Tình trạng thiếu máu của học sinh 2 trường

Một phần của tài liệu khẩu phần ăn và tình trạng thiếu máu của học sinh nữ hai trường phổ thông trung học b và c, huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 44 - 47)

3.1. Tỷ lệ thiếu máu của học sinh

Kết quả cho thấy tỷ lệ thiếu máu học sinh nữ trường BL B là 12,9% với cỡ mẫu 210 và BL C là 14,1% với cỡ mẫu là 213 (bảng 3.7). Tỷ lệ này nằm ở ngưỡng nhẹ có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo quy đinh của TCYTTG [49].

So sánh với số liệu nghiên cứu của Nguyễn Chí Tâm và CS trong điều tra tình hình thiếu máu đại diện cho các vùng sinh thái trên toàn quốc năm 2000, tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ không có thai trên toàn quốc là 24,3%, phụ nữ không có thai vùng nông thôn là 26,3%, thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn [19]. Kết quả cũng thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Anh Vũ năm 2006 [18], với tỷ lệ thiếu máu ở nhóm tuổi 15-39 tuổi là 15,7% tại xã Kỳ Sơn, huyện Tân kỳ, Nghệ An. Kết quả thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái của Sant-Rayn Pasricha (37,5%) [43].

đồng bằng Bắc Bộ thì kết quả này lại cao hơn. Nghiên cứu cắt ngang của Lê Bạch Mai và CS tại Thanh Miện, Hải Dương năm 2004 trên 484 phụ nữ tuổi 15- 49 cho thấy tỷ lệ thiếu máu là 9,3% [14]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Ninh và CS trên 175 phụ nữ không mang thai được chọn ngẫu nhiên tại 3 xã của tỉnh Bắc Ninh tháng 3/2006 thì tỷ lệ thiếu máu là 12,2% [23]. Nghiên cứu của Nguyễn Song Tú tại 3 xã của huyện Ân Thi, Hưng Yên năm 2008 thì tỷ lệ thiếu máu chung của PNTSĐ cao hơn (20,8%) nhưng xét trên đối tượng 15-29 tuổi thì tỷ lệ thiếu máu lại thấp hơn (9,7%) [22]. Có thể thấy thực trạng thiếu máu phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế-xã hội.

So với tỷ lệ thiếu máu của các đối tượng khác, ta thấy tỷ lệ thiếu máu ở học sinh nữ 16-18 tuổi trong nghiên cứu này thấp hơn tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ có thai (32,2% ) và trẻ em 0-60 tháng tuổi (34,1%), nhưng cao hơn nhóm đối tượng nam giới (9,4%) cũng trong nghiên cứu của Nguyễn Chí Tâm và CS trong điều tra tình hình thiếu máu trên toàn quốc năm 2000 [19]. Tỷ lệ thiếu máu trẻ em dưới 5 tuổi tại 6 tỉnh đại diện của Việt Nam năm 2006 là 36,7% [24]. Vậy theo các nghiên cứu thì tỷ lệ thiếu máu ở nữ vị thành niên cao hơn đối tượng nam giới, nhưng lại thấp hơn trẻ em và phụ nữ có thai.

So sánh với một số nghiên cứu trên đối tượng vị thành niên trên thế giới cho thấy trong 390 học sinh nữ trường trung học ở Hilly, Ấn độ năm 2007, tỷ lệ thiếu máu là 13,3% tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng tôi [35]. Nhiều nghiên cứu ở các nước đang phát triển khác cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở trẻ vị thành niên trong mức cao từ 25-88% [33], [44]. Một nghiên cứu ở Nepal cho kết quả tới 83,7% nữ thanh thiếu niên thành thị và 71,9% nữ thanh thiếu niên nông thôn có tình trạng thiếu máu [36]. Vậy kết quả của nghiên cứu này tương

phát triển trên thế giới.

Tỷ lệ thiếu máu học sinh nữ 2 trường có sự chênh lệch, trường BL C có tỷ lệ thiếu máu cao hơn. Tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa.

Về tỷ lệ thiếu máu học sinh theo 3 khối: khối 11 có tỷ lệ học sinh thiếu máu thấp nhất: 8,7% , sau đó đến khối 10: 12,6%. Khối 12 có tỷ lệ thiếu máu cao nhất, 18,6%. Khác biệt p>0,05 không có ý nghĩa thống kê.

3.2 Giá trị trung bình hemoglobin của học sinh

Kết quả Hb trung bình của học sinh theo 2 trường cho thấy trường BL B có Hb trung bình 132,5 ± 11,5 g/l, thấp hơn BL C: 133,4 ± 13,2 g/l tuy nhiên khác biệt rất nhỏ không có ý nghĩa.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Lê Bạch Mai và CS trên PNTSĐ với mức Hb trung bình 134,6 g/l thì kết quả này hơi thấp hơn [14]. Giá trị này tương đương với giá trị Hb trung bình của PNTSĐ trong nghiên cứu của Nguyễn Song Tú (132,0 g/l), nhưng nếu xét trên nhóm PN 15-19 tuổi trong cùng nghiên cứu (137,09) thì giá trị của chúng tôi thấp hơn [22]. Tuy nhiên so với mức Hb trung bình trong nghiên cứu của Nguyễn Chí Tâm và CS ở PN không có thai trên toàn quốc (127,4 g/l) hay nghiên cứu tại Yên Bái năm 2005 (122,3 g/l) [19], [43] thì giá trị này cao hơn nhiều.

Về giá trị trung bình Hb của 3 khối 10, 11, 12 ta thấy có sự chênh lệch Hb giữa 3 khối, p<0,05. Trong đó giá trị Hb của lớp 11 (135,7 ± 11,7 g/l) lớn hơn khá rõ so với lớp 12 (131,0 ± 12,2 g/l). So sánh riêng 2 khối này ta có p<0,05 có ý nghĩa thống kê.

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu khẩu phần ăn và tình trạng thiếu máu của học sinh nữ hai trường phổ thông trung học b và c, huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 44 - 47)