Mức tiêu thụ lương thực thực phẩm của học sinh nữ 2 trường THPT huyện Bình Lục

Một phần của tài liệu khẩu phần ăn và tình trạng thiếu máu của học sinh nữ hai trường phổ thông trung học b và c, huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 38 - 42)

huyện Bình Lục

1.1 Mức tiêu thụ LTTP qua khẩu phần ăn hàng ngày của học sinh

Lương thực thực phẩm chủ yếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của học sinh nữ 2 trường là ngũ cốc. Rau cũng được sử dụng nhiều. Trong đó học sinh trường BL C có mức sử dụng rau các loại nhiều hơn đáng kể: 206,9 ± 124,8 g/hs/ngày trong khi BL B là 146,6 ± 86,9g/hs/ngày, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Quả chín cũng có mức tiêu thụ cao 147,8±159,7 g/hs/ngày. Thịt cá được sử dụng đáng kể. Thịt các loại chung cho 2 trường là 77,9±77,4 g/hs/ngày, thủy hải sản là 40,8±65,1 g/hs/ngày, trong đó trường BL C ăn lượng cá và hải sản nhiều hơn (54,7 ± 79,1 so với 25,7 ± 40,6 g/hs/ngày), khác biệt p<0,05. Riêng trứng các loại ở trường BL C tiêu thụ trong ngày nhiều hơn: 35,0 ± 46,7 g/hs/ngày so với BL B là 19,7 ± 29,6g/hs/ngày (p<0,05). Lạc vừng, khoai củ, dầu mỡ, đồ ngọt và đồ uồng nhìn chung mức tiêu thụ thấp. Các đối tượng được phỏng vấn đều không sử dụng đồ hộp trong khẩu phần ăn trong ngày.

Huyện BL cách trung tâm thành phố Phủ Lý khoảng 15km, là một huyện đồng bằng Bắc Bộ-nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hà Nam. Diện tích tự nhiên của huyện BL là 154,9 km².

Trường BL B thuộc xã Vũ Bản, BL C thuộc xã Tràng An huyện Bình Lục, cả 2 đều là xã thuần nông, địa hình đồng bằng với khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng. Thu nhập bình quân đầu người của xã Vũ Bản là 17 triệu đồng/người/năm, của xã Tràng An là 11,3 triệu đồng/năm. Như vậy cả 2 đều thuộc xã nghèo, kinh tế kém phát triển, trong đó dựa vào thu nhập bình quân đầu

xã Tràng An tiêu thụ ít thịt cá hơn BL B và thay bằng rau và trứng các loại.

Về mức tiêu thụ LTTP qua khẩu phần ăn học sinh 3 lớp 10, 11, 12, học sinh các lớp cũng có mức tiêu thụ các nhóm LTTP tương tự như kết quả chung của 2 trường: chủ yếu là gạo và rau, quả chín tương đối nhiều. Thịt, cá, trứng, sữa ở mức trung bình và các thực phẩm còn lại ít tiêu thụ. Một số nhóm LTTP có sự khác biệt giữa các lớp là rau, quả chín, thịt, cá, trứng, sữa. Khối 10 tiêu thụ rau và trứng nhiều nhất, ngược lại lại ít thịt nhất. Khối 12 ăn nhiều quả chín, thịt, cá, sữa nhất. Khối 11 có mức tiêu thụ LTTP trung bình so với 2 khối còn lại.

Như vậy có thể thấy học sinh lớp 12 có khẩu phần ăn giàu đạm, vitamin và khoáng chất hơn. Khối 10 tiêu thụ rau nhiều hơn và nhóm thức ăn giàu đạm, vitamin, khoáng chất thấp nhất. Có thể lý giải sự khác biệt này do học sinh khối 12 sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đại học quan trọng, nên được gia đình quan tâm hơn và tạo điều kiện ăn uống tốt hơn. Mức tiêu thụ trứng của học sinh khối 10 cao hơn có thể do trứng là nguồn thực phẩm giàu đạm với giá thành rẻ hơn thịt, cá và các gia đình nông thôn cũng dễ lấy nguồn thực phẩm này từ hình thức chăn nuôi gia cầm. Khối 11 ở giai đoạn trung gian, thường cũng bắt đầu được quan tâm tới chế độ ăn để phục vụ việc học tập, mức tiêu thụ các nhóm thực phẩm của đối tượng này cũng ở mức trung bình giữa 2 khối.

So sánh với nghiên cứu KPA trên nữ vị thành niên vùng ven biển Lệ Thủy, Quảng Bình của Phan Thị Thủy thì KPA của học sinh nữ 2 trường BL có mức tiêu thụ gạo tương đương (318,3g/hs/ngày), khoai ít hơn rất nhiều (307,3g/ngày) . Học sinh nữ ở Quảng Bình ăn ít thịt (2,8g/hs/ngày), và rau (52g/hs/ngày) hơn rất nhiều. Riêng lượng cá lại cao hơn (138g/ngày) [26]. So với đối tượng học sinh tiểu học trong 1 nghiên cứu năm 2009 thì các loại LTTP: ngũ cốc, rau, quả chín, thịt, cá, trứng, sữa... của học sinh BL đều cao hơn rõ rệt,

31,0g/hs/ngày. Riêng đồ ngọt của học sinh tiểu học cao hơn: 20,2±38,2g/hs/ngày [17]. So với kết quả điều tra năm 2000 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia trên 7658 hộ gia đình trong toàn quốc thì các thành phần gạo, khoai, rau, dầu mỡ.. tương đương, nhóm thịt, cá, và quả chín cao hơn. Như vậy chất lượng KPA của nhóm nghiên cứu đã tốt hơn KPA chung của người Việt Nam năm 2000 [4]. Nhưng so với nghiên cứu của Lê Thị Hợp năm 2010 với kết quả mức tiêu thụ trung bình của người dân: gạo và ngũ cốc 406,6g/người/ngày; rau các loại 190,0g/người/ngày; quả chín 60,0g/người/ngày; dầu mỡ 8,3g/người/ngày; thịt các loại 84,0g/người/ngày; cá và hải sản 59,8g/người/ngày, thì ngoài quả chín có lượng tiêu thụ nhiều hơn, KPA của học sinh BL nhìn chung lại thấp hơn trung bình của nhân dân Việt Nam [15].

Theo phương pháp điều tra hỏi tần suất tiêu thụ LTTP, gạo vẫn là lương thực chủ yếu, sử dụng trung bình 2,4 lần/ngày, sau đó là rau 2 lần/ngày. Dầu mỡ cũng dùng thường xuyên: 1,9 lần/ngày. Trong khi gạo là lương thực chủ yếu thì khoai củ lại rất ít được sử dụng.

Các nhóm có tần suất sử dụng nhiều theo tuần là thịt, cá, trứng, đậu đỗ, đồ ngọt và đồ uống. Tần suất sử dụng thịt theo ngày tuy không cao(0,7 lần/ngày) nhưng cũng đạt 1,6 lần/tuần. Cá được sử dụng theo tuần nhiều nhất, 2 lần/tuần. Trứng trung bình 1,8 lần/tuần. Đậu đỗ trung bình sử dụng 1,5 lần/ tuần. Như vậy nhóm thực phẩm giàu protein được sử dụng theo cả ngày và tuần, với tần suất sử dụng trong tuần 1,5 đến 2 lần/tuần. Riêng sữa là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều protein và canxi lại ít được sử dụng (0,5 lần/tuần).

Quả chín được sử dụng khá nhiều nếu xét theo cả ngày và tuần (0,8 lần/ngày và 1,5 lần/tuần). Vậy kết hợp với tần suất sử dụng rau 2 lần/ngày, nhóm thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng được sử dụng với tần suất khá cao so với các nhóm LTTP khác.

Như vậy về cơ bản, 4 nhóm thực phẩm cung cấp glucid, protein, lipid, vitamin và khoáng chất có tần suất xuất hiện cân đối. Các thực phẩm cung cấp đường nhanh xuất hiện không nhiều. Đồ ngọt được sử dụng 1,3 lần và đồ uống 1lần/tuần.

Tần suất xuất hiện thịt, rau, quả trong ngày của học sinh huyện BL cao hơn, riêng về nhóm cá/hải sản thì thấp hơn so với nữ vị thành niên trong nghiên cứu trên học sinh ven biển Quảng Bình của Phan Thị Thủy [26]. Có thể thấy tần suất sử dụng LTTP còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa phương, hoàn cảnh sống...

được tiêu thụ theo ngày ở 3 khối: gạo, rau, quả, thịt, dầu mỡ (biểu đồ 3.4). Lớp 10 có tần suất tiêu thụ theo ngày thấp nhất các nhóm thực phẩm này.

Như vậy với phương pháp hỏi tần suất tiêu thụ LTTP, nhìn chung không thấy chênh lệch nhiều về tần suất sử dụng LTTP giữa 2 trường. Tuy nhiên tần suất tiêu thụ của 3 khối cho thấy lớp 10 có tần suất sử dụng LTTP theo ngày thấp nhất. Điều này khá phù hợp với giả thuyết học sinh lớp 10 chưa được quan tâm về tình trạng ăn uống bằng học sinh lớp 11, 12 như kết quả về mức tiêu thụ LTTP qua KPA.

Một phần của tài liệu khẩu phần ăn và tình trạng thiếu máu của học sinh nữ hai trường phổ thông trung học b và c, huyện bình lục, tỉnh hà nam (Trang 38 - 42)