Loại hình nhà trƣờng PTDTNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng (Trang 26 - 30)

1.1.1 .Các cơng trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

1.2.2. Loại hình nhà trƣờng PTDTNT

1.2.2.1. Khái niệm

Theo Luật Giáo dục 2005, điều 61, trƣờng PTDTNT cùng với trƣờng phổ thông dân tộc bán trú, trƣờng dự bị đại học là loại trƣờng chuyên biệt trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, do Nhà nƣớc thành lập. Đây là loại hình nhà trƣờng dành cho con em các DTTS, con em các dân tộc định cƣ lâu dài tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn góp phần tạo nguồn cán bộ cho các vùng này.

Trƣờng PTDTNT, trƣờng PTDTBT, trƣờng dự bị đại học đƣợc ƣu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách.

1.2.2.2. Lịch sử ra đời của loại hình trƣờng PTDTNT

Trƣờng PTDTNT ra đời vào những năm 50 của thế kỷ XX sau ngày Miền Bắc đƣợc giải phóng. Ban đầu loại hình nhà trƣờng này đƣợc thành lập ở nhiều huyện, tỉnh miền núi dành cho con em các dân tộc ít ngƣời với những tên gọi khác nhau.

Để xác định rõ hơn nhiệm vụ cho loại hình nhà trƣờng này, ngày 29/6/1985 Bộ trƣởng Bộ GD - ĐT có quyết định 661/QĐ thống nhất tên gọi của loại hình nhà trƣờng này là Trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú và ban hành Quy chế hoạt động của hệ thống nhà trƣờng PTDTNT.

Ngày 27/11/1989, với Nghị quyết số 22/NQ-TW của Bộ chính trị về một số chủ trƣơng chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi và Quyết định 72- QĐ-HĐBT của Chính phủ ngày 13/3/1990 khẳng định tính chất ƣu việt của loại trƣờng này và cần phát huy hơn nữa để phát triển giáo dục cho các tỉnh miền núi, vùng ít ngƣời, vùng sâu, hải đảo và những nơi cịn nhiều khó khăn.

Cho đến nay, hệ thống trƣờng PTDTNT đã hình thành khắp các tỉnh vùng dân tộc và miền núi, tạo cơ hội cho trẻ em dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới đƣợc tiếp cận với nền giáo dục quốc dân. Hiện nay, cả nƣớc đã có 279 trƣờng PTDTNT với hơn 85.744 học sinh theo học, trong đó 7 trƣờng trung ƣơng, 47 trƣờng tỉnh, 225 trƣờng huyện, cụm xã. Các tỉnh có nhiều trƣờng PTDTNT nhƣ Nghệ An (15 trƣờng), Gia lai và Đắc lắc (14 trƣờng), Hà Giang (13 trƣờng), Cao

Trong 7 trƣờng PTDTNT trung ƣơng thì có 3 trƣờng đào tạo thiếu sinh quân do Bộ Quốc phòng quản lý, 4 trƣờng do Bộ Giáo dục - Đào tạo quản lý.

Hầu hết các tỉnh miền núi, vùng dân tộc đều có 1 hoặc 2 trƣờng PTDTNT cấp Tỉnh.

Mỗi huyện có 1 trƣờng PTDTNT huyện. Trƣờng PTDTNT huyện chỉ mở cấp THCS, trƣờng cấp tỉnh chỉ mở cấp THPT, trƣờng cấp trung ƣơng chỉ mở Dự bị đại học và một số lớp thuộc hệ năng khiếu đặc biệt theo yêu cầu của các Bộ.

1.2.2.3. Đặc điểm của loại hình nhà trƣờng PTDTNT

Theo Quyết định số 2590/GD-ĐT, ngày 14 tháng 8 năm 1997, nhà trƣờng PTDTNT có những đặc điểm sau:

Mục tiêu đào tạo:

Ngoài những mục tiêu đào tạo nhƣ giáo dục phổ thơng, trƣờng PTDTNT cịn hƣớng đến các mục tiêu sau:

- Đào tạo học sinh là con em các dân tộc ít ngƣời trở thành những ngƣời tham gia tích cực vào cơng cuộc cải tạo và xây dựng quê hƣơng miền núi, vùng dân tộc;

- Trang bị cho học sinh những hiểu biết về tổ quốc Việt Nam, về các dân tộc thiểu số, về truyền thống, phong tục tập quán của các dân tộc, về nền văn hóa của từng dân tộc, về chính sách dân tộc và những cuộc vận động lớn của Nhà nƣớc ở các vùng dân tộc;

- Tạo nguồn cho các trƣờng học để đào tạo lực lƣợng lao động có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, có sức khỏe và phẩm chất tốt để tham gia vào công cuộc xây dựng quê hƣơng.

Tính chất - nhiệm vụ của trƣờng PTDTNT

- Mọi hoạt động của trƣờng PTDTNT đều phải thể hiện tính chất phổ thơng, dân tộc và đặc điểm nội trú.

- Trƣờng PTDTNT phải thực hiện những điều qui định trong Điều lệ trƣờng Phổ thông, đồng thời phải chú ý đến tính chất dân tộc và đặc điểm nội trú khi tiến hành các hoạt động.

- Trƣờng PTDTNT không chỉ chăm lo giáo dục tồn diện học sinh mà cịn phải thay mặt gia đình học sinh, cộng đồng các dân tộc và tồn xã hội ni dƣỡng học sinh trong suốt quá trình học tập ở trƣờng.

Đối tƣợng học sinh

Đối tƣợng vào học các trƣờng PTDTNT:

- Đối tƣợng chính vào học các trƣờng PTDTNT là thanh thiếu niên ƣu tú các dân tộc thiểu số, bản thân và gia đình đã định cƣ lâu dài và ổn đinh ở vùng cao, vùng sâu, xa xơi, hẻo lánh... trình độ phát triển kinh tế xã hội còn thấp, đang thiếu cán bộ và có nhu cầu phải tạo nguồn đào tạo cán bộ.

- Việc tuyển chọn học sinh ngƣời dân tộc Kinh vào học trƣờng PTDTNT phải đƣợc Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét và quyết định đối với từng trƣờng hợp cụ thể. Tỷ lệ học sinh dân tộc ngƣời Kinh ở trƣờng PTDTNT không quá 5% số học sinh trong trƣờng.

Kế hoạch thực hiện đào tạo

- Kế hoạch dạy học

 Nội dung chƣơng trình sách giáo khoa là nội dung chƣơng trình sách giáo khoa dùng trong các trƣờng phổ thông cùng bậc học trong cả nƣớc.

 Hoạt động dạy và học của các trƣờng PTDTNT phải hƣớng vào việc cải tiến nội dung và phƣơng pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tƣợng thuộc hai diện cử tuyển và thi tuyển.

- Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

 Trƣờng PTDTNT đƣợc sử dụng quĩ thời gian ngoài giờ lên lớp để tổ chức ơn tập, củng cố, hệ thống hố kiến thức, bổ sung và mở rộng kiến thức cho học sinh.

 Giáo viên phụ trách lớp (bậc tiểu học) và giáo viên bộ môn (bậc phổ thông trung học) căn cứ vào hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình của Bộ lên kế hoạch sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp để tổ chức cho học sinh học tập những tiết học có sự hƣớng dẫn của giáo viên nằm trong kế hoạch đƣợc Hiệu trƣởng duyệt tính vào giờ lên lớp trong tuần.

 Cùng với việc thực hiện nghiêm túc chƣơng trình giáo dục hƣớng nghiệp và dạy nghề phổ thông theo chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trƣờng PTDTNT đƣợc phép sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp để tổ chức dạy nghề cho học sinh.

 Cần ƣu tiên cho những nghề phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng nhƣ mộc, kỹ thuật trồng rừng, may, dệt thổ cẩm... Hàng năm tổ chức thi tay nghề và cấp chứng chỉ cho học sinh.

- Kế hoạch hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao

 Trƣờng PTDTNT cần trú trọng hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, khai thác vốn văn nghệ truyền thống của các dân tộc.

 Hằng tháng tổ chức các hoạt động thi văn nghệ, TDTT giữa các khối lớp trong trƣờng.

 Hàng năm các trƣờng PTDTNT các cấp trong tỉnh cùng trƣờng TW đóng trên địa bàn tỉnh tổ chức liên hoan văn nghệ, TDTT tồn tỉnh.

Chế độ chính sách.

- Học sinh các trƣờng PTDTNT đƣợc đảm bảo các điều kiện về sinh hoạt và học tập theo các văn bản hiện hành của Nhà nƣớc và địa phƣơng. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phƣơng, Uỷ ban Nhân dân tỉnh có thể có những qui định bổ sung về chế độ cấp phát và học bổng cho các em.

- Các cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên trƣờng PTDTNT đƣợc giao nhiệm vụ quản lý các hoạt động nội trú đƣợc hƣởng phụ cấp nội trú theo các qui định hiện hành của Nhà nƣớc và hƣớng dẫn của các Bộ liên quan cũng nhƣ của địa phƣơng.

1.2.3.5. Hệ thống trƣờng PTDTNT, bán trú

Hệ thống trƣờng PTDTNT bao gồm hệ thống trƣờng đào tạo nguồn, hệ thống trƣờng đào tạo, hệ thống các trƣờng đón đầu ra, chia 4 cấp:

Cấp xã và cụm xã bao gồm các trƣờng PTDT bán trú cấp tiểu học, trung học cơ sở nhằm cung cấp học sinh và các trƣờng PTDTNT huyện (đào tạo trình độ bậc THCS, THPT).

Cấp huyện bap gồm: trƣờng bán trú THCS, THPT; trƣờng PTDTNT huyện (bậc THCS, THPT).

Cấp tỉnh bao gồm các trƣờng PTDTNT tỉnh có mở thêm hệ dự bị đại học và đào tạo học sinh năng khiếu DTTS.

Cấp khu vực bao gồm các trƣờng PTDTNT Trung ƣơng có hệ dự bị đại học và học sinh năng khiếu thuộc các tỉnh khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)