi đã tính lãi xuất ngân hàng (r = 10 %, tính trung bình cho vay vốn ưu đãi và không ưu đãi) như sau:

+ Tại vùng 3:

- Cây trồng Keo cho hiệu quả kinh tế cao nhất, có giá trị hiện tại dòng NPV (lãi dòng) 3.536.562 đồng/ha và đạt trung bình là 505.223 đồng /ha/năm, Mỡ có giá trị hiện tại dòng NPV là 2.379.271 đồng/ha và đạt trung bình là 264.363 đồng/ha/năm. Thấp nhất là Xoan có giá trị hiện tại dòng NPV là 1.405.136 đồng/ha và đạt trung bình 156.126 đồng /ha/năm.

- Đối với chỉ số BCR, sau khi đã tính lãi suất ngân hàng cho thấy, nếu bỏ

ra một đồng vốn đểđầu tư thì sau khi trừđi lãi suất ngân hàng của Rừng trồng Keo thu được 1,10 đồng, của Mỡ thu được 1,07 đồng, Xoan 1,04 đồng.

Cây trồng Keo cho hiệu quả kinh tế cao nhất, có giá trị hiện tại dòng NPV là 4.749.482 đồng/ha, đạt trung bình là 678.497 đồng/ha/năm. Mỡ có giá trị hiện tại dòng NPV là 3.036.622 đồng/ha và đạt trung bình 337.402

đồng/ha/năm. Xoan có giá trị hiện tại dòng NPV là 1.914.053 đồng/ha và đạt trung bình 212.673 đồng /ha/năm.

- Chỉ số BCR của Rừng trồng Keo thu được 1,13 đồng; Mỡ 1,08 đồng; của Xoan thu được 1,05 đồng.

+ Tại vùng 1:

- Cây trồng Keo cho hiệu quả kinh tế cao nhất, có giá trị hiện tại dòng NPV là 5.869.099 đồng/ha và đạt trung bình 838.443 đồng /ha/năm, Mỡ có giá trị hiện tại dòng là NPV 3.842.408 đồng/ha và đạt trung bình 426.934

đồng/ha/năm. Thấp nhất là Xoan có giá trị hiện tại dòng NPV là 3.249.960

đồng/ha và đạt trung bình 361.107 đồng /ha/năm.

- Chỉ số BCR của Rừng trồng Keo thu được 1,16 đồng; của Mỡ thu được 1,11 đồng; Xoan 1,09 đồng.

Kết luận: Tại vùng 1 các KSDĐ cho hiệu quả kinh tế hơn vùng 2 và vùng 3, tại cả 3 vùng thì Keo là loài cây cho hiệu quả kinh tế cao nhất và thấp nhất là Xoan. Các chỉ tiêu kinh tế được đề cập trên đây có quan hệ tương đối khăng khít với nhau, trong đó chỉ tiêu giá trị hiện tại dòng trung bình năm được coi là chỉ tiêu tốt nhất đểđánh giá hiệu quả kinh tế của các KSDĐ rừng trồng.

3.3.2.Hiu qu xã hi

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng được. Hiện nay trên thực tế có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá về hiệu quả xã hội của rừng trồng sản xuất như:

- Đánh giá về mức độ chấp nhận của người dân đối với loài cây trồng (về khả

năng đáp ứng nhu cầu trước mắt, khả năng đầu tư và áp dụng tiến bộ kỹ thuật).

chỉ tiêu rất quan trọng trong đánh giá về hiệu quả xã hội. Việc thu hút lao

động nông thôn miền núi vào công tác trồng rừng sẽ tạo điều kiện cho người dân định canh, định cưổn định cuộc sống và có thể làm giàu từ rừng. Qua điều tra, phỏng vấn cho thấy trồng rừng là cơ hội để nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn huyện.

- Trồng RSX là một trong những hoạt động tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến giấy, đồ gia dụng, công nghiệp khai thác mỏ. Nếu phát triển thành vùng nguyên liệu lớn thì hiệu quả của trồng rừng không chỉ là tạo việc làm, tăng thu nhập mà còn đóng góp cho sự thúc đẩy các ngành công nghiệp khác, gián tiếp tạo công ăn việc làm cho người lao động trong các ngành công nghiệp chế biến và khai thác.

Thực tế cho thấy những KSDĐ rừng trồng nào đem hiệu quả kinh tế cao sẽ thu hút được người dân tham gia nhiều.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉđề cập đến một số chỉ

tiêu sau:

3.3.2.1.Tạo công ăn việc làm

Giải quyết việc làm cho lao động tại nông thôn là vấn đề xã hội lớn, đang

được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển để thu hút toàn bộ lao động dư thừa trong nông thôn thì phát triển nông lâm nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất hàng hoá là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho nông dân. Qua đó góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ

nạn xã hội do thất nghiệp gây nên, góp phần vào việc giải quyết mối quan hệ cung cầu trong đời sống nhân dân, làm thay đổi một cách cơ bản tập quán canh tác, tạo thói quen áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông lâm nghiệp. Do vậy, việc thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư cho công tác TRSX trên

địa bàn huyện rất cần thiết để tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương. Trên thực tế những KSDĐ nào đem lại hiệu quả kinh tế cao sẽ thu hút được các chủđầu tư.

Bảng 3.11: Công lao động và giá trị ngày công các loại hình sử dụng đất chính tại huyện Yên Sơn Kiểu sử dụng đất Công LĐ (công) GTSX/công Giá trị ngày công 1000đ/công Rừng trồng Xoan 235,53 0,75 177.000 Rừng trồng Mỡ 267,86 0,70 188.000 Rừng trồng Keo 265,86 0,70 186.000 Bảng 3.12: Công lao động tạo ra từ các KSDĐ chính TT Kiểu sử dụng đất chính Diện tích Tổng số công lao động /Chu kỳ kinh doanh Tổng số công lao động / Chu kỳ KD /năm 1 Rừng trồng Keo 31.915,35 7.517.055,18 939.631,90 2 Rừng trồng Mỡ 2.866,74 767.894,33 85.321,59 3 Rừng trồng Xoan 1.051,50 279.555,22 31.061,69 Qua bảng Bảng 3.11 và Bảng 3.12 cho thấy:

- Công lao động bình quân của 1 ha KSDĐ Rừng trồng Mỡ là cao nhất 267,86 công/ha, Keo thấp hơn là 265,86 công/ha, và Xoan nhất là 235,53 công/ha.

- Theo kết quả tính toán KSDĐ Rừng trồng Keo trên toàn huyện tạo ra 7.517.055,18 công lao động/chu kỳ kinh doanh và trung bình năm là 939.631,90; KSDĐ Rừng trồng Mỡ là 767.894,33 công lao động/chu kỳ kinh doanh và trung

bình năm là 85.321,59công; KSDĐ rừng trồng Xoan tạo ra 279.555,22 công lao

động/ chu kỳ kinh doanh và trung bình năm là 31.061,69 công.

Kết luận: Trong chu kỳ kinh doanh đối với 3 KSDĐ Keo, Mỡ, Xoan đã tạo ra khối lượng công việc đáng kể, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong các ngành nghề trên địa bàn huyện.

Bảng 3.13: Công lao động và thu nhập tạo ra trên 1ha RTSX

Qua Bảng 3.13 cho thấy lượng công lao động tạo ra từ các kiểu sử dụng

đất là rất lớn. Nếu đem quy đổi thành tiền và tính công lao động vào lợi nhuận thì mỗi ha rừng trồng sản xuất cho thu nhập từ 5.384.706 đồng/ha/năm đối với cây Xoan đến 6.914.882 đồng/ha/năm (cây Keo).

Vùng Kiểu sử dụng đất

Công lao động/ha

NPV +tiền công (đồng) Thu nhập bình quân/nă m/ha (đồng) Số công GT ngày công (đồng) Số tiền công (đồng) 3 Rừng trồng Keo 265,86 186.000 49.449.960 52.986.522 6.623.315 Rừng trồng Mỡ 267,86 188.000 50.357.680 52.736.951 5.859.661 Rừng trồng Xoan 265,86 177.000 47.057.220 48.462.356 5.384.706 2 Rừng trồng Keo 265,86 186.000 49.449.960 54.199.442 6.774.930 Rừng trồng Mỡ 267,86 188.000 50.357.680 53.394.302 5.932.700 Rừng trồng Xoan 265,86 177.000 47.057.220 48.971.273 5.441.253 1 Rừng trồng Keo 265,86 186.000 49.449.960 55.319.059 6.914.882 Rừng trồng Mỡ 267,86 188.000 50.357.680 54.200.088 6.022.232 Rừng trồng Xoan 265,86 177.000 47.057.220 50.307.180 5.589.687

Kết luận: Như vậy, các KSDĐ rừng trồng sản xuất tạo ra thu nhập khá cho người dân trên địa bàn huyện Yên Sơn. Bên cạnh đó, những KSDĐ rừng trồng sản xuất có khả năng tạo ra một lượng sản phẩm khá lớn, đây sẽ là tiền

đề cho sự phát triển chế biến lâm sản. Các cơ sở sản xuất này sẽ là những địa chỉ thu hút nhân công. Mặt khác, các sản phẩm được tạo ra cũng sẽ đáp ứng cho các nhu cầu tiêu dùng của địa phương và một số vùng lân cận.

3.3.2.2.Nâng cao nhận thức cho người dân địa phương

Trong những năm gần đây, người dân đã nhận thực được lợi ích từ rừng mang lại, họđã quan tâm nhiều tới việc phát triển trồng rừng, nhằm khai thác

được những lợi ích từ rừng mang lại. Trên cơ sở xác định lâm nghiệp là thế

mạnh của nền kinh tế, huyện Yên Sơn đã xây dựng định hướng phát triển theo hướng ổn định, bền vững bằng cách tiến hành giao đất, giao rừng cho các hộ

nông dân quản lý, khai thác, đồng thời vận dụng những chính sách ưu đãi của Nhà nước khuyến khích bà con nhân dân phát triển trồng rừng. Tính đến thời

điểm điều tra 80% số hộ có đất lâm nghiệp đã tham gia tích cực các dự án như: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Dự án trồng rừng theo Chương trình 147,… và trồng cây nhân dân. Các hộ gia đình trồng rừng đã nắm được các quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Một số hộđã bắt đầu chú ý hơn tới việc quy hoạch sử dụng

đất của gia đình mình, bố trí cây trồng hợp lý hơn để mang lại hiệu quả cao.

3.3.3. Hiu qu môi trường

Đất lâm nghiệp có ý nghĩa phòng hộ môi trường rất tốt, chức năng phòng hộ môi trường của rừng được thể hiện trên nhiều khía cạnh như bảo vệ đất, chống xói mòn, điều tiết nguồn nước, làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, điều hoà khí hậu,… Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉđánh giá hiệu quả môi trường của rừng trên một số khía cạnh sau đây:

3.3.3.1. Nâng cao độ che phủ của rừng

Độ che phủ của rừng là chỉ tiêu khá tổng hợp nói lên tác dụng phòng hộ

môi trường của rừng. Kết quả điều tra hiện trạng tài nguyên rừng đến cuối năm 2020 cho thấy, diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 106.744,16 ha, diện tích 3 loại rừng (sản xuất, phòng hộ và đặc dụng) là 74.911,43 ha, trong đó, diện tích đất có rừng là 65.186,05 ha gồm 18.679,04 ha rừng tự nhiên và 46.507,01 ha rừng trồng các loại (phòng hộ, sản xuất, đặc dụng), diện tích đất chưa có rừng của huyện là 9.725,38 ha. Bình quân hàng năm trồng mới được trên 3.000 ha rừng, đảm bảo ổn định tỷ lệ che phủ rừng các năm từ 2016 – 2020

đạt trên 60%; phát triển kinh tế từ rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh, giao quản lý đất rừng bước đầu phát huy hiệu quả, nhiều hộ nông dân đã có thu nhập khá từ rừng.

3.3.3.2. Đặc điểm đất dưới rừng

Diện tích đất đồi núi của huyện Yên Sơn có trên 70.000 ha, chiếm 70% diện tích tự nhiên của huyện. Diện tích đất dốc <15o, chiếm 5,7% diện tích đồi núi; 15-25o có, chiếm 24,4% diện tích đồi núi; >25o chiếm 69,9% diện tích đồi núi, cao hơn so với mức bình quân toàn tỉnh (53,45%). Các loại đất đồi núi của huyện Yên Sơn thuộc loại đất còn tốt so với các huyện khác trong tỉnh, đa sốđất có tầng dày trên 50 cm, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình tới khá. Đất thích hợp với các loại cây trồng dài ngày có giá trị, mặc dù thảm thực vật che phủ không đều, cho nên đất ở một số nơi đã bị xói mòn, suy thoái. Đất

đồi núi huyện Yên Sơn có quá trình feralit là chủđạo, với đặc điểm thổ nhưỡng như trên, đây là tiềm năng và thế mạnh để huyện Yên Sơn phát triển lâm nghiệp, phát triển vùng nguyên liệu tập trung cho các nhà máy chế biến gỗ.

Mô tả phẫu diện điển hình đất rừng tại huyện Yên Sơn

Tên đất: Đất xám feralít, nhiều sỏi sạn

Độ dốc: 15 - 250

Đá mẹ: Phiến sét Thực vật: Rừng trồng

Hình 3.1: Phẫu diện điển hình đất rừng tại huyện Yên Sơn

- Từ 0-18 cm: Nâu, thịt pha sét cát ẩm, cục, dẻo dính, có dễ cây, kết cấu cục nhỏ, đá lẫn 10-20%; chuyển tầng dần dần về màu sắc.

- Từ 18-50: Nâu, thịt pha sét cát ẩm, kết cấu cục, dẻo, dính; đá lẫn tỷ lệ

70-80%.

* Tính chất lý hoá học của đất:

-Đất có thành phần cơ giới thịt pha sét cát đến sét pha cát, tỷ lệ cấp hạt sét 28,41 – 39,78%, tăng dần theo chiều sâu; tỷ lệ cấp hạt cát 44,43-38,85%, giảm dần theo chiều sâu. Đất có ít đá lẫn; ởđộ sâu >80cm tỷ lệ đá lẫn dày đặc (>40%). Tầng đất mặt xốp, cấu trúc viên hạt, bở, ít dính, ít dẻo; các tầng đất

sâu có cấu trúc cục nhẵn cạnh, kích thước trung bình, chặt, dẻo và dính khi ướt. (Theo số liệu phân tích phẫu diện YS438)

-Đất có tầng B tích sét với dung tích cation trao đổi rất thấp đến trung bình (CEC: 5,47-8,43 me/100g đất), Độ no bazơ thấp (V: 22,18 – 29,80%), phản ứng đất rất chua (pHKCL: 3,74-3,88).

-Hàm lượng chất hữu cơ đất tầng mặt ở mức trung bình (OM: 2,71%), giảm xuống mức nghèo ở các tầng sâu (OM: 1,29 – 1,66%).

- Hàm lượng lân tổng số, kali tổng số, lân dễ tiêu, kali dễ tiêu đều nghèo (P2O5: 0,2 – 0,3%; K2O: 0,08 – 0,1%; P2O5: 0,9 – 1,3 mg/100g đất; K2O: 2 – 4 mg/100g đất).

-Những ưu điểm chính:

-Đất có thành phần cơ giới tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng. - Những hạn chế chính:

-Trong đất có rất nhiều sỏi sạn (>40%), xuất hiện ở độ sâu 20-100cm. -Độ phì của đất thấp: Đất rất chua, Độ no bazơ trung bình; dung tích cation trao đổi rất thấp; Hàm lượng chất hữu cơ, lân tổng số, kali tổng số, lân dễ tiêu, kali dễ tiêu đều nghèo.

Bảng 3.14: Tính chất lý, hóa học phẫu diện điển hình đất lâm nghiệp tại huyện Yên Sơn Độ sâu (cm) pH KCl O M % Tổng số ( % ) Dễ tiêu

( mg/100g) (meq/ 100g) Thành phần cơ giới 3 cấp (%)cấp hạt tính bằng mm N P2O5 K2O P2O5 K2O CEC 2-0,02 0,002 0,02- <0,002

0-18 3,74 2,71 0,145 0,3 1,0 1,3 4,0 5,47 44,43 27,16 28,41 18-50 3,88 1,29 0,095 0,2 0,8 0,9 2,0 8,43 38,85 21,37 39,78

Qua Bảng 3.14 cho thấy:

- pHKCL: là độ chua tiềm tàng khi xuất hiện cùng một muối trung tính (KCl) tác động vào đất trong khoảng 1 thời gian nhất định để trao đồi ion H+

và Al+++ ra dung dịch. Độ chua trao đổi này cũng được đo bằng trị số pH và ký hiệu pHKCL. Qua bảng 3.15 ta thấy: pHKCL thay đổi từ 3,4 - 3,88 là kết quả được đo ở các độ sâu khác nhau, theo trị số pH loại đất trên là rất chua.

- OM% là tỷ lệ % mùn so với đất khô kiện, giá trị này càng cao càng tốt. W. Siderius đã đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong đất (phân tích theo Walkley-Black) theo tiêu chuẩn bảng sau:

Mức độ OC (%) OM (%) Rất giàu > 3,50 > 6,0 Giàu 2,51 - 3,50 4,3 - 6,0 Trung bình 1,26 - 2,51 2,2 - 4,3 Nghèo 0,60 - 1,26 1,0 - 2,2 Rất nghèo < 0,60 < 1,0

Qua Bảng 3.14 cho thấy: OM% dao động từ 1,29% đến 2,71% và theo W. Siderius đã đánh gía, giá trị này càng cao thì càng tốt. Tuy nhiên khi phân tích mẫu trên lấy được thì giá trị thấp, cao nhất ở tầng đất mặt là 2,71% lấy tại độ sâu 0 cm- 18cm, tại tầng này đất có hàm lượng mùn đạt trung bình. Ở các độ sâu tầng đất lấy tiếp theo, tỷ lệ % mùn càng giảm tỷ lệ 1,29 – 1,66% (độ sâu lấy 18cm - 50cm).

- Lượng dinh dưỡng tổng số (tính theo % so với trọng lượng đất khô kiệt)

được đánh giá khi lấy mẫu cho thấy: N tổng số tại các tầng đất phân tích nhỏ

hơn 0,1% là đất nghèo đạm; P2O5 tổng số tại các tầng phân tích mẫu đất từ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp hợp lý sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)