Đối với giáo viên

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP GIÁO dục kỹ NĂNG sử DỤNG MẠNG xã hội CHO học SINH THPT góp PHẦN NGĂN NGỪA các TIÊU cực và lừa đảo TRÊN MẠNG xã hội (Trang 33 - 40)

PHẦN B NỘI DUNG

2. Các biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề

2.3. Đối với giáo viên

- Thông qua giờ giáo dục công dân, giáo viên bộ môn đưa vào nội dung bài giảng những hành vi phạm pháp và những điều luật để ngăn chặn, xử lý những vi phạm an ninh mạng.

- Thông qua các giờ Tin học về cách bảo mật tài khoản cá nhân trên các trang mạng xã hội. Lấy dẫn chứng thực tiễn về những hành vi lừa đảo để học sinh tự rút ra bài học cho bản thân khi tham gia mạng xã hội.

Cụ thể trong tiết dạy: BTTH 11: Thư điện tử và máy tìm kiếm thơng tin. Ngồi nội dung tiết học là hướng dẫn tạo tài khoản và sư dụng thư điện tử; cách tìm kiếm thơng tin trên Internet thì giáo viên lồng ghép nội dung tìm kiếm liên quan đến vấn đề mạng xã hội và xem nội dung các tập phim ngắn về vấn đề an ninh mạng theo công văn số 1517/STT&TT-XB ngày 14/10/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An về việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an tồn thơng tin.

Ngày soạn: 3/4/2022 Ngày dạy: 12/4/2022

BÀI TẬP THỰC HÀNH 11

THƯ ĐIỆN TỬ VÀ MÁY TÌM KIẾM THƠNG TIN

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

 Đăng kí một hộp thư điện tử mới;  Đọc, soạn và gửi thư điện tử;

 Tìm kiếm thơng tin đơn giản bằng máy tìm kiếm thơng tin. 2. Kỹ năng

 Sử dụng được trình duyệt web  Lập và sử dụng hòm thư điện tử 3. Thái độ

 Tự giác, tích cực và chủ động trong thực hành. 4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua trao đổi, thảo luận. - Năng lực tự học.

29

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

1. Giáo viên: Phịng máy tính đã kết nối mạng internet. 2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, sách bài tập và bài viết sẵn ở nhà. - Xem trước nội dung bài thực hành số 11.

3. Phương pháp: Gởi mở thông qua hoạt động tư duy.

- Dạy học theo quan điểm hoạt động.

- Sử dụng máy chiếu, máy tính, SGK để minh họa, bảng phụ.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (4 BƯỚC: A,B,C,D)

A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP

1. Mục tiêu: học sinh biết cách mở ra máy tìm kiếm google

Bước đầu làm quen với việc tìm kiếm thơng tin nhờ máy tìm kiếm

2. Phương thức:

GV giao nhiệm vụ cho học sinh

- Hãy mở ra trình duyệt web khác trình duyệt IE

- Sử dụng trình duyệt này hãy mở ra trang web http://www.google.com.vn

- Nhập nội dung ‘đăng kí hịm thư gmail’ vào ơ tìm kiếm của trang web google vừa mở ra.

- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.

- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến hoạt động của HS

30

3. Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS sẽ thực hiện theo yêu cầu của giáo viên và

sẽ mở ra máy tìm kiếm google với một trình duyệt web đã chọn. Giáo viên kết nối vào bài mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hoạt động 1: Tìm kiếm thơng tin trên Internet

* Mục tiêu: Biết các cách tìm kiếm thơng tin trên Internet * Phương thức:

GV giao nhiệm vụ cho HS:

Cách 1: Tìm kiếm theo danh mục địa chỉ

(1)

Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm truy cập vào trang Web theo địa chỉ có sẵn

Nhóm 1: https://www.youtube.com/watch?v=YrucOqyZhuw Nhóm 2: https://www.youtube.com/watch?v=uPC0U_A0pog Nhóm 3: https://www.youtube.com/watch?v=9fLYZhRuLQs Nhóm 4: https://www.youtube.com/watch?v=rcSl_Zq7wCw (2) - Mở trình duyệt web

- Gõ địa chỉ trang web cần mở vào ô Address - Nhấn Enter

(3)

Yêu cầu các nhóm tóm tắt nội dung mình đã tìm kiếm được và rút ra bài học sau khi xem nội dung trong trang web.

Cách 2: Sử dụng máy tìm kiếm google

(1)

Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mối nhóm thực hiện tìm kiếm một nội dung theo từ khóa giáo viên u cầu

Nhóm 1: Tìm từ khóa “Lợi ích khi sử dụng mạng xã hội”

Nhóm 2: Tìm từ khóa “Những mối nguy hại khi sử dụng mạng xã hội” Nhóm 3: Tìm từ khóa: “Một số chiêu thức lừa đảo trên mạng xã hội” Nhóm 4: Tìm từ khóa: “Cách phịng tránh những lừa đảo trên mạng xã hội”

31 (2)

- Mở máy tìm kiếm http:\\www.google.com

- Sử dụng khóa tìm kiếm: gõ khóa tìm kiếm của nhóm mình vào ơ tìm kiếm

- Nhấn phím Enter hoặc nháy chuột vào nút Tìm kiếm với Google - Đại diện nhóm trình bày nội dung nhóm vừa tìm kiếm

(3)

- Gõ nội dung cần tìm kiếm vào ơ tìm kiếm (nội dung tương tự như trên, chỉ khác khơng đặt khóa tìm kiếm trong cặp nháy “”

- Nhấn phím Enter hoặc nháy chuột vào nút Tìm kiếm với Google - Quan sát kết quả nhận được.

- So sánh kết quả với việc sử dụng khóa đặt trong cặp nháy (3) sử dụng cơng cụ nâng cao

- Chọn mục Tìm kiếm với nhiều chi tiết trong trang chủ của Google để sử dụng trang tìm kiếm nâng cao.

(4) Tìm kiếm hình ảnh

- Chọn mục Hình ảnh và gõ khóa tìm kiếm vào ơ tìm kiếm để tìm những hình ảnh có liên quan đến khóa

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến hoạt động của HS

- Giáo viên nhận xét: nếu khóa tìm kiếm đặt trong cặp nháy “” thì kết quả

máy tìm kiếm trả về là các trang web chứa một cụm từ chính xác về vị trí liền kề và đúng thứ tự của các từ.

* Sản phẩm:

- Là danh sách các trang web phù hợp hoặc khơng phù hợp với khóa tìm kiếm

- Là các hình ảnh nếu tìm kiếm hình ảnh

2. Hoạt động 2: Tạo lập và sử dụng hòm thư điện tử * Mục tiêu: Tạo và sử dụng được hòm thư điện tử. * Phương thức:

GV giao nhiệm vụ cho HS:

- Sử dụng máy tìm kiếm Google để tìm “hướng dẫn lập hịm thư điện tử gmail”

32 - Sử dụng kết quả tìm kiếm để mở ra trang web: dangkygmail.com

- Làm theo hướng dẫn của trang để đăng kí hịm thư điện tử cho riêng mình

(gợi ý học sinh nên đặt tên hòm thư sao cho gợi nhớ nhất vd: họ tên ngày sinh...)

- Ghi nhớ tên hòm thư và mật khẩu hịm thư của mình - Chuyển đến tài khoản của tơi để vào hịm thư

- Đọc thư

+ Nháy chuột vào nút Hộp thư đến để xem danh sách các thư; + Nháy chuột vào phần chủ đề của thư muốn đọc

33 - Soạn thư và gửi thư

+ Nháy chuột vào nút “Soạn thư” để soạn thư mới + Gõ địa chỉ người nhận vào ô “Người nhận” + Gõ tiêu đề thư vào ô “Chủ đề”

+ Soạn nội dung thư

+ Nháy chuột vào nút “Gửi” để gửi thư

- Đóng hộp thư: Nháy chuột vào nút “Đăng xuất”

- Đăng nhập lại: Chọn vào tài khoản muốn đăng nhập, sau đó nhập mật khẩu và nhấn nút đăng nhập

- Gửi cho bạn ngồi bên một thư với nội dung chào hỏi

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến hoạt động của HS

- Giáo viên nhận xét: Nếu muốn gửi kèm tài liệu thì nhấn vào nút Tệp đính kèm, sau đó tìm đường dẫn đến tệp muốn gửi cùng và nhấn nút mở tệp đó ra. Nó sẽ được đính kèm với thư gửi.

Một thư có thể gửi tới nhiều địa chỉ khác nhau trong cùng một lần gửi

* Sản phẩm:

Hòm thư của học sinh

Thư điện tử gửi đi và gửi đến (của bạn bên cạnh)

C. LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã thu được từ các hoạt động để luyện tập

củng cố kiến thức.

* Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS:

- Sử dụng máy tìm kiếm Google để tìm đề cương ơn tập mơn tin 10 học kì 1

- Lưu đề cương ơn tập và gửi tài liệu vào hòm thư cho trước của giáo viên

* Gợi ý sản phẩm

- Tài liệu ôn tập gửi vào mail của giáo viên D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG

1. Mục tiêu: Giúp hoc sinh tự vận dụng, tìm tịi mở rộng cá kiến thức trong bài

học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.

34

2. Phương thức:

- GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):

+ Dùng máy tìm kiếm Google để tìm tài liệu mơn học mà em yêu thích nhất

+ Mở ra trang chứa tài liệu mà em vừa tìm kiếm + Lập tài khoản trên trang

+ Dùng tài khoản đó đăng nhập vào trang để có thể tham khảo tài liệu học tập của mơn học mình u thích

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ (ở nhà)

3. Gợi ý sản phẩm:

- Tùy thuộc sự yêu thích của mỗi học sinh mà có thể mở ra các trang tài liệu khác nhau

- Các em tạo được tài khoản đăng nhập vào trang, tham gia như một thành viên có thể đưa bài, thảo luận hoặc download bài xuống phục vụ cho quá trình học tập.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

......................................................................................................................... ......................................................................................................................... .........................................................................................................................

Một số hình ảnh tiết dạy

Hình 6: Học sinh tranh luận những câu hỏi tình huống về lừa đảo trên mạng xã hội

35

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP GIÁO dục kỹ NĂNG sử DỤNG MẠNG xã hội CHO học SINH THPT góp PHẦN NGĂN NGỪA các TIÊU cực và lừa đảo TRÊN MẠNG xã hội (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)