Giá trị dinh dưỡng trong KPA học sinh 2 trường

Một phần của tài liệu khẩu phần ăn và tình trạng thiếu máu của học sinh nữ hai trường phổ thông trung học b và c, huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 42 - 44)

Về giá trị dinh dưỡng KPA theo trường, năng lượng trong KPA của học sinh 2 trường không khác nhau nhiều và ở mức chung là 1857,4 ± 706,6 Kcal/hs/ngày, thấp hơn nhu cầu khuyến nghị cho nữ 16-18 tuổi là 2240 Kcal. Protid, lipid và glucid tổng số đều không chênh lệch đáng kể giữa 2 trường. Protid đạt 66,6 ± 22,4, lipid là 35,3 ± 19,4 và glucid 305,7 ± 105,9g/hs/ngày đạt mức khuyến nghị. Riêng protid động vật trường BL B tiêu thụ nhiều hơn BL C,với p<0,05 có ý nghĩa.

Thành phần vitamin và khoáng chất có 1 số khác biệt của 2 trường so với nhu cầu khuyến nghị và giữa 2 trường với nhau. Ca của 2 trường ở mức 413,4± 173,8mg/hs/ngày, chỉ đạt 24-58,7 % so với NCKN(1000mg/ngày). Sắt: 9,2 ± 4,8 mg/hs/ngày, cũng chỉ đạt 10,7-33,9% NCKN(41,3 mg/ngày). NCKN về vitamin B2 cho nữ 16-18 tuổi là 1 mg/ngày, trong khi của 2 trường là 0.72 ± 0.31mg, thấp hơn. Hàm lượng B1 trong KP của 2 trường đạt mức KN, trong đó BL B thấp hơn BL C, khác biệt p<0,05.

Về tính cân đối của KP, tỷ lệ protid trong KP của cả 2 trường có phần cao hơn khuyến nghị chung và glucid hơi thấp hơn. Tỷ lệ lipid tương đương NCKN.

có sự khác biệt khá nhiều về tỷ số protid động vật/protid tổng số và lipid thực vật/lipid tổng số. Qua biểu đồ 3.2 có thể thấy cả 2 trường đều có % protid động vật thấp hơn và lipid thực vật cao hơn mức khuyến cáo. Trong đó BL C có sự chênh lệch nhiều hơn ở cả 2 tỷ số.

Thành phần Ca/P chung 0,51 ± 0,20, nằm trong khoảng KN, tuy nhiên trong đó BL B là 0,49 ± 0,16, hơi thấp hơn NCKN. Tỷ lệ B1/1000Kcal và PP/1000Kcal đạt mức cao hơn NCKN. Riêng vitamin B2/1000Kcal của 2 trường là 0,40 ± 0,14 mg, thấp hơn NCKN là 0,55mg.

Như vậy, KPA của hs 2 trường hơi thiếu về mặt số lượng, năng lượng đạt khoảng 82,9% so với NCKN. Lượng Ca, sắt, vitamin B2 cũng thấp hơn NCKN. Trong đó đặc biệt sắt chỉ đạt 10,7-33,9% so với nhu cầu sắt khuyến nghị cho nữ từ 16-18 tuổi. Về chất lượng, tỷ lệ Pr: L: G của 2 trường tương đối gần tỷ lệ khuyến cáo, tuy nhiên tỷ số protid động vật so với tổng số protid thấp hơn và tỷ số lipid thực vật/lipid tổng số cao hơn mức khuyến cáo. Giá trị dinh dưỡng trong KP của học sinh 2 trường như vậy cũng chưa đảm bảo.

KPA của học sinh nữ 2 trường BL so với nghiên cứu trên toàn quốc năm 2000 của Viện Dinh dưỡng có thành phần năng lượng thấp hơn (19930,9Kcal), nhưng tỷ lệ Pr: L: G cân đối hơn; hàm lượng Ca và sắt thấp hơn nhưng các vi chất còn lại như vitamin B1, B2, PP, C...đều cao hơn [4]. So với điều tra 2010 thì KPA của học sinh BL tương đương về năng lượng (1925,0Kcal) cũng như tỷ lệ năng lượng theo Pr : L : G (15,4 : 17,6 : 67,0) [15].

So sánh với giá trị dinh dưỡng trong KPA của nhóm đối tượng khác, như trong nghiên cứu của Lương Minh Quang ở học sinh tiểu học thì các thành phần năng lượng, glucid, lipid của học sinh THPT huyện BL cao hơn nhiều. Nhưng tổng protein lại thấp hơn (95,67 ± 101,63 g), tỷ lệ Pr: L: G cân đối hơn. Các

phụ nữ có thai trong kết quả nghiên cứu của Lê Văn Ninh tại xã Phù Linh, Sóc Sơn thì năng lượng cũng như các vitamin, khoáng chất trong KPA nghiên cứu của chúng tôi đều thấp hơn [16].

Thành phần dinh dưỡng trong KPA 3 khối 10, 11, 12 có một số khác biệt. Lớp 12 có thành phần protid tổng số, phospho và vitamin A cao nhất. Tỷ số Ca/P, hàm lượng B1/1000Kcal và B2/1000Kcal cũng đạt giá trị cao nhất. Lớp 11 có tổng lượng vitamin A, tỷ số Ca/P, vitamin B2/1000Kcal thấp nhất, các giá trị khác đa số ở mức trung bình. Còn lớp 10 có ít protid, lipid, phospho, sắt, tỷ số protid động vật/protid tổng số thấp nhất, các giá trị khác cũng thường ở mức thấp nhất. Vậy nhìn chung chất lượng KPA của khối 10 không tốt bằng 2 khối 11,12. Điều này tương tự với kết luận về mức tiêu thụ LTTP qua KPA của 3 khối.

Một phần của tài liệu khẩu phần ăn và tình trạng thiếu máu của học sinh nữ hai trường phổ thông trung học b và c, huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w