thông minh
a. Sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại thông minh
“SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM làtình trạng tâm lí biểu hiện ở khả năng tự nhận thức bản thân, hoàn thành nhiệm vụ học tập, thiết lập các mối quan hệ gần gũi và hòa nhập với xã hội của sinh viên đã và đang sử dụng ĐTTM”.
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện
thoại thông minh
Kết hợp với khái niệm về SKTT của nghiên cứu, là “tình trạng tâm lí của cá nhân biểu hiện ở khả năng tự nhận thức, hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, thiết lập các mối quan hệ gần gũi và hòa nhập với xã hội” cùng với sự hiểu biết của tác giả về sinh viên, nghiên cứu này sẽ khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM ở ba phương diện: yếu tố sinh học, yếu tố tâm lí và yếu tố xã hội, dựa theo học thuyết của bác sĩ Tâm thần học người Mỹ Geoege Engel, mô hình Tâm - sinh - xã hội.
Yếu tố sinh học.
Yếu tố sinh học là một yếu tố có mối quan hệ mật thiết với SKTT, nếu chức năng sinh lý của cơ thể điều hòa, linh hoạt có thể mang đến những lợi ích tích cực đến sinh viên, làm tinh thần của sinh viên trở nên lạc quan hơn, xây dựng và giữ gìn vững chắc được các mối quan hệ gần gũi và dễ dàng hơn trong việc hòa đồng với xã hội. Ngược lại, những sinh viên có khuyết tật bẩm sinh hoặc do những nguyên nhân bên ngoài tác động làm suy giảm, mất hoặc thay đổi đột ngột các chức năng của các bộ phận trong cơ thể có thể gây nên các rối loạn về đến SKTT.
Yếu tố sinh học thường gây ảnh hưởng đến SKTT thông qua chức năng của não, sự cân bằng các chất hóa học trong não, dùng các chất kích thích ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể (rượu ảnh hưởng đến tế bào thần kinh; ma túy, thuốc an thần, thuốc kích thần gây nhiễm độc cấp và gây nghiện; corticoid có nguy cơ gây trầm
cảm), tuổi tác, chế độ dinh dưỡng, các bệnh mãn tính hoặc suy giảm các chức năng trong cơ thể Nguyễn Thị Thanh Hương (2014).
Yếu tố bẩm sinh cũng có tác động lớn đối với SKTT ví dụ như bản đồ gene có thể gây ảnh hưởng đến SKTT của thế hệ sau, tuy yếu tố di truyền dẫn đến các rối loạn tâm thần không lớn nhưng có tác động đáng kể nhất là trong các bệnh loạn thần nội sinh như tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, rối loạn trầm cảm tái diễn (Đào Văn Dũng, Đỗ Văn Dung 2013).
Những bệnh lý hoặc những sự thay đổi sinh lý mang tính bước ngoặt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến SKTT. Ví dụ bệnh nhân gặp tai nạn mất đi một phần thân thể, người đó sẽ gặp rất nhiều sự biến đổi tâm lí khiến người đó mất đi niềm tin vào bản thân từ đó tâm tính, hành vi của người này bị thay đổi, đây là điều kiện thuận lợi đế rối loạn SKTT xuất hiện. Nghiên cứu cho thấy rằng bệnh nhân HIV/AIDS có thể có các cơn trầm cảm, hưng cảm và mất lý trí do nhiễm khuẩn thần kinh trực tiếp và thay đổi đáp ứng miễn dịch (Nguyễn Sinh Phúc, 2013).
Tóm lại yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến SKTT, các ảnh hưởng đã được nghiên cứu và có nhiều bằng chứng thực tiễn, đây là một yếu tố quan trọng cần được nhìn nhận đúng đắn trong việc nghiên cứu SKTT.
Yếu tố tâm lí.
Những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi có mối liên quan đến SKTT. Nhận thức, thành kiến, cách ứng phó với những hoàn cảnh, tình huống khác nhau trong cuộc sống góp phần xây dựng hoặc ảnh hưởng tiêu cực, làm giảm sút SKTT.
Nhân cách là khía cạnh được nhắc đến nhiều khi nói đến SKTT chính vì tầm quan trọng của nó, nhân cách có tính chất quyết định trong việc chống lại sự xuất hiện, giảm thiểu tác động và sự hồi phục của rối loạn SKTT. Nếu nhân cách mạnh SKTT sẽ khỏe mạnh, ngược lại rối loạn SKTT sẽ xuất hiện và tác động mạnh mẽ bất kể khi nào nhân cách trở nên yếu ớt (Đào Văn Dũng, Đỗ Văn Dung, 2013).
Cách mà cảm xúc bộc lộ ra ngoài một cách lành mạnh hay không lành mạnh cũng có thể ảnh hưởng đến SKTT. Nhận thức và bộc lộ được cảm xúc của bản thân một cách đúng đắn chính là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ và giữ gìn SKTT của chính mình (Mary Bronson Merki - Don Merki, 1996). Bất kể giới tính, dân tộc, tôn
giáo, văn hóa nào cũng được quyền thõa mãn cảm xúc của bản thân với đúng người và đúng thời điểm. Có như vậy bản thân chúng ta mới có thể ổn định về tâm lí, sự kìm hãm cảm xúc quá mức rất dễ dẫn đến ức chế và gây nên tâm bệnh.
Trong các rối loạn liên quan đến SKTT, cơ chế cảm ứng đóng vai trò nhất định, nhờ cơ chế này mà sinh viên rất dễ tiếp nhận các trạng thái cảm xúc hành vi, của những người xung quanh (Đặng Bá Lãm, Weiss Bahr, 2007). Từ đó dẫn đến việc điều khiển cảm xúc và hành vi của sinh viên chịu sự tác động, đặc biệt là các tác động xấu là rất nhanh, khi đó SKTT của sinh viên dễ dàng bị ảnh hưởng tiêu cực.
Tóm lại thì yếu tố tâm lí có ảnh hưởng từ bên trong, tuy khó nhận ra nhưng tác động của yếu tố này là rất sâu sắc đến SKTT.
Yếu tố xã hội.
Môi trường xung quanh, các mối quan hệ xã hội như gia đình, nhà trường, cộng đồng; những cột mốc như mất mát người, xung đột, kinh tế, bạo lực; những sự kiện gây chấn động, thảm họa là những yếu tố có tác dộng mạnh, có khả năng gây nên mất cân bằng chức năng não bộ, dẫn đến bệnh lý hoặc nặng hơn nữa là các bệnh tâm thần (Nguyễn Thị Thanh Hương, 2014).
Gia đình là cái nôi nhân cách của mỗi người, gia đình với sự đầy đủ về thành viên, tình thương, sự giáo dục là điều kiện thuận lợi cho SKTT của mỗi người được hoàn thiện. Ngược lại, những gia đình xảy ra nhiều biến cố, gia đình không trọn vẹn, thiếu tình cảm dễ nảy sinh tâm lí khó khăn dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến SKTT.
Nhu cầu được hòa nhập vào cộng đồng, xã hội của giai đoạn sinh viên là khá cao chính vì vậy khi không được đáp ứng đủ như cầu này, sinh viên dễ có những cảm xúc tiêu cực như cảm thấy cô độc, giá trị bản thân thấp lâu dần sẽ gây khó khăn trong việc sinh viên thiết lập các mối quan hệ xã hội, cô lập trong thế giới của riêng mình.
Yếu tố xã hội vừa tác động đến tâm lí vừa là điều kiện để SKTT của sinh viên được khỏe mạnh, hoàn thiện. Sinh viên tác động ngược trở lại với xã hội thông qua sự đóng góp, cống hiến của mình. Chính vì lẽ đó mối quan hệ hai chiều này phải luôn được giữ vững ở mức cân bằng.
Tóm lại, SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM bị tác động, chi phối, ảnh hưởng bới rất nhiều yếu tố. Trong giới hạn của nghiên cứu này, tác giả chỉ đề cập đến yếu
tố sinh học, yếu tố tâm lí và yếu tố xã hội. Ba yếu tố này là những yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM. Không những vậy, các yếu tố này còn có tác động qua lại với nhau theo mô hình tâm – sinh – xã hội. Điều quan trọng là cần nắm vững các yếu tố và tầm quan trọng của nó để có cái nhìn đúng đắn hơn cũng như sự tập trung để xây dựng, hoàn thiện để SKTT luôn khỏe mạnh.
c. Ảnh hưởng của ĐTTM đến SKTT của sinh viên:
Mặt tích cực của ĐTTM
Ảnh hưởng đến tự nhận thức bản thân.
Với những tính năng của ĐTTM, sinh viên cũng có thể dễ dàng hơn trong việc xây dựng, duy trì và khẳng định giá trị của bản thân. Thông qua những tương tác của những người xung quanh, cách cá nhân nhìn vào bản thân mình cũng như mục tiêu xây dựng giá trị của bản thân trong tương lai cũng rõ ràng hơn, chi tiết hơn khiến sinh viên có được mục tiêu và động lực sống tốt hơn.
Ảnh hưởng đến hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Thông qua các ứng dụng của ĐTTM, sinh viên có khả năng mở rộng, tiếp thu, trau dồi tri thức của mình phục vụ cho công việc học tập và định hướng nghề nghiệp tương lai hoặc chăm sóc sức khỏe, kỷ năng sống. Sinh viên muốn nâng cao kiến thức, kỹ năng nào có thể tải về những ứng dụng về mảng đó ví dụ học ngôn ngữ với: Duolingo, HiNative, SpeakingPal…, hoặc luyện trí nhớ, tăng động lực học tập với ứng dụng hoc24h…Không những vậy, nhờ ĐTTM sinh viên có thể tiếp thu được nguồn kiến thức của mình thông qua chia sẻ của những người đi trước hoặc trên những trang tìm kiếm chính thống.
Về mặt tích cực, những tiện ích của ĐTTM đem đến cho sinh viên quan trọng nhất là nâng cao giá trị của bản thân sinh viên, giúp sinh viên có cái nhìn đúng hơn về bản thân, hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhất trong giai đoạn này của sinh viên là học tập và rèn luyện đạo đức.
Duy trì những mối quan hệ gần gũi bằng các ứng dụng chúng ta có thể ghi nhớ được những ngày kỷ niệm, những cột mốc quan trọng, thông qua những tin nhắn, những lời động viên đúng lúc, những món quà tinh thần ý nghĩa. Với những tính năng như gọi điện thoại hình ảnh hoặc âm thanh, trao đổi hình ảnh, email giúp kết nối của các mối quan hệ được nhanh chóng nhờ vậy mà thường xuyên hơn, gần gũi hơn.
Ảnh hưởng đến mở rộng các mối quan hệ xã hội.
Nhờ ĐTTM chúng ta có thể tìm kiếm bạn bè xung quanh, hoặc những nhóm người mới có cùng sở thích, định hướng nghề nghiệp tương lai, những tiền bối trong trường, những người có cùng chí hướng.
Một phần nhờ sử dụng ĐTTM, sinh viên có thể có được những thông tin từ những cộng đồng tương trợ, giúp đỡ nhau trên Internet hoặc mạng xã hội nhanh chóng và tiện lợi, từ đó có thể tham gia vào các nhóm, dùng sức của mình cống hiến cho xã hội: các nhóm sinh viên có thể tham gia: Tiếp sức mùa thi, mùa hè xanh, ngàn hạt giấy…
Nhìn chung, thông qua ĐTTM và những tiện ích của nó mà sinh viên có thể nâng cao, khẳng định được giá trị của bản thân; nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình một cách nhanh chóng và chính xác hơn; duy trì được những mối quan hệ gần gũi và giúp sức cho cộng đồng, xã hội thường xuyên và dễ dàng.
Mặt tiêu cực của ĐTTM
Stress, mất ngủ, kiệt sức do kéo dài thời gian sử dụng ĐTTM.
Biểu hiện của stress là việc cá nhân có những những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo lắng, hoang mang, đau buồn , không thể đưa ra được phản ứng chính xác cho những tình huống xảy đến trong cuộc sống. Nặng hơn nữa, là sự trơ về mặt cảm xúc, mất khả năng ứng phó được với các sự kiện dù là nhỏ nhất (Nguyễn Thị Huyền, 2012). Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời stress kéo dài rất có thể dẫn đến trầm cảm hoặc rối loạn lo âu.
Gây nên biểu hiện stress của sinh viên nói trên vì nhờ sự tiện ích của ĐTTM mà sinh viên dành đa phần thời gian của mình vào ĐTTM, không gian gặp gỡ, giao lưu trò chuyện mở không còn là sự lựa chọn tối ưu của sinh viên mà thay vào đó là sự giao tiếp thông qua các ứng dụng trên ĐTTM vì sự tiết kiệm chi phí đi lại và thời
gian. Sự giao tiếp mặt đối mặt hoặc cùng không gian sống với nhau không còn được sinh viên ưu tiên (Bùi Thị Ngọc Hân, 2013). Chính vì lẽ đó mà sinh viên không còn được giao tiếp trực tiếp với nhau, giới hạn cuộc sống chỉ xoay quanh chiếc ĐTTM, dẫn đến tình trạng “phụ thuộc”.
Ngoài ra ĐTTM với tính tiện lợi và hấp dẫn của nó dễ khiến sinh viên không thể điều khiển, điều chỉnh hành vi, cảm xúc của mình. Sinh viên sử dụng với tần suất dày đặc khiến dễ dàng rơi vào tình trạng thiếu kiểm soát với những kích thích từ bên ngoài. Dễ bị kích động bới các yếu tố xung quanh và có những hành vi sai lệch.
Xây dựng hình ảnh bản thân bằng cách dùng những tiện ích của ĐTTM nhưng cũng vì vậy mà những giá trị chân chính không được sinh viên chú tâm đến, chạy theo những giá trị “ảo”, cái tôi lý tưởng đi quá xa cái tôi hiện thực khiến SKTT rất dễ mất cân bằng. Cũng vì mong muốn xây dựng hình ảnh bản thân nên người dùng bắt buộc kiềm chế cảm xúc hoặc không biết cách thể hiện cảm xúc lành mạnh, đúng đắn dẫn tới cá nhân sinh viên dễ dẫn tới phẫn uất, stress hoặc trầm cảm.
Nhiệm vụ chính của sinh viên là học tập cũng dễ bị ảnh hưởng, phân tán sự tập trung bởi thời gian sử dụng ĐTTM vào nhu cầu giải trí, lướt web, tham gia mạng xã hội chiếm phần lớn khiến sinh viên không còn đủ thời gian cho quá trình học tập và trau dồi tri thức. Thời gian ngủ, nghĩ ngơi, ăn uống hoặc ngay cả đi vệ sinh cũng bị chiếm bởi ĐTTM, dẫn đến tình trạng kiệt sức, mất ngủ hoặc nặng hơn là những rối loạn cưỡng bức, rối loạn lo âu, đặc biệt có những trường hợp lo lắng khi thiếu ĐTTM, không kiểm soát được cảm xúc và hành động của mình.
Sự giao lưu trực tiếp khiến bản thân mỗi người dễ có thể có cái nhìn đúng đắn hơn về người khác nhưng thông qua các ứng dụng ĐTTM, những lời nói, hành động có thể dễ bị phán đoán sai vì là giao lưu gián tiếp khiến sinh viên dễ bị lừa gạt, dễ nảy sinh cảm xúc không còn tin tưởng vào bản thân, mất mát cả vật chất lẫn tinh thần.
Cũng chính vì nguyên nhân sử dụng nhiều ĐTTM, sinh viên cũng dễ dàng đánh mất những mối quan hệ của cá nhân khi không còn đủ thời gian, tâm trí, kể cả là sức khỏe cho việc chăm sóc bản thân, duy trì các mối quan hệ gần gũi hoặc tham gia vào cộng đồng, xã hội.
Tóm lại, SKTT của sinh viên chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó vật dụng gắn bó hằng ngày như ĐTTM có sự ảnh hưởng trực tiếp. Cần cân bằng và hài hòa trong việc sử dụng ĐTTM nhằm giảm thiểu tác hại và nâng cao lợi ích, hướng đến SKTT khỏe mạnh.
Tiểu kết chương 1
Lịch sử nghiên cứu đề tài cho thấy rằng, SKTT và ĐTTM là lĩnh vực nghiên cứu rất được quan tâm hiện nay trên thế giới và cả ở Việt Nam. Có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Việt Nam chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về ĐTTM và sự ảnh hưởng của nó đến SKTT, các nghiên cứu tập trung vào sự ảnh hưởng những ứng dụng, tiện ích có trong ĐTTM.
Đề tài nghiên cứu của tác giả đã xây dựng được khái niệm SKTT, chỉ ra khái niệm ĐTTM, khái niệm sinh viên, nêu được đặc điểm của SKTT khỏe mạnh và SKTT không khỏe mạnh, các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của sinh viên, SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM từ đó nêu lên cách ứng phó với thực trạng SKTT không khỏe mạnh của sinh viên sử dụng ĐTTM.
Khái niệm SKTT là “tình trạng tâm lí của cá nhân biểu hiện ở khả năng nhận thức, hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, thiết lập các mối quan hệ gần gũi và hòa nhập với xã hội.”
SKTT khỏe mạnh là mặt tích cực của các hoạt động tâm lí, tâm thần của con người. Mà ở đó con người duy trì và bảo vệ khả năng hài lòng với sự tự nhận thức về bản thân, hài lòng với các mối quan hệ gần gũi và thiết lập được mối quan hệ vững chắc với cộng đồng, xã hội.
SKTT không khỏe mạnh chỉ trạng thái mất cân bằng của con người về mặt