Thống kê bệnh tật nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần dệt may nam định (Trang 54 - 64)

TT Nhóm bệnh Số ngƣời mắc bệnh năm 2019 Tỷ lệ mắc bệnh năm 2019 (%) Tỷ lệ mắc bệnh năm 2018 (%) Tỷ lệ mắc bệnh năm 2017 (%) 1 Mắt 110 13,3 12 12,4 2 Tai mũi họng 102 12,4 11 12 3 Răng hàm mặt 95 11,5 13 10,6 4 Thần kinh tâm thần 03 0,4 0,3 0,3 5 Tuần hoàn 12 1,5 1,7 1,8 6 Tiêu hóa 15 1,8 2,1 2 7 Hô hấp 30 3,6 2,7 2,9 8 Da liễu 24 2,9 3 3 9 Vận động 36 4,4 2,5 2,2

(Nguồn: Phòng Nhân sự Tổng công ty)

Nhƣ vậy, qua việc phân tích có thể kết luận về sức khỏe NNL trực tiếp sản xuất không gặp phải vấn đề gì quá trầm trọng. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều cán bộ, bộ phận quản lý cho biết, phần lớn các công nhân trực tiếp sản xuất có biểu hiện mệt mỏi sau mỗi ngày làm việc. Ý kiến này cũng phù hợp với kết quả điều tra. Trong 429 công nhân đƣợc hỏi, có khá nhiều ngƣời thừa nhận là cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức sau mỗi ngày làm việc. Nếu vẫn tiếp tục để tình trạng này kéo dài thì sẽ bào mòn dần thể lực của NLĐ, hệ lụy kéo theo là năng suất và chất lƣợng sản phẩm sẽ giảm sút, NLĐ chán nản, nghỉ việc.

2.2.2. Về trí lực

2.2.2.1. Trình độ chuyên môn

ngành may mặc, đây chính là điều kiện hết sức thuận lợi để Tổng công ty tuyển dụng đƣợc nhân lực có trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, theo thực tế thì trình độ chuyên môn của NNL trực tiếp sản xuất tại Tổng công ty còn nhiều bất cập.

Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất giai đoạn 2017 – 2019

Trình độ

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số ngƣời Tỷ lệ (%) Số Ngƣời Tỷ lệ (%) Số ngƣời Tỷ lệ (%) Cao đẳng 177 6,4 226 8,0 467 14,7 Trung cấp 430 15,6 473 16,7 1.204 37,9 Sơ cấp 2.098 76,3 2.068 73,2 1.334 42 LĐPT 46 1,7 59 2,1 171 5,4 Tổng 2751 100 2826 100 3176 100

(Nguồn: Phòng Nhân sự Tổng công ty)

Qua số liệu thống kê, có thể thấy là tỷ lệ sơ cấp (tốt nghiệp các lớp đào tạo về chuyên môn) chiếm tỷ lệ cao nhất trong Tổng công ty. Tỷ lệ này đang có xu hƣớng giảm trong các năm gần đây từ 76,3% năm 2017 xuống còn 73,2% năm 2018 và trong năm 2019 thì tỷ lệ là 42%. Đây là tỷ lệ khá cao so với một số các doanh nghiệp may mặc khác trên địa bàn Tỉnh Nam Định. Các công nhân này đều đƣợc đào tạo đầy đủ kiến thức về lĩnh vực dệt may, nhuộm, xử lý kỹ thuật nên trình độ chuyên môn của bộ phận nên NNL này khá vững. Với NNL chỉ đạt trình độ LĐPT có tỷ lệ thấp nhất trong Tổng công ty. Tỷ lệ NNL trực tiếp sản xuất có trình độ LĐPT của Tổng công ty trong những năm vừa qua có tăng nhƣng ở mức độ rất khiêm tốn. Trong tổng số 3176 lao động trực tiếp của Tổng công ty năm 2019, thì chỉ có 171 lao động có trình độ LĐPT (chiếm 5,4%).

Song song với việc giảm tỷ lệ LĐPT thì tỷ lệ NNL có trình độ trung cấp đang tăng dần từ 15,6% năm 2017 lên tới 37,9% năm 2019. Đây là bộ phận lao động đƣợc đào tạo với thời gian 02 năm tại các trƣờng, các trung tâm dạy

nghề, do đó họ đã đƣợc trang bị kiến thức chuyên môn cơ bản về lĩnh vực may mặc. Với kiến thức chuyên môn đã đƣợc trang bị, NNL này có thể đảm đƣơng nhiều công việc khác nhau trong quy trình sản xuất cũng nhƣ triển khai các sản phẩm, đơn hàng, công nghệ sản xuất mới một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

Cùng với đó thì số lƣợng công nhân đạt trình độ cao đẳng đang tăng dần theo các năm, cụ thể là từ 6,4% năm 2017 lên 8% và 14,7% tƣơng ứng với năm 2018 và 2019. Đây là NNL mà Tổng công ty cần đặc biệt quan tâm bởi với thời gian đƣợc đào tạo 03 năm tại các trƣờng cao đẳng, đại học, NNL này không những đƣợc trang bị khá đầy đủ về kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực may mặc mà còn đƣợc đào tạo kiến thức về an toàn lao động, về pháp luật và quản lý. Bộ phận NNL này ngoài việc đảm trách tốt mọi vị trí trong quy trình sản xuất sản phẩm: Sợi, vải, nhuộm, may mà còn có thể đảm trách một số vị trí quản lý nhƣ tổ trƣởng, quản đốc phân xƣởng hay kỹ thuật.

Biểu đồ 2.3. Trình độ chuyên môn nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất năm 2019

(Nguồn: Phòng Nhân sự Tổng công ty)

Phân tích trình độ chuyên môn của NNL trực tiếp sản xuất trong những năm qua, có thể thấy CLNNL của Tổng công ty đang có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nếu so sánh trình độ chuyên môn NNL trực tiếp sản xuất

42% 37.9% 14,7% 5,4% SC TC CĐ LĐPT

của Tổng công ty với một số doanh nghiệp khác tại địa bàn tỉnh Nam Định thì dễ nhận thấy sự hạn chế về trình độ chuyên môn NNL của Tổng công ty.

Bảng 2.5. So sánh trình độ chuyên môn nguồn nhân lực với các công ty khác trên địa bàn tỉnh Nam Định

TT Đơn vị Quy mô NNL (ngƣời) Trình độ chuyên môn (%) Tổng (%) TC SC LĐPT

1 Tổng Công ty CP Dệt May Nam Định 3.176 14,7 37,9 42 5,4 100 2 Công ty CP May Nam

An 1.017 12 34,5 40,6 12,9 100

3 Công ty CP Nam Tiệp 837 11 38,9 21,6 28,5 100

4 Công ty CP May Sông

Hồng 8.762 15 43,5 9,8 31,7 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2020)

Số liệu điều tra thời điểm năm 2020 cho thấy, tỷ lệ NNL trực tiếp sản xuất có trình độ chuyên môn LĐPT của Tổng Công ty CP Dệt May Nam Định đều thấp hơn 3 công ty còn lại, còn tỷ lệ sơ cấp lại cao hơn. Vấn đề này Ban lãnh đạo của Tổng công ty cần tiếp tục quan tâm.

2.2.2.2. Kỹ năng nghề nghiệp

Hiện nay, trong doanh nghiệp sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may mặc, quy trình sản xuất sản phẩm đã đƣợc chia thành nhiều công đoạn khác nhau. Mỗi công đoạn đều đòi hỏi NLĐ phải có kỹ năng nghề nghiệp nhất định mới hoàn thành đƣợc công việc.

Đối với NNL trực tiếp sản xuất tại Tổng Công ty CP Dệt May Nam Định, những kỹ năng nghề cơ bản đƣợc hình thành trong thời gian học tập tại các trƣờng đạo tạo nghề, qua quá trình đào tạo nội bộ tại Tổng công ty và đƣợc rèn rũa, nâng cao trong quá trình làm việc.

Để phân tích đánh giá kỹ năng nghề NNL trực tiếp sản xuất tại Tổng Công ty CP Dệt May Nam Định, dựa trên chƣơng trình đào tạo theo từng ngành nghề của Tổng cục dạy nghề kết hợp với kinh nghiệm thực tế, tác giả tập trung phân tích 03 kỹ năng nghề, đó là:

Sử dụng thành thạo một số thiết bị chính: Trên các dây chuyền máy sợi, máy nhuộm, máy dệt, máy may là cả một quá trình.

Qua số liệu khảo sát từ điều tra trên: 372 ngƣời cho thấy, với kỹ năng sử dụng thành thạo một số thiết bị, máy móc chính trên dây chuyền sản xuất tại từng nhà máy có các máy móc thiết bị khác nhau:

- Dây chuyền sợi: Máy chải, máy thô, máy con, máy ống (trong dây chuyền sợi thì khó nhất là máy con còn lại chủ yếu là tự động).

- Dây chuyền nhuộm: Máy nhuộm, máy in, máy sấy, máy làm bóng, máy đánh ống, máy cuộn (khó nhất là máy nhuộm, máy sấy).

- Dây chuyền May: Máy cắt, máy 1 kim, máy trần, máy vắt sổ (khó nhất là khâu cắt).

Trong số 372 ngƣời thì chỉ có 40 ngƣời là chiếm 10,8% số công nhân có thể sử dụng thành thạo hơn 4 thiết bị chính trên, tỷ lệ công nhân sử dụng thành thạo 2 thiết bị và 3 thiết bị chiếm tỷ lệ khá cao lần lƣợt là 45,9% và 36,8%. Tuy nhiên, hầu hết công nhân không sử dụng đƣợc thiết bị cắt. Số công nhân sử dụng đƣợc 1 thiết bị là khá nhỏ, chiếm 6,5%và chủ yếu là công nhân mới tuyển dụng, không có trình độ chuyên môn, đang trong quátrình đào tạo theo phƣơng thức vừa học vừa làm lần lƣợt trên một số máy móc, thiết bị.

Bảng 2.6. Kỹ năng sử dụng máy móc, thiết bị của nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất TT Sử dụng thành thao Số ngƣời Tỷ lệ (%) 1 01 thiết bị 24 6,5 2 02 thiết bị 171 45,9 3 03 thiết bị 137 36,8 4 04 thiết bị 40 10,8 Tổng số 372 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2020)

Mặc dù, hiện nay quy trình may sản phẩm đã đƣợc chia thành nhiều công đoạn nhỏ khác nhau, mang tính chuyên môn hóa sâu về công nghệ nhằm tăng năng suất lao động. Nhƣng trong quá trình sản xuất, quy trình này luôn

bị thay đổi bởi các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do đó, để đảm bảo quá trình sản xuất đƣợc liên tục, Ban lãnh đạo của Tổng công ty luôn chủ trƣơng nâng cao toàn diện kỹ năng sử dụng thành thạo các thiết bị, máy móc chính trong quy trình may cho toàn bộ NNL trực tiếp sản xuất trong Tổng công ty. Đặc biệt là các thiết bị có tính chất công nghệ gần giống nhau (máy một kim, hai kim, máy trần, máy vắt sổ,…) thông qua quá trình đào tạo tại chỗ về kỹ năng nghề, qua việc sắp xếp, bố trí luân phiên trong từng (tổ) dây chuyền sản xuất. Điều này lý giải tại sao NNL trực tiếp sản xuất sử dụng thành thạo 2 đến 3 thiết bị chiếm tới 82,7% trong tổng số kết quả điều tra.

Sử dụng thành thạo, đảm bảo thời gian và tiêu chuẩn kỹ thuật các sản phẩm chủ yếu của Tổng công ty.

Đối với NNL trực tiếp sản xuất, bên cạnh việc sử dụng thành thạo các thiết bị, máy móc thì kỹ năng quan trọng nhất là có thể sử dụng thành thạo, đảm bảo thời gian và tiêu chuẩn kỹ thuật các sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp. Đối chiếu bảng tổng hợp năng suất tại thời điểm điều tra với kết quả phân tích số liệu điều tra của các công nhân đang tham gia vào các công đoạn sản xuất sản phẩm đã cho kết quả khá tích cực:

Biểu đồ 2.4 Kỹ năng may sản phẩm của nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2020)

đạt chuẩn trong việc sản xuất các sản phẩm chính của Tổng công ty nhƣ đƣợc thể hiện qua năng suất và chất lƣợng kỹ thuật của sản phẩm; tỷ lệ 20,2% ở mức độ rất thành thạo, chỉ có tỷ lệ 4,1% là chƣa thành thạo, chủ yếu là do mới làm việc và đang trong quá trình đào tạo.

Mặc dù vậy, theo quan sát thực tế của tác giả, khi chuyển sang các đơn hàng có mẫu mã phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao thì một tỷ lệ nhất định công nhân tại các công đoạn may phải mất từ 2 đến 3 ngày với sự trợ giúp của bộ phận kỹ thuật mới có thể thuần thục trong công việc. Đây cũng là vấn đề mà Ban lãnh đạo Tổng công ty cần quan tâm để đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng nghề cho NLĐ.

Khả năng phát hiện các lỗi kỹ thuật của các sản phẩm trong quá trình sản xuất

Tuy rằng quy trình sản xuất hàng hóa đang áp dụng tại Tổng công ty hiện nay có riêng công đoạn KCS (thu hóa) trƣớc khi sản phẩm nhập kho đƣợc xuất giao cho khách hàng. Thế nhƣng việc phát hiện các lỗi kỹ thuật của các sản phẩm cũng là một trong các kỹ năng quan trọng đối với NNL trực tiếp sản xuất bởi nó sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu đƣợc sự tái chế hàng hóa do lỗi kỹ thuật.

Ngoại trừ bộ phận KCS với chuyên môn kiểm tra chất lƣợng hàng hóa trƣớc khi nhập kho và kỹ thuật kiểm tra chất lƣợng từng công đoạn thì kết quả khảo sát cũng cho thấy, tại các công đoạn khác việc phát hiện các lỗi kỹ thuật sản phẩm của công nhân còn khá hạn chế. Chỉ có 38% công nhân đƣợc hỏi là có khả năng phát hiện ra các lỗi kỹ thuật ngay trong quá trình sản xuất. Một trong các nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về kỹ năng này là do chế độ khoán sản phẩm tại các công đoạn, vì điều này khuyến khích công nhân chạy theo năng suất nhằm tăng thu nhập nên ít quan tâm đến các lỗi kỹ thuật hoặc cho rằng việc phát hiện ra các lỗi kỹ thuật thuộc về bộ phận KCS.

2.2.2.3. Kinh nghiệm làm việc

Một trong các tiêu chí đánh giá CLNNL đó là kinh nghiệm làm việc hay còn gọi là thâm niên làm việc. Đối với NNL trực tiếp sản xuất, do tính chất

lao động nên thâm niên làm việc càng lâu, thì kỹ năng và tay nghề càng thuần thục. Thống kê về thâm niên làm việc của NNL trực tiếp sản xuất tại thời điểm tác giả nghiên cứu nhƣ sau:

Từ số liệu thống kê cho thấy, NNL làm việc tại Tổng công ty có thâm niên làm việc từ 1 đến 3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (46,68%), tiếp đến là NNL có thâm niên làm việc từ dƣới 3 đến 5 năm (27,36%). Số lƣợng lao động này làm chủ yếu trong các công đoạn sản xuất khó, phức tạp hơn. Các công đoạn này đòi hỏi NNL phải có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp. NNL có thâm niên làm việc dƣới 1 năm chiếm tỷ lệ ít nhất 12,51%, chủ yếu làm việc trong công đoạn hoàn thiện sản phẩm và đóng gói. Đây là những công đoạn không đòi hỏi nhiều trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp nhƣng tính chất công việc thì khá vất vả. Do đó, luôn đòi hỏi NLĐ phải có sức khỏe tốt mới đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Nắm đƣợc điều này sẽ giúp cho Tổng công ty có các biện pháp phù hợp để tạo thêm động lực cho NNL làm trong các công đoạn này gắn bó lâu dài với công việc của mình.

Biểu đồ 2.5. Thâm niên làm việc của nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất

2.2.3. Về tâm lực

Thái độ làm việc

Thái độ làm việc của NLĐ là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm. Lƣợng hóa thái độ làm việc của NLĐ trong quá trình sản xuất luôn hết sức khó khăn bởi đây là tiêu chí nhạy cảm, khó đo đếm. Trong đề tài, tác giả đã sử dụng kết quả bình xét lao động mà Tổng công ty đang áp dụng kết hợp với kết quả điều tra chọn mẫu để đánh giá về thái độlàm việc của NNL trực tiếp sản xuất.

Tại Tổng Công ty CP Dệt May Nam Định, hàng tháng ngoài mức lƣơng đƣợc hƣởng theo hình thức lƣơng sản phẩm, những công nhân đƣợc bình xét là lao động tích cực còn đƣợc hƣởng thêm một khoản thu nhập là tiền chuyên cần. NLĐ để đƣợc đánh giá là lao động tích cực (loại A) thì phải đạt đƣợc những tiêu chí mà Tổng công ty đặt ra. Đó là:

+ Số sản phẩm sản xuất trong tháng đạt hoặc vƣợt chỉ tiêu định mức mà Tổng công ty đã đề ra.

+ Số ngày nghỉ trong tháng không vƣợt quá 01 ngày (trừ ngày nghỉ theo luật định và quy định của Tổng công ty).

+ Không bị lập biên bản vì vi phạm nội quy làm việc.

Cả 3 tiêu chí trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, để đạt đƣợc các tiêu chí này thì đòi hỏi NLĐ phải có thái độ làm việc hết sức tích cực và nghiêm túc. Số liệu thống kê kết quả bình xét lao động tích cực trong 12 tháng năm 2019, cho thấy:

Trong tổng số 3.176 NNL trực tiếp sản xuất năm 2019, có tới 38,1%, tƣơng đƣơng 1.210 công nhân đạt từ 9 đến 12 tháng lao động tích cực (9A- 12A). Số công nhân đƣợc đánh giá là có thái độ làm việc tích cực, luôn nỗ lực hoàn thành công việc.

Đối lập với bộ phận NNL có thái độ làm việc tích cực chính là bộ phận NNL có thái độ làm việc chƣa tích cực. Bộ phận này chiếm tỷ lệ 9,5% trong số NNL sản xuất trực tiếp. Một tỷ lệ trong số NNL này là mới tuyển dụng và

kỹ năng nghề còn yếu nên chƣa kịp hòa nhập với quá trình sản xuất, số còn lại là có ý thức kỷ luật kém, thƣờng xuyên vi phạm nội quy của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần dệt may nam định (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)