Nhận xét và đánh giá chung

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp hợp lý sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 56 - 58)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.4. Nhận xét và đánh giá chung

a. Thuận lợi

- Huyện có diện tích tự nhiên tương đối lớn 106.774,01 ha, đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng. Được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện khí hậu, thực vật, vật nuôi đa dạng sinh trưởng và phát triển nhanh, thuận lợi cho phát triển nông, lâm kết hợp, hình thành các vùng cây trồng tập trung. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến hàng hoá, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước;

- Nguồn khoáng sản phong phú về chủng loại và phân bốở nhiều nơi là cơ sở cho phát triển các ngành công nghiệp và khai thác khoáng sản;

- Yên Sơn là huyện miền núi, có đường QL2, QL2C, QL2D, QL37 đi qua đây là lợi thế lớn của huyện so với một số huyện khác trong tỉnh. Hệ thống đường giao thông nối với thành phố Tuyên Quang với tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Phú Thọ và

các địa phương khác trong vùng tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân giao lưu hàng hoá với bên ngoài;

- Điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai của huyện đa dạng có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng từ các cây trồng nước đến cây trồng cạn ngắn ngày, cây lâu năm; từ các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới đến cây trồng, vật nuôi Á nhiệt đới và ôn đới. Chế độ nhiệt đảm bảo đủ điều kiện để gieo trồng 2 - 3 vụ cây trồng cạn trong năm;

- Quỹđất đai chưa sử dụng của huyện còn 1.004,81 ha, song tiềm năng về tăng vụ và tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai của huyện còn nhiều, trong những năm tới có thể khai thác tiềm năng này để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở ngoài việc khai thác khoảng hơn 500,00 ha

đất chưa sử dụng vào trồng rừng và các loại cây có lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hoá và thực hiện tăng vụ trên đất cây hàng năm đưa một số cây rau

đậu, cây công nghiệp có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất để tăng giá trị

sản xuất trên một ha đất canh tác;

- Tuy rừng nguyên sinh không còn, song thảm thực vật rừng của huyện hiện đạt 50%, ở mức cân bằng sinh thái đối với một huyện miền núi, đảm bảo môi trường nước, đất được bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất;

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tương đối khá, mức thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Đây là điều kiện để tăng vốn đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới;

- Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện nhưđường giao thông, công trình thuỷ lợi, cơ sở bưu chính viễn thông, mạng lưới cơ sở y tế, giáo dục… đã được tăng cường nhiều hơn trước, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

b. Khó khăn

- Là huyện miền núi, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, diện tích dốc trên 250 chiếm tới 63% diện tích của huyện. Đây là một hạn chế đối với giao

lưu hàng hoá và bảo vệ đất khi không có các giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái phù hợp dẫn đến gây khó khăn cho phát triển sản xuất trên địa bàn huyện; - Hầu hết ở các xã đường giao thông liên thôn vẫn chưa được nâng cấp, chủ yếu là đường đất đi lại gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc trao đổi hàng hoá đặc biệt là vào mùa mưa;

- Do chế độ mưa bão đã tạo ra úng ngập, lũ quét, sạt lở, xói mòn đất, trong mùa mưa và gây ra cạn kiệt nước khô hạn trong mùa khô, đã làm cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn không ổn định và nhiều rủi ro;

- Tài nguyên khoáng sản có nhiều loại nhưng phần lớn là các loại có trữ

lượng nhỏ, nằm rải rác không thuận lợi cho việc đầu tư khai thác và chế biến quy mô lớn;

- Là huyện miền núi còn có một số xã đặc biệt khó khăn; hệ thống cơ sở

hạ tầng tuy đã được tăng cường, song chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, điểm xuất phát kinh tế thấp. Những khó khăn, hạn chế

này là rào cản trong phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sản xuất hàng hoá tập trung;

Nhìn chung bên cạnh những thuận lợi huyện Yên Sơn cũng còn có nhiều khó khăn và hạn chế. Đó là thách thức to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và tới việc sử dụng đất nói riêng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp hợp lý sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 56 - 58)