Phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe tâm thần không khỏe mạnh, cân bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại thông minh trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 115)

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.5. Phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe tâm thần không khỏe mạnh, cân bằng

sử dụng điện thoại thông minh cho sinh viên sử dụng điện thoại thông minh

Nhằm giúp sinh viên có thể có được sự hài lòng về bản thân và việc học tập của mình, duy trì được tốt những mối quan hệ của mình đồng thời tham gia tích cực vào công tác xã hội. Nghiên cứu đưa ra những đề xuất giúp phòng ngừa và hỗ trợ SKTT không khỏe mạnh cho sinh viên sử dụng ĐTTM với tần suất cao và có sự ảnh hưởng đến đời sống thể chất và tinh thần cũng như giúp sinh viên sử dụng ĐTTM ở mức bình thường phòng tránh những tác động tiêu cực của ĐTTM.

 Tự xây dựng lịch sử dụng ĐTTM.

Tránh việc vì sử dụng ĐTTM khiến quỹ thời gian của sinh viên trở nên eo hẹp, không còn có thể thực hiện được các công việc khác trong cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe thì việc xây dựng lịch là rất cần thiết.

 Mở rộng không gian giao lưu.

Với các mối quan hệ gần gũi, việc giao lưu trực tiếp là rất quan trọng, khiến tình cảm thêm vun đắp, có thể hiểu nhau hơn và trao đến nhau cảm xúc chân thực hơn.

 Nâng cao lòng tự trọng thông qua những giá trị đích thực.

Nắm rõ được những giá trị nào là giá trị đúng đắn, cần thiết, không chạy theo những giá trị tầm thường, chạy theo giá trị của người khác mà quên đi bản thân mình.

 Tìm kiếm những phương thức thư giản thay thế cho ĐTTM.

Giảm sự “phụ thuộc” của bản thân vào ĐTTM thông qua những hoạt động thư giản khác như đọc sách, gặp gỡ người thân bạn bè, tham gia hoạt động tình nguyện, đi chùa, nhà thờ…

Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, học tâp, tham gia các hoạt động xã hội một cách cân bằng, không để ĐTTM cản trở hoặc xáo trộn thời gian biểu.

 Tìm kiếm những động lực tích cực.

Tìm đến với bản thân những mối quan hệ gần gũi nhất mang đến cho mình năng lượng, sự tích cực và những lời khuyên đúng đắn. Tránh hoặc loại bỏ những nguồn năng lượng tiêu cực đến với bản thân mình.

Bảng 2.24. Biện pháp cân bằng việc sử dụng ĐTTM của sinh viên sử dụng ĐTTM

Stt Biện pháp Mức độ biểu hiện (%) ĐTB ĐLC XH

KTD TDI CTD TDN 1 Tự xây dựng lịch sử dụng ĐTTM 26,7 20,5 38,6 14,3 2,40 1,032 6 2 Mở rộng không gian giao lưu. 3,8 12,4 42,4 41,4 3,21 0,805 1 3 Tìm kiếm những phương thức thư giản thay thế cho ĐTTM.

5,2 11,0 42,9 41,0 3,20 0,833 2

4

Nâng cao lòng tự trọng thông qua những giá trị đích thực bên ngoài, không dựa vào ĐTTM.

8,6 22,4 40,5 28,6 2,89 0,919 5

5

Tổ chức lại giờ giấc sinh hoạt, thời gian biểu của mình. 8,6 15,7 40,5 35,2 3,02 0,925 4 6 Tìm kiếm những động lực tích cực. 7,6 11,4 39,0 41,9 3,15 0,905 3 ĐTB chung: 2,981 Nhận xét:

Các biện pháp của người nghiên cứu đưa ra với sự đánh giá của sinh viên sử dụng ĐTTM đạt ĐTB chung: 2,981 tức là có tác dụng cân bằng việc sử dụng ĐTTM. Có thể sử dụng các biện pháp này.

Biện pháp: “mở rộng không gian giao lưu” được sinh viên đánh giá là có tác dụng nhiều nhất trong nhóm (ĐTB:3,21), đây cũng đúng với chủ đích của người nghiên cứu vì theo chủ quan của người nghiên cứu không gian sinh hoạt, giao lưu của các em có tác động, ảnh hưởng lớn đến hành động của các em.

Tương tự, biện pháp: “tìm kiếm những phương thức thư giản thay thế cho ĐTTM”

(ĐTB:3,20) cũng được các em đánh giá cao. Phương pháp này không những có tác dụng cân bằng việc sử dụng ĐTTM mà còn giúp các em tìm ra những niềm vui mới, mở rộng phạm vi giao lưu, tăng thêm bạn bè…

Tuy nhiên biện pháp “tự xây dựng lịch sử dụng ĐTTM” theo đánh giá của sinh viên sử dụng ĐTTM ở mức tác dụng ít (ĐTB:2,40) sẽ được xem xét có hay không đưa vào kiến nghị của nghiên cứu này.

Bảng 2.25. Sự đồng thuận về biện pháp cân bằng việc sử dụng ĐTTM của sinh viên sử dụng ĐTTM theo trường và theo giới tính

Biểu hiện Trường Giới tính ĐHSP TPHCM ĐHBK TPHCM ĐH HUTECH Nam Nữ

Kiểm nghiệm ANOVA Kiểm nghiệm T-

Test Tự xây dựng lịch sử dụng ĐTTM ĐTB 2.41 2.46 2.34 2.24 2.57 Kiểm nghiệm df = 2 Sig=0,805 df=208 Sig= 0,019 Mở rộng không gian giao lưu. ĐTB 3.19 3.20 3.26 3.15 3.28 Kiểm nghiệm df = 2 Sig=0,858 df=208 Sig= 0,266 Tìm kiếm những phương thức thư ĐTB 3.21 3.13 3.24 3.20 3.19 Kiểm nghiệm df = 2 Sig=0,702 df=208 Sig= 0,934

giản thay thế cho ĐTTM. Nâng cao lòng tự trọng thông qua những giá trị đích thực bên ngoài, không dựa vào ĐTTM. ĐTB 2.90 2.87 2.90 2.93 2.85 Kiểm nghiệm df = 2 Sig=0,978 df=208 Sig= 0,500 Tổ chức lại giờ giấc sinh hoạt, thời gian biểu của mình. ĐTB 2.99 2.97 3.11 2.92 3.12 Kiểm nghiệm df = 2 Sig=0,605 df=208 Sig= 0,117 Tìm kiếm những động lực tích cực. ĐTB 3.03 3.27 3.16 3.07 3.24 Kiểm nghiệm df = 2 Sig=0,284 df=208 Sig= 0,170 ĐTB chung 2,9595 2,9833 3,0024 2,9190 3,0444 Kiểm nghiệm df = 2 Sig=0,901 df=208 Sig= 0,119 Nhận xét:

Tác động của các biện pháp người nghiên cứu đưa ra nhằm cân bằng việc sử dụng ĐTTM của sinh viên trên địa bàn TPHCM được sự đồng ý khá cao, đồng đều giữa ba trường và hai giới. Cụ thể:

Theo trường: ĐHCN đồng ý với những biện pháp cao nhất so với ba trường (ĐTB chung của ĐHSP: 2,9595; ĐHBK: 2,9833; ĐHCN: 3,0024). Hai biện pháp đánh giá

thấp nhất là “tự xây dựng lịch sử dụng ĐTTM” (ĐTB của ĐHSP: 2.41; ĐHBK: 2.46; ĐHCN: 2.34), và biện pháp” nâng cao lòng tự trọng thông qua những giá trị đích thực bên ngoài, không dựa vào ĐTTM” (ĐTB của ĐHSP: 2.90; ĐHBK: 2.87; ĐHCN: 2.90).

Theo giới tính: Tuy không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê nhưng dựa vào ĐTB chung ta thấy nữ sinh viên có sự đồng thuận cao hơn nam sinh viên về các biện pháp trên (ĐTB nam: 2,9190 và nữ: 3,0444).

Tóm lại: nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm cân bằng việc sử dụng tránh ảnh hưởng đến SKKT của sinh viên sử dụng ĐTTM là:

 Tự xây dựng lịch sử dụng ĐTTM.

Tránh việc vì sử dụng ĐTTM khiến quỹ thời gian của sinh viên trở nên eo hẹp, không còn có thể thực hiện được các công việc khác trong cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe thì việc xây dựng lịch là rất cần thiết

 Mở rộng không gian giao lưu.

Với các mối quan hệ gần gũi, việc giao lưu trực tiếp là rất quan trọng, khiến tình cảm thêm vun đắp, có thể hiểu nhau hơn và trao đến nhau cảm xúc chân thực hơn.

 Nâng cao lòng tự trọng thông qua những giá trị đích thực.

Nắm rõ được những giá trị nào là giá trị đúng đắn, cần thiết, không chạy theo những giá trị tầm thường, chạy theo giá trị của người khác mà quên đi bản thân mình.

 Tìm kiếm những phương thức thư giản thay thế cho ĐTTM.

Giảm sự “phụ thuộc” của bản thân vào ĐTTM thông qua những hoạt động thư giản khác như đọc sách, gặp gỡ người thân bạn bè, tham gia hoạt động tình nguyện, đi chùa, nhà thờ…

 Tổ chức lại giờ giấc sinh hoạt.

Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, học tâp, tham gia các hoạt động xã hội một cách cân bằng, không để ĐTTM cản trở hoặc xáo trộn thời gian biểu.

Tìm đến với bản thân những mối quan hệ gần gũi nhất mang đến cho mình năng lượng, sự tích cực và những lời khuyên đúng đắn. Tránh hoặc loại bỏ những nguồn năng lượng tiêu cực đến với bản thân mình.

Ngoài ra mở rộng đề xuất một số biện pháp khác nhằm giảm sự phụ thuộc vào ĐTTM như:

-Nâng cao giá trị gia đình trong cuộc sống của sinh viên, đặc biệt khi đa phần sinh viên hiện nay đang xa nhà, cha mẹ nên tăng cường kỹ năng giáo dục con cái giúp con cái có đời sống tinh thần tích cực bằng cách tham gia vào các khóa huấn luyện kỹ năng giáo dục, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tiếp nhận thông tin.

-Nhận biết những dấu hiệu sớm của việc phụ thuộc vào ĐTTM, tổ chức các buổi tham vấn nhằm can thiệp khi sinh viên đã có biểu hiện của sự phụ thuộc bằng nhiều phương pháp tham vấn – trị liệu đặc biệt là phương pháp nhận thức – hành vi nhằm giúp sinh viên tự nhận thức vấn đề, có nguồn lực để thay đổi tích cực. Tuy nhiên mục đích chính là tập trung nâng cao lòng tự trọng của sinh viên từ đó giảm thiệu sự phụ thuộc vào ĐTTM. (Lê Minh Công, 2016)

Tiểu kết chương 2

Nghiên cứu về SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM trên địa bàn HCM, kết quả phân tích số liệu thống kê ở chương 2 cho biết:

 Hiện nay đa số sinh viên đang sử dụng ĐTTM một cách thường xuyên, điều này cho thấy việc sử dụng ĐTTM đang trở thành một nhu cầu lớn, một điều thiết yếu trong cuộc sống của sinh viên, chiếm nhiều thời gian của các sinh hoạt bình thường khác như học tập, giải trí và sinh hoạt.

 Mục đích sử dụng ĐTTM chính của sinh viên là giải trí, học tập và giao tiếp.

 Theo sự khảo sát và số liệu thu thập được có thể kết luận được SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM trên địa bàn TP.HCM đang đạt ở mức khỏe mạnh. Đồng thời các nhân tố cấu thành nên SKTT có mối tương quan thuận với nhau ở mức trung bình-yếu. Giữa các trường và giới tính của sinh viên tuy một vào biểu hiện có sự khác biệt nhưng đa phần là đồng đều nhau.

 Sinh viên sử dụng ĐTTM ít phụ thuộc vào ĐTTM, tuy các em có những biểu hiện có ĐTB thấp về cảm xúc nhưng những biểu hiện thể hiện về sự thay đổi về sinh hoạt thường ngày với ĐTB cao. Các em tuy có xu hướng phụ thuộc vào ĐTTM về cảm xúc nhưng chưa ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sống của các em.

 Đặc biệt SKTT và sự phụ thuộc vào ĐTTM của sinh viên trên địa bàn TPHCM có tương quan với nhau ở mức trung bình-yếu.

 Các biện pháp của người nghiên cứu đưa ra với sự đánh giá của sinh viên sử dụng ĐTTM có sự đồng thuận tương đối cao từ sinh viên, tức là có tác dụng cân bằng việc sử dụng ĐTTM. Có thể sử dụng các biện pháp này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Về lý luận

Khái niệm sức khỏe tâm thần là “tình trạng tâm lí của cá nhân biểu hiện ở khả năng tự nhận thức, hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, thiết lập các mối quan hệ gần gũi và hòa nhập với xã hội”. Bao gồm 4 nhân tố.

 Khả năng tự nhận thức về bản thân.

Là sự hài lòng về bản thân, chấp nhận bản thân với những gì bản thân vốn như vậy. Có suy nghĩ tích cực cả hiện tại và quá khứ của cá nhân ấy. Không những vậy cá nhân còn có niềm tin vào những giá trị của mình. Tin tưởng bản thân có thể hoàn thành được những nhiệm vụ trong cuộc sống.

 Hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân.

Nhiệm vụ của cá nhân là khả năng hoàn thành tốt công việc của mình, đó là khi gặp những thách thức và khó khăn trong cuộc sống con người có được ý chí mạnh mẽ, không bỏ cuộc, cố gắng hết sức mình để hoàn thành công việc một cách tốt nhất có thể. Không những vậy, chấp nhận những khó khăn, vất vả gặp phải trong cuộc sống như một điều tất yếu sẽ giúp bản thân có thể đứng vững chắc trên đôi chân của mình, nâng cao được trình độ, chuyên môn, khả năng của mình, luôn tìm kiếm những giá trị, những trải nghiệm mới góp phần làm cuộc sống thêm mới mẻ và đa dạng.

 Thiết lập các mối quan hệ gần gũi.

Những mối quan hệ gần gũi chính là những mối quan hệ có tác động, ảnh hưởng đến bản thân mỗi người. Đó có thể là mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc tình yêu. Với SKTT khỏe mạnh con người có khả năng gần gũi, giao lưu, hòa hợp với các mối quan hệ quan trọng của mình. Không có nghĩa là bản thân luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái nhưng phần lớn thời gian sẽ bản thân và đối tác luôn trong trạng thái tích cực, dù có những giận hờn hay giận giữ thì cách giải quyết vấn đề luôn trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, luôn dành cho nhau sự tự do trong mọi quyết định và thời gian cũng như không gian riêng.

Sự nhìn nhận và đánh giá của bản thân về xã hội trên các phương diện: sự gắn kết xã hội, là khả năng tạo ra những giá trị cho xã hội mình đang sinh sống; chấp nhận xã hội, là sự cảm thông với những khó khăn trong xã hội; tiềm năng xã hội, là niềm tin vào những khả năng của xã hội, cộng đồng có thể được phát triển lớn mạnh; đóng góp xã hội, là sự tự nguyện đóng góp những giá trị vật chất và tinh thần vào xã hội; hòa hợp xã hội, là sự thuộc về một cộng đồng, tập thể và xã hội.

Về thực tiễn

 Thứ 1: về thực trạng sử dụng ĐTTM của sinh viên trên địa bàn TPHCM. Hiện nay đa số sinh viên đang sử dụng ĐTTM một cách thường xuyên, điều này cho thấy việc sử dụng ĐTTM đang trở thành một nhu cầu lớn, một điều thiết yếu trong cuộc sống của sinh viên, chiếm nhiều thời gian của các sinh hoạt bình thường khác như học tập, giải trí và sinh hoạt. Mục đích sử dụng ĐTTM chính của sinh viên là giải trí, học tập và giao tiếp.

 Thứ 2: về thực trạng SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM trên địa bàn TPHCM.

Theo sự khảo sát và số liệu thu thập được có thể kết luận được SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM trên địa bàn TP.HCM đang đạt ở mức khỏe mạnh, cả 4 nhân tố:

“tự nhận thức bản thân”,“hoàn thành nhiệm vụ học tập”,“việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ gần gũi” “nhận thức xã hội” đều đạt mức tốt. Đồng thời các nhân tố cấu thành nên SKTT có mối tương quan thuận với nhau ở mức trung bình-yếu. Giữa các trường và giới tính của sinh viên tuy một vào biểu hiện có sự khác biệt nhưng đa phần là đồng đều nhau.

 Thứ 3: về sự phụ thuộc vào ĐTTM của sinh viên hiện nay.

Sinh viên sử dụng ĐTTM ít phụ thuộc vào ĐTTM, tuy các em có những biểu hiện có ĐTB thấp về cảm xúc nhưng những biểu hiện thể hiện về sự thay đổi về sinh hoạt thường ngày với ĐTB cao. Các em tuy có xu hướng phụ thuộc vào ĐTTM về cảm xúc nhưng chưa ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sống của các em.

SKTT và sự phụ thuộc vào ĐTTM của sinh viên trên địa bàn TPHCM có tương quan với nhau. Nghĩa là SKTT càng tốt thì các em càng ít phụ thuộc vào ĐTTM; càng

phụ thuộc vào ĐTTM, SKTT của sinh viên càng kém và ngược lại. Tuy hệ số tương quan ở mức trung bình yếu nhưng vẫn thể hiện được tác động qua lại giữa chúng.

3.2. Kiến nghị

 Về phía sinh viên.

-Áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe tâm thần không khỏe mạnh, cân bằng việc sử dụng điện thoại thông minh cho sinh viên sử dụng điện thoại thông minh một cách hợp lý hơn của người nghiên cứu đưa ra với sự đóng góp và tham khảo ý kiến của chuyên gia.

-Mở rộng không gian giao lưu, với các mối quan hệ gần gũi, việc giao lưu trực tiếp là rất quan trọng, khiến tình cảm thêm vun đắp, có thể hiểu nhau hơn và trao đến nhau cảm xúc chân thực hơn.

-Nâng cao lòng tự trọng thông qua những giá trị đích thực, nắm rõ được những giá trị nào là giá trị đúng đắn, cần thiết, không chạy theo những giá trị tầm thường, chạy theo giá trị của người khác mà quên đi bản thân mình bằng cách tham gia vào các câu lạc bộ kỹ năng sống trong trường, đọc sách kỹ năng hoặc tài liệu phát tay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại thông minh trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)