Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại thông minh trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 40)

a. Nguyên tắc thiết kế

 Dựa trên cơ sở lý luận, người nghiên cứu tiến hành chọn lọc nội dung các câu hỏi đảm bảo giá trị về mặt nội dung.

 Thiết kế nội dung và hình thức câu hỏi phù hợp với khách thể, đối tượng và mục đích nghiên cứu.

 Lựa chọn cách cho điểm phù hợp, đảm bảo tính tin cậy về mặt thống kê.

b. Quy trình thiết kế bảng hỏi

 Từ kết quả thu được sau khi nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài; với sự trợ giúp, chỉnh sửa, góp ý của người hướng dẫn. người nghiên cứu tiến hành thiết kế bảng hỏi thử.

 Khảo sát thử trên 20 sinh viên trường đại học Sư phạm TPHCM nhằm hoàn thiện về hình thức, nội dung cũng như tính hệ số tin cậy của thang đo. Từ đó chỉnh sửa những câu hỏi có vấn đề.

 Hoàn thiện bảng hỏi về nội dung, hình thức, cách diễn đạt, bố cục và khảo sát chính thức.

c. Mô tả bảng hỏi

Bảng hỏi gồm các mục: lời chào và giới thiệu mục đích nghiên cứu, mục A thông tin cá nhân và B là phần nội dung câu hỏi. Phần nội dung câu hỏi bao gồm 2 phần: phần 1 là thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của sinh viên và phần 2 sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại thông minh, sự phụ thuộc của sinh viên vào ĐTTM và các biện pháp cân bằng khi phụ thuộc vào ĐTTM.

 Mục A. Thông tin khách thể khảo sát.

Phần này gồm các câu hỏi về thông tin cơ bản của khách thể khảo sát bao gồm: trường, giới tính, việc sử dụng ĐTTM.

 Mục B. Nội dung khảo sát: bao gồm hai phần chính

Phần 1: Thực trạng sử dụng ĐTTM của sinh viên.

Nhóm câu hỏi thực trạng sử dụng ĐTTM của sinh viên bao gồm: Cách thức sử dụng ĐTTM (câu 1), thời gian sử dụng ĐTTM trong một ngày (câu 2), mức độ sử dụng ĐTTM ở trường học (câu 3) , mục đích sử dụng ĐTTM (câu 4).

Phần 2: Sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại thông minh. Gồm 3 câu hỏi.

Câu 1: Nhằm tìm hiểu thực trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng ĐTTM.

A. Về tự nhận thức bản thân (gồm 10 câu hỏi nhỏ). B. Về hoàn thành nhiệm vụ học tập (gồm 8 câu hỏi nhỏ).

C. Về việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ gần gũi – người thân (bao gồm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) (gồm 8 câu hỏi nhỏ).

D. Về hòa nhập với cộng đồng xã hội (gồm 8 câu hỏi nhỏ).

Câu 2: Nhằm tìm hiểu sự phụ thuộc vào điện thoại thông minh của sinh viên sử dụng ĐTTM. (gồm 17 câu hỏi nhỏ)

Câu 3:Tìm hiểu biện pháp nâng cao sức khỏe tâm thần, cân bằng việc sử dụng ĐTTM cho sinh viên sử dụng ĐTTM (gồm 6 câu hỏi nhỏ).

d. Cách quy đổi điểm Về điểm trung bình chung

Bảng 2.2. Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong phần 2 – những nhân tố của SKTT ĐTB chung Mức độ đánh giá 1 - 1,80 Rất kém 1,81 - 2,6 Kém 2,61 - 3,4 Trung bình 3,41 - 4,2 Tốt 4,21 - 5 Rất tốt

Bảng 2.3. Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong phần 2 – Sức khỏe tâm thần ĐTB chung Mức độ đánh giá 1 - 1,80 Rất không khỏe mạnh 1,81 - 2,6 Không khỏe mạnh 2,61 - 3,4 Trung bình 3,41 - 4,2 Khỏe mạnh 4,21 - 5 Rất khỏe mạnh

Bảng 2.4. Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong phần 2 – phụ thuộc

ĐTB chung Mức độ đánh giá

1 - 1,80 Phụ thuộc hoàn toàn

1,81 - 2,6 Phụ thuộc nhiều

2,61 - 3,4 Phụ thuộc

3,41 - 4,2 Ít phụ thuộc

4,21 - 5 Không phụ thuộc

Bảng 2.5. Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong phần 2 – biện pháp ĐTB chung Câu 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6 1 - 1,75 Không có tác dụng 1,751 - 2,50 Tác dụng ít 2,501 - 3,25 Có tác dụng 3,251 - 4 Có tác dụng nhiều 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn a. Mục đích.

- Bổ sung thêm thông tin để góp phần làm sáng tỏ kết quả khảo sát.

- Kiểm tra độ trung thực của các kết quả trả lời phiếu điều tra ý kiến.

- Tìm hiểu thêm thông tin về đối tượng nghiên cứu qua một số khách thể.

- Tìm thêm thông tin về biện pháp cân bằng việc sử dụng ĐTTM.

b. Cách tiến hành.

- Liên hệ với một số sinh viên để làm rõ số liệu xử lý được về sức khỏe tâm thần của sinh viên.

- Tiến hành phỏng vấn dựa trên bảng phỏng vấn với câu hỏi đã chuẩn bị sẵn theo mục đích nghiên cứu. Có thể sử dụng thêm những câu hỏi phát sinh tùy theo vấn đề phát sinh trong nội dung trả lời của khách thể.

2.2.3. Phương pháp thống kê toán học a. Mục đích. a. Mục đích.

Xử lý các kết quả định lượng thu được từ cuộc khảo sát nhằm làm cơ sở để biện luận kết quả nghiên cứu.

b. Nội dung nghiên cứu

- Thống kê mô tả: Tính tổng, trị số trung bình, tần số, tỷ lệ phần trăm, kiểm nghiệm T-test, kiểm nghiệm ANOVA, kiểm nghiệm tương quan Pearson.

- So sánh kết quả giữa các nhóm khách thể, các mặt khác nhau trong cùng một chỉ báo nghiên cứu.

b. Cách thức tiến hành

Sử dụng phần mềm thống kê toán học SPSS để xử lý các dữ kiện thu được, phục vụ cho việc phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu.

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.1. Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh Bảng 2.6. Tần suất sử dụng ĐTTM. Bảng 2.6. Tần suất sử dụng ĐTTM.

STT Bạn đang sử dụng ĐTTM như thế

nào? Tần số % Thứ hạng

2 Sử dụng khi cần thiết. 53 25.2 2

3 Sử dụng nhưng không thích. 7 3.3 3

4 Sử dụng sau một thời gian ngừng. 3 1.4 4

Tổng 210 100

Biểu đồ 2.1. Tần suất sử dụng ĐTTM Bảng 2.7. Tần suất sử dụng ĐTTM tối đa trong một ngày

STT Thời gian sử dụng ĐTTM tối đa

trong một ngày. Tần số % Thứ hạng 1 Có thể không sử dụng. 12 5,7 4 2 1 đến 3 tiếng. 76 36,2 2 3 4 đến 6 tiếng. 88 41,9 1 4 Sử dụng liên tục. 34 16,2 3 Tổng 210 100 Nhận xét:

Kết hợp hai bảng số liệu trên cũng như biểu đồ 2.1 có thể kết luận hiện nay đa số sinh viên đang sử dụng ĐTTM một cách thường xuyên (70%). Cách đó khoảng cách khá lớn là tần suất sinh viên sử dụng khi cần thiết (25%). Rất ít sinh viên không thích ĐTTM (3,3%). Khi phỏng vấn, sinh viên đều trả lời mình sử dụng ĐTTM nhiều và rất nhiều, có sinh viên còn trả lời là sử dụng ĐTMM 24/7 chỉ cần có thời gian rảnh,

0 10 20 30 40 50 60 70 Đang sử dụng thường xuyên Sử dụng khi cần thiết Sử dụng nhưng không thích Sử dụng sau một thời gian ngừng Phần trăm

ngoại trừ lúc ngủ, “em sử dụng ĐTTM khá là thường xuyên, gần như là vật không thể thiếu trong các hoạt động hằng ngày”. Với sự tương đồng của 2 bảng trên, sinh viên thời nay dành thời gian cho việc dùng ĐTTM từ “4 đến 6 tiếng” một ngày chiếm tỉ lệ lớn nhất (41,9%), “1 đến 3 tiếng” chiếm không cao (36,2%), cũng có một bộ phận sinh viên sử dụng ĐTTM một cách liên tục (16,2%) và chỉ có một số lượng nhỏ sinh viên “có thể không sử dụng” (5,7%). Điều này cho thấy việc sử dụng ĐTTM đang trở thành một nhu cầu lớn, một điều thiết yếu trong cuộc sống của sinh viên, chiếm nhiều thời gian của các sinh hoạt bình thường khác như học tập, giải trí và sinh hoạt.

Theo kết quả so sánh giữa ba trường trong nghiên cứu này, nhìn chung tần suất sử dụng ĐTTM tương đối đồng đều nhau. Riêng, đại học Sư phạm TPHCM có 74,3 % phần trăm sinh viên sử dụng thường xuyên ĐTTM, đây là số phần trăm cao nhất trong ba trường. Đặc biệt không có sinh viên nào của trường ĐH Công Nghệ TPHCM “sử dụng nhưng không thích ĐTTM” và phần trăm sinh viên sử dụng ĐTTM liên tục cao nhất (22,9%)

Có sự khác nhau giữa tần suất sử dụng ĐTTM của nam và nữ sinh viên. Có 81,9% sinh viên nữ sử dụng thường xuyên, cao hơn nhiều phần trăm sinh viên nam sử dụng ĐTTM như vậy (58,1%). Đặc biệt không có sinh viên nữ nào sử dụng ĐTTM sau một thời gian ngừng, với nam là 2,9%. Trong một ngày, phần trăm cao nhất của sinh viên nữ là sử dụng ĐTTM trong khoảng“4 đến 6 tiếng” (43,5%), còn ở sinh viên nam là

“1 đến 3 tiếng” (41,9%). Cuối cùng, về “sử dụng liên tục” chiếm 20% sinh viên nữ và 12,4% nam. Từ sự so sánh này có thể kết luận được sinh viên nữ sử dụng ĐTTM liên tục là thường xuyên hơn sinh viên nam.

Tóm lại, tần suất sinh viên sử dụng ĐTTM là thường xuyên và phần trăm cao nhất thuộc về khoảng thời gian “4 đến 6 tiếng”. Tần xuất sử dụng của ba trường là tương đối đồng đều nhưng có sự khác nhau giữa nam và nữ, nữ sử dụng ĐTTM thường xuyên và liên tục hơn nam.

Bảng 2.8. Tần suất sử dụng ĐTTM ở trường của sinh viên sử dụng ĐTTM. STT Bạn có thường xuyên sử dụng ĐTTM ở trường không? Tần số ĐLC Thứ hạng 1 Luôn luôn. 14 6.7 3 2 Thường xuyên 94 44.8 1 3 Đôi khi. 90 42.9 2 4 Hiếm khi 10 4.8 4

5 Không bao giờ. 2 1.0 5

Tổng 210 100

Nhận xét:

Từ kết quả trên, ta thấy sinh viên có sử dụng ĐTTM chiếm đa số ở hai mức độ là “thường xuyên” (44.8%) và “đôi khi” (42,9%) có nghĩa là sinh viên sử dụng ĐTTM ở ngay cả nơi dành cho việc học tập và điều đó đã trở thành thói quen có thể chi phối cuộc sống hằng ngày. Chỉ có 4,8% sinh viên trả lời là “hiếm khi” và 1% sinh viên “không bao giờ” sử dụng ĐTTM khi ở trường. Giữa ba trường không có sự khác biệt về tần suất sử dụng ĐTTM trong trường. Nữ giới có 46,7% thường xuyên sử dụng ĐTTM cao hơn ở nam là (42,9%), tuy nhiên phần trăm cao hơn không đáng kể.

Theo số liệu này, tần suất sử dụng ĐTTM ở sinh viên các trường và nam, nữ sinh viên là khá cao và đồng đều vì vậy nếu ngoài mục đích học tập mà sinh viên vẫn sử dụng ĐTTM.

Để có được các mục đích chính của việc sử dụng ĐTTM, người nghiên cứu đã lấy thông tin chính từ việc phỏng vấn nhanh khoảng 20 sinh viên với câu hỏi “Bạn dùng ĐTTM để làm gì?” và dưới đây là kết quả khảo sát chính thức.

Bảng 2.9. Mục đích sử dụng ĐTTM của sinh viên

STT Bạn thường sử dụng ĐTTM chủ yếu vào mục đích gì? Tần số % Thứ hạng 1 Học tập. 146 69,5/100 2 2 Giải trí 177 84,2/100 1 3 Thể hiện bản thân. 13 6,1/100 4 4 Giao tiếp. 119 56,7/100 3 Tổng 455 100.0 Nhận xét:

Theo bảng số liệu ta thấy, các mục đích chính khi sinh viên sử dụng ĐTTM. Qua quan sát bảng, với 177/ 210 sinh viên sử dụng ĐTTM nhằm mục đích giải trí, đây là một con số khá cao, đa phần các em khi có ĐTTM đều chọn giải trí là mục đích của mình và thông qua thông tin thêm từ phỏng vấn đây cũng là một trong những mục đích sử dụng chính của các em. ĐTTM đang là một công cụ quan trọng nhất hiện nay để các em có thể giải trí trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau như tham gia mạng xã hội (Facebook, Instagram…), chơi những trò chơi điện tử, xem video, xem film, nghe nhạc…

Vị trí thứ hai xếp ngày sau đó là mục đích học tập với 146/210 sinh viên lựa chọn, tần số này so với mẫu là một con số lớn, có nghĩa là ngoài mục đích giải trí sinh viên còn chú trọng việc học thông qua sử dụng ĐTTM, qua phỏng vấn các em hay dùng ĐTTM là đểđể chụp và ghi âm bài giảng, tìm kiếm tài liệu tham khảo ngoài ra ĐTTM còn hỗ trợ các em rất nhiều trong việc tìm hiểu thông tin trên trang web trường, xem lịch thi, theo dõi kết quả học tập…

Giao tiếp cũng chiếm một phần lớn trong sự lựa chọn của các bạn về mục đích sử dụng ĐTTM có 119/210 sinh viên lựa chọn. ĐTTM là một công cụ hữu hiệu cho việc giữ liên lạc với những người xung quanh không những thông qua gọi nghe, nhắn tin thông thường mà thông qua các ứng dụng sự giao tiếp càng trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn. Chính vì vậy giao tiếp là đáp án có rất nhiều sinh viên đã lựa chọn.

Kết quả cuối cùng là về thể hiện bản thân rất ít sinh viên lựa chọn đáp án này, chỉ 13 lần lựa chọn, cho thấy rằng đối với sinh viên việc thể hiện bản thân thông qua một chiếc điện thoại là điều hiếm thấy, lứa tuổi sinh viên chưa có sự thể hiện đẳng cấp,và rất hiếm có sự phân biệt giai cấp, các em đa phần sống hòa đồng với nhau.

So sánh giữa các trường, phần trăm sinh viên đại học Sư phạm và đại học Hutech sử dụng ĐTTM mục đích học tập khá cao (trên 70%). Đặc biệt sinh viên đại học Hutech sử dụng ĐTTM với mục đích giải trí là cao nhất trong ba trường (91,4%). Mục đích giao tiếp và thể hiện bản thân là đồng đều giữa ba trường.

Về giới tính, nữ sinh viên sử dụng ĐTTM với mục đích học tập cao hơn nam sinh viên (71,4% > 67,6%). Mục đich giao tiếp nam sinh viên lại cao hơn nữ sinh viên (62,9% > 50,5%), điều này có thể lý giải việc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp của nữ sinh

viên cao hơn nam sinh viên, chính vì vậy nam giới cần ĐTTM vào mục đích giao tiếp. Tuy vậy, nhìn chung sự khác biệt này cũng không lớn.

Theo quan sát của người nghiên cứu, đây là câu hỏi nhiều sự lựa chọn, đa phần sinh viên được khảo sát sẽ chọn ba mục đích sử dụng chính của ĐTTM là giải trí, học tập và giao tiếp chiếm với 442/455 lần chọn. Kết quả này cũng đúng với thực tế và khảo sát của nghiên cứu.

2.3.2. Thực trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại thông minh thông minh

Như trong chương 1 đã nêu, chúng tôi khảo sát SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM ở các khía cạnh: tự nhận thức bản thân; hoàn thành nhiệm vụ học tập; thiết lập và duy trì các mối quan hệ gần gũi – người thân; gia đình bạn bè, đồng nghiệp và nhận thức xã hội.

a. Về tự nhận thức bản thân của sinh viên sử dụng điện thoại thông minh Bảng 2.10. Tự nhận thức bản thân của sinh viên sử dụng ĐTTM

STT Biểu hiện ĐTB ĐLC XH Biểu hiện tích cực

1 Bạn hài lòng với những giá

trị bản thân 3,78 0,970 3

2 Bạn hiểu được năng lực của

bản thân. 3,64 0.849 6

3 Bạn biết những thiếu sót của

bản thân mình. 3,79 0,781 2 4 Bạn biết mình đang có những cảm xúc gì. 3,77 0.990 4 5 Khi có cảm xúc mạnh bạn thường để cảm xúc lắng lại rồi giải quyết vấn đề.

3,47 1,022 7

6 Bạn suy nghĩ trước khi hành

động. 3,67 0,924 5

Biểu hiện tiêu cực (đã quy đổi điểm) 7 Bạn chán ghét bản thân

mình. 3,81 1,089 1

8 Bạn hay cảm thấy thua kém

so với chính bạn trước đây 3,29 1,270 9

9 Bạn hay làm quá lên cảm

xúc của mình. 3.32 1,189 8 10 Bạn hay có những hành động bộc phát khiến mình phải hối hận. 2,55 1,040 9 ĐTB chung: 3,508 Nhận xét:

Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng trên tốt với ĐTB chung là 3,509 cho thấy mặt bằng chung sinh viên sử dụng ĐTTM thể hiện việc tự nhận biết bản thân ở mức tốt. Sở dĩ thực trạng tự nhận thức bản thân ở mức này vì đây là thời đại của sự phát triển, các em có rất nhiều cơ hội như những khóa học; những công cụ hiện đại; sự chỉ

dẫn, khuyến khích, đánh giá từ thầy cô, những người đi trước chính vậy các em dễ dàng nhìn nhận và khám phá bản thân mình.

Tìm hiểu cụ thể hơn về mức độ của từng biểu hiện của tự nhận thức bản thân theo đánh giá của sinh viên sử dụng ĐTTM không có biểu hiện nào ở mức rất tốt, mức tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại thông minh trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)