Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP GIÁO dục kỹ NĂNG sử DỤNG MẠNG xã hội CHO học SINH THPT góp PHẦN NGĂN NGỪA các TIÊU cực và lừa đảo TRÊN MẠNG xã hội (Trang 47 - 52)

PHẦN B NỘI DUNG

3. Thực nghiệm sư phạm

3.1 Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng nhằm kiểm chứng tính khả thi của đề tài và khả năng áp dụng vào thực tế một cách có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trong tuần SHTT đầu năm học. Thơng qua thực nghiệm để có những điều chỉnh, bổ sung nội dung và hình thức phù hợp hơn trong quá trình phát triển đề tài.

3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm

Trong phạm vi thời gian và khả năng tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tập trung nhằm giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Điều tra thực trạng trước khi áp dụng đề tài - Hiệu quả sau khi áp dụng đề tài

- Sự thay đổi kết quả do việc áp dụng đề tài mang lại.

3.2. Tổ chức thực nghiệm

3.2.1. Chọn đối tượng thực nghiệm

HS được tham gia tuần SHTT với nội dung “An toàn trên mạng xã hội” HS được tham gia các chủ đề sinh hoạt đồn, các tiết tin học, tiết sinh hoạt lớp có nội dung liên quan đến mạng xã hội và những lừa đảo trên mạng xã hội.

3.2.2. Kết quả thực nghiệm

Điều tra, so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài

Để có căn cứ khoa học cho đề tài, chúng tôi đã thực hiện thêm thực nghiệm trong năm học 2021-2022. Chúng tơi đã tiến hành thăm dị ngẫu nhiên 352 ĐVTN ở các trường THPT Hồng Mai 2, THPT Nghi Lộc 4 thơng qua phiếu khảo sát.

Thời điểm 1: trước khi thực hiện đề tài (tháng 9/2020) Thời điểm 2: sau khi thực hiện đề tài (Tháng 3/2022)

43

3.2.2.1. Khảo sát về thời gian sử dụng trước và sau áp dụng biện pháp chúng tôi thu được bảng số liệu

TT Thời gian sử dụng

Trước áp dụng đề tài Sau áp dụng đề tài

Số phiếu Tỉ lệ (%) Số phiếu Tỉ lệ (%) 1 Dưới 1giờ 6 1,7 34 9,7 2 Từ 1- 3 giờ 81 23 218 61,9 4 Trên 4 giờ 139 39,5 33 9,4 3 Từ 3- 4 giờ 126 35,8 67 19 Phân tích số liệu:

Nhìn vào biểu đồ trên ta số học sinh thường xuyên sử dụng mạng xã hội(trên 4 tiếng/ngày) giảm xuống rõ rệt từ 39,5% xuống còn 9,4%, chủ yếu các em sử dụng trong tầm 1-3 tiếng/ ngày (chiếm 61,9%) như vậy tỉ lệ các em thường xuyên việc sử dụng mạng xã hội một các tiêu cực hay để giết thời gian cũng đã giảm đi nhiều, thay vào đó các em đã biết dành thời gian cho học tập, vui chơi giải trí lành mạnh nhiều hơn.

44

3.2.2.2. Khảo sát về mục đích sử dụng mạng xã hội trước và sau khi áp dụng biện pháp

TT Mục đích

sử dụng

Trước áp dụng đề tài Sau áp dụng đề tài

Số phiếu Tỉ lệ (%) Số phiếu Tỉ lệ (%) 1 Học tập 112 31,8 238 67,6 2 Lướt FB, tiktok 129 36,6 82 23,3 3 Chơi game 103 29,3 24 6,8 4 Kinh doanh 8 2,3 8 2,3 Phân tích số liệu:

Nhìn vào biểu đồ trên tơi thấy: Sau khi tiến hành tổ chức các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền cùng với những hoạt động ngồi trời vui chơi bổ ích cùng với sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân các em thì tỷ lệ các bạn sử dụng mạng xã hội vào những mục đích tiêu cực đã có sự giảm xuống và thay vào đó tỉ lệ các em sử dụng mạng xã hội mục đích tích cực đã có chiều hướng thay đổi hơn. Mục đích học sinh vào mạng xã hội để tìm kiếm tài liệu hỗ trợ việc học tập đã tăng rõ rệt (từ 31,8% lên 67,6%) đi kèm với nó việc vào mạng để chơi game để lướt facebook hay xem tiktok đã giảm đi đáng kể. Điều này cho thấy mạng xã hội đã trở thành một kênh thơng tin, giải trí và học tập chính thống của học sinh. Và học sinh nếu biết sử dụng có hiệu quả mạng xã hội thì sẽ mang lại những ý nghĩa rất to lớn.

45

3.2.2.3. Khảo sát về mức độ hiểu biết và xử lí các tình huống lừa đảo mà em bắt gặp khi tham gia mạng xã hội

Khi gặp những tin nhắn như vay tiền, mời làm CTV kinh doanh, trúng thưởng.... thì em sẽ làm gì?

Khi có người bạn lạ, bạn nước ngồi kết bạn Facebook, Zalo. Em sẽ làm gì?

Em xem facebook bạn và thường thấy những bài viết kêu gọi đầu tư tiền để sinh lời, trong bài viết đó có những hình ảnh chuyển tiền lời từ việc đầu tư. Em sẽ làm gì?

46 Qua những số liệu thu được ta nhận thấy hầu hết các em đã nhận biết được các thủ đoạn lừa đảo trên mạng xã hội đồng thời có những kĩ năng cơ bản trong việc xử lí các trường hợp đó.

3.2.2.4. Đánh giá về kết quả khảo nghiệm.

Theo kết quả của tất cả của những mặt khảo nghiệm, tôi thấy trong 352 phiếu khảo nghiệm ngẫu nhiên về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT trường Hồng Mai 2 và trường Nghi Lộc 4 thì tỷ lệ học sinh sử dụng mạng xã hội của các em học sinh đã có hướng tích cực so với kết quả lần khảo sát thực trạng. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng các em học sinh đã có ý thức hơn trong việc sử dụng mạng xã hội. Các em đã biết sử dụng mạng xã hội một cách khoa học hợp lý nhất, biết khai thác những lợi ích mà mạng xã hội đem lại để giúp ích cho bản thân, cho bạn bè, các em đã nhận biết được những thủ đoạn lừa đảo trên mạng xã hội từ đó biết cách phịng tránh khi bắt gặp các trường hợp đó. Đó cũng là minh chứng cho hiệu quả bước đầu sau khi áp dụng các biện pháp được đề xuất trong đề tài.

47

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP GIÁO dục kỹ NĂNG sử DỤNG MẠNG xã hội CHO học SINH THPT góp PHẦN NGĂN NGỪA các TIÊU cực và lừa đảo TRÊN MẠNG xã hội (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)