Chƣơng 2 : TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tổng thể và mẫu
2.1.1.1. Tổng thể
Học sinh trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh Cao Bằng năm học 2011 - 2012.
2.1.1.2. Mẫu
Chọn mẫu khảo sát bằng bảng hỏi:
- Cách thức chọn mẫu: Do số lƣợng học sinh của trƣờng ít nên nghiên cứu
chọn toàn bộ học sinh trong trƣờng làm mẫu nghiên cứu.
Năm học 2011 - 2012, trƣờng PTDTNT Tỉnh Cao bằng có 398 học sinh. Số phiếu phát ra là 398. Số phiếu thu về là 390. Số phiếu hợp lệ là 370, trong đó khối 10 là 127 phiếu , khối 11 là 115 phiếu, khối 12 là 128 phiếu (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Bảng thống kê mô tả đặc điểm của mẫu
Khối 10 11 12 Tổng Đơn vị SL % SL % SL % SL % Nữ 98 26.5 84 23 102 27.6 284 76.8 Giới tính Nam 29 7.8 31 8.4 26 7 86 23.2 Tổng 127 34.3 115 31.1 128 34.6 370 100 Tày 50 39.4 40 34.8 59 46.1 149 40.3 Nùng 31 24.4 36 31.3 42 32.8 109 29.5 Dân tộc Mông 24 18.9 15 13 6 4.7 45 12.2 Dao 21 16.5 20 17.4 18 14.1 59 15.9 Mƣờng 0 0 0 0 1 0.8 1 0.3 Sán chỉ 1 0.8 2 1.7 2 1.6 5 1.4 Lô lô 0 0 2 1.7 0 0 2 0.5 Tổng 127 100 115 100 128 100 370 100 Giỏi 3 2.4 1 0.9 2 1.6 6 1.6 Học lực Khá 62 48.8 65 56.5 89 69.5 216 58.4 Trung bình 54 42.5 46 40 36 28.1 136 36.8 Yếu 8 6.3 2 1.7 1 0.8 11 3 Tổng 127 100 115 100 128 100 370 100
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ mơ tả mẫu phân theo giới tính
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ mô tả mẫu phân theo kết quả học tập
Chọn mẫu phỏng vấn sâu:
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: Căn cứ danh sách lớp, chọn ngẫu nhiên mỗi lớp một học sinh để phỏng vấn theo nội dung chuẩn bị.
2.1.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin
2.1.2.1. Thu thập thơng tin bằng phƣơng pháp định tính
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc có liên quan đến đề tài, tiến hành phân tích, tổng hợp và khái quát hoá để xây dựng cơ sở lý luận của luận văn;
Phỏng vấn sâu bán cấu trúc: Đƣợc sử dụng nhƣ là công cụ thu thập thông tin bổ trợ cho phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi soạn sẵn. Các cuộc phỏng vấn sẽ chủ yếu tập trung vào các hoạt động học tập ảnh hƣởng đến kết quả học tập của các em. Có 6 cuộc phỏng vấn chia đều cho cả 3 khối 10, 11, 12. (Mỗi khối 2 học sinh);
Phƣơng pháp quan sát: Quan sát trực tiếp hành vi hoặc các biểu hiện hành vi của học sinh. Ví dụ, quan sát các biểu hiện học tập trong lớp học, hoạt động tự học, quan hệ bạn bè...;
Phƣơng pháp chuyên gia: Trao đổi, gặp gỡ xin ý kiến của chuyên gia về vấn đề nghiên cứu.
2.1.2.2. Thu thập thông tin bằng phƣơng pháp định lƣợng
+ Sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi về các nội dung sau:
Các yếu tố liên quan đến cá nhân học sinh: Mục đích học tập, phƣơng pháp học tập, tính tích cực học tập, tính kiên trì trong học tập....
Các yếu tố thuộc về gia đình: Điều kiện kinh tế, trình độ của cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ, tình yêu thƣơng giữa các thành viên trong gia đình, khơng khí gia đình, sự kích thích của gia đình...
Yếu tố thuộc về nhà trƣờng và xã hội: giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, các hoạt động đoàn thể, bạn học cùng trƣờng, học bổng, uy tín của nhà trƣờng...
+ Thang đo đƣợc kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phần mềm Quest.
2.1.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phần mền SPSS, Quest để sử lý số liệu.