Các khái niệm công cụ của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng (Trang 32 - 34)

1.1.1 .Các cơng trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài

1.2.4.1. Chất lƣợng đào tạo

Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ “chất lƣợng” đƣợc hiểu là “cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật”, “cái tạo nên bản chất của sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia”.

Theo Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000 định nghĩa: “Chất lƣợng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan".

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, cách hiểu ngắn gọn và phổ biến nhất đƣợc sử dụng trong là: “Chất lượng là sự đáp ứng của sản phẩm đào tạo với các chuẩn mực và

tiêu chí đã được xác định Đó là những đòi hỏi mà một nền giáo dục hay một trường học mong muốn người học phải đạt được khi tốt nghiệp” [Nguyễn Đức Chính].

Trong trƣờng phổ thơng, chất lƣợng đào tạo là sự đáp ứng với mục tiêu giáo dục phổ thông: “Giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm

mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tý cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học đi lên hoặc đi vào cuộc sống lao ðộng, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Luật Giáo dục, điều 27).

1.2.4.2. Kết quả học tập

Kết quả học tập là một chỉ số rõ nhất và quan trọng nhất để đánh giá học sinh/sinh viên sau một q trình đào tạo. Có nhiều cách hiểu khác nhau về kết quả học tập:

Theo James Madison University, James O.Nichols: “Kết quả học tập là bằng chứng sự thành công của học sinh/sinh viên về kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ đã đƣợc đặt ra trong mục tiêu giáo dục”.

Kết quả học tập đƣợc xem là mức độ thành công trong học tập của học sinh khi xem xét trong mối quan hệ với mục tiêu đã xác định, các chuẩn kiến thức và kĩ năng đạt đƣợc so với công sức và thời gian mà ngƣời học bỏ ra. Theo cách định nghĩa này thì kết quả học tập là mức độ thực hiện theo tiêu chí (criterion)

Kết quả học tập cũng đƣợc coi là mức độ thành tích đã đạt đƣợc của một học sinh so với các bạn cùng học, theo cách định nghĩa này thì kết quả học tập là mức độ đạt chuẩn (norm) [21].

Kết quả học tập của học sinh đƣợc đánh giá, xếp loại theo thứ hạng xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Quy định cụ thể cho từng thứ hạng trên thể hiện tại

Quy chế 40 và quy chế sửa đổi 51/BGD-ĐT về việc đánh giá, xếp loại học sinh trung học phổ thông.

1.2.4.3. Phƣơng pháp học tập

Theo tác giả Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phƣơng pháp học tập là cách thức để đạt đến mục tiêu, là các hoạt động đƣợc xếp đặt theo phƣơng thức nhất định. Cũng có thể hiểu phƣơng pháp học tập là cách thức để xem xét đối tƣợng một cách có tổ chức và có hệ thống.

1.2.4.4. Tính tích cực học tập

Theo Vũ Hồng Tiến (2009) Tính tích cực (TTC) học tập thực chất là TTC nhận thức, đặc trƣng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức. TTC nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trƣớc hết với động cơ học tập và hứng thú học tập. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực.

TTC học tập biểu hiện ở những dấu hiệu nhƣ: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trƣớc vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, địi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chƣa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hồn thành các bài tập, khơng nản trƣớc những tình huống khó khăn…

1.2.4.5. Phƣơng pháp dạy học tích cực

Phƣơng pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, đƣợc dùng để chỉ những phƣơng pháp giáo dục, dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học [34].

PPDH tích cực hƣớng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của ngƣời học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngƣời học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngƣời dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)