7. Kết cấu luận văn
1.3. Các hoạt động nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lựctrong doanh
1.3.5. Hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
Chăm sóc sức hỏe cho người lao động:
Hằng năm, NSDLĐ phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho NLĐ, kể cả ngƣời học nghề; Lao động nữ phải đƣợc khám chuyên khoa phụ sản, ngƣời làm công việc nặng nhọc, độc hại, NLĐ là ngƣời khuyết tật, NLĐ chƣa thành niên, NLĐ cao tuổi phải đƣợc khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. NSDLĐ phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của NLĐ và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.
Ngƣời lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp phải đƣợc khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.
Ngƣời lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải đƣợc giám định y khoa để xếp hạng thƣơng tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và đƣợc điều trị, điều dƣỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật.
Ngƣời lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì đƣợc sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.
Ngƣời lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải đƣợc NSDLĐ bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng.
Tổ chức các phong trào thi đua, văn nghệ, thể thao:
Qua việc tổ chức phong trào thi đua sẽ giúp cho NLĐ học hỏi đƣợc kiến thức, kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Thi đua giữa các cá nhân nhằm nâng cao trình độ tay nghề, đƣa những ngƣời có trình độ chậm tiến lên trình độ tiên tiến hơn.Thi đua giữa các tập thể sẽ tạo sự gắn bó về tinh thần đoàn kết, để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung. Bên cạnh các phong trào thi đua, tổ chức nên phát huy các phong trào về văn nghệ, thể thao, môi trƣờng làm việc sôi nổi gây khí thế làm việc trong toàn tổ chức.