Công cụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại thông minh trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 43)

Tổng hợp của các phương pháp nghiên cứu: trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính, phương pháp phỏng vấn sinh viên và phỏng vấn chuyên gia là phương pháp bổ trợ.

2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi a. Nguyên tắc thiết kế a. Nguyên tắc thiết kế

 Dựa trên cơ sở lý luận, người nghiên cứu tiến hành chọn lọc nội dung các câu hỏi đảm bảo giá trị về mặt nội dung.

 Thiết kế nội dung và hình thức câu hỏi phù hợp với khách thể, đối tượng và mục đích nghiên cứu.

 Lựa chọn cách cho điểm phù hợp, đảm bảo tính tin cậy về mặt thống kê.

b. Quy trình thiết kế bảng hỏi

 Từ kết quả thu được sau khi nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài; với sự trợ giúp, chỉnh sửa, góp ý của người hướng dẫn. người nghiên cứu tiến hành thiết kế bảng hỏi thử.

 Khảo sát thử trên 20 sinh viên trường đại học Sư phạm TPHCM nhằm hoàn thiện về hình thức, nội dung cũng như tính hệ số tin cậy của thang đo. Từ đó chỉnh sửa những câu hỏi có vấn đề.

 Hoàn thiện bảng hỏi về nội dung, hình thức, cách diễn đạt, bố cục và khảo sát chính thức.

c. Mô tả bảng hỏi

Bảng hỏi gồm các mục: lời chào và giới thiệu mục đích nghiên cứu, mục A thông tin cá nhân và B là phần nội dung câu hỏi. Phần nội dung câu hỏi bao gồm 2 phần: phần 1 là thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của sinh viên và phần 2 sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại thông minh, sự phụ thuộc của sinh viên vào ĐTTM và các biện pháp cân bằng khi phụ thuộc vào ĐTTM.

 Mục A. Thông tin khách thể khảo sát.

Phần này gồm các câu hỏi về thông tin cơ bản của khách thể khảo sát bao gồm: trường, giới tính, việc sử dụng ĐTTM.

 Mục B. Nội dung khảo sát: bao gồm hai phần chính

Phần 1: Thực trạng sử dụng ĐTTM của sinh viên.

Nhóm câu hỏi thực trạng sử dụng ĐTTM của sinh viên bao gồm: Cách thức sử dụng ĐTTM (câu 1), thời gian sử dụng ĐTTM trong một ngày (câu 2), mức độ sử dụng ĐTTM ở trường học (câu 3) , mục đích sử dụng ĐTTM (câu 4).

Phần 2: Sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại thông minh. Gồm 3 câu hỏi.

Câu 1: Nhằm tìm hiểu thực trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng ĐTTM.

A. Về tự nhận thức bản thân (gồm 10 câu hỏi nhỏ). B. Về hoàn thành nhiệm vụ học tập (gồm 8 câu hỏi nhỏ).

C. Về việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ gần gũi – người thân (bao gồm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) (gồm 8 câu hỏi nhỏ).

D. Về hòa nhập với cộng đồng xã hội (gồm 8 câu hỏi nhỏ).

Câu 2: Nhằm tìm hiểu sự phụ thuộc vào điện thoại thông minh của sinh viên sử dụng ĐTTM. (gồm 17 câu hỏi nhỏ)

Câu 3:Tìm hiểu biện pháp nâng cao sức khỏe tâm thần, cân bằng việc sử dụng ĐTTM cho sinh viên sử dụng ĐTTM (gồm 6 câu hỏi nhỏ).

d. Cách quy đổi điểm Về điểm trung bình chung

Bảng 2.2. Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong phần 2 – những nhân tố của SKTT ĐTB chung Mức độ đánh giá 1 - 1,80 Rất kém 1,81 - 2,6 Kém 2,61 - 3,4 Trung bình 3,41 - 4,2 Tốt 4,21 - 5 Rất tốt

Bảng 2.3. Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong phần 2 – Sức khỏe tâm thần ĐTB chung Mức độ đánh giá 1 - 1,80 Rất không khỏe mạnh 1,81 - 2,6 Không khỏe mạnh 2,61 - 3,4 Trung bình 3,41 - 4,2 Khỏe mạnh 4,21 - 5 Rất khỏe mạnh

Bảng 2.4. Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong phần 2 – phụ thuộc

ĐTB chung Mức độ đánh giá

1 - 1,80 Phụ thuộc hoàn toàn

1,81 - 2,6 Phụ thuộc nhiều

2,61 - 3,4 Phụ thuộc

3,41 - 4,2 Ít phụ thuộc

4,21 - 5 Không phụ thuộc

Bảng 2.5. Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong phần 2 – biện pháp ĐTB chung Câu 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6 1 - 1,75 Không có tác dụng 1,751 - 2,50 Tác dụng ít 2,501 - 3,25 Có tác dụng 3,251 - 4 Có tác dụng nhiều 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn a. Mục đích.

- Bổ sung thêm thông tin để góp phần làm sáng tỏ kết quả khảo sát.

- Kiểm tra độ trung thực của các kết quả trả lời phiếu điều tra ý kiến.

- Tìm hiểu thêm thông tin về đối tượng nghiên cứu qua một số khách thể.

- Tìm thêm thông tin về biện pháp cân bằng việc sử dụng ĐTTM.

b. Cách tiến hành.

- Liên hệ với một số sinh viên để làm rõ số liệu xử lý được về sức khỏe tâm thần của sinh viên.

- Tiến hành phỏng vấn dựa trên bảng phỏng vấn với câu hỏi đã chuẩn bị sẵn theo mục đích nghiên cứu. Có thể sử dụng thêm những câu hỏi phát sinh tùy theo vấn đề phát sinh trong nội dung trả lời của khách thể.

2.2.3. Phương pháp thống kê toán học a. Mục đích. a. Mục đích.

Xử lý các kết quả định lượng thu được từ cuộc khảo sát nhằm làm cơ sở để biện luận kết quả nghiên cứu.

b. Nội dung nghiên cứu

- Thống kê mô tả: Tính tổng, trị số trung bình, tần số, tỷ lệ phần trăm, kiểm nghiệm T-test, kiểm nghiệm ANOVA, kiểm nghiệm tương quan Pearson.

- So sánh kết quả giữa các nhóm khách thể, các mặt khác nhau trong cùng một chỉ báo nghiên cứu.

b. Cách thức tiến hành

Sử dụng phần mềm thống kê toán học SPSS để xử lý các dữ kiện thu được, phục vụ cho việc phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại thông minh trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)