2.4.1 .Thiết kế trắc nghiệm
2.4.2. Kết quả thử nghiệm trắc nghiệm
Số liệu tiến hành điều tra thử nghiệm: 94 sinh viên
Mục đích của thử nghiệm trắc nghiệm là xem phép đo có phù hợp với mục đích cần đo khơng, kiểm tra độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ hiệu lực cấu trúc của phép đo, kiểm tra từng item có đáp ứng các tiêu chuẩn đo lường?... để phát hiện các item kém tin cậy, quá dễ hoặc quá khó, độ phân biệt thấp?... để sửa chữa hoặc loại bỏ.
2.4.2.1. Đánh giá độ khó và độ phân biệt
Kết quả đánh giá độ khó của từng item của trắc nghiệm đo năng lực GQVĐ trong các tương tác xã hội theo mơ hình Rasch cho thấy tất cả các item của trắc nghiệm có độ khó tính theo thang logit phân bố rải đều từ tương đối dễ đến tương đối khó (từ -1.71 đến + 3.10). Khơng có item nào quá dễ, tuy nhiên có 4 item hơi khó. Có một số item ngoại lai (item 9, 17, 19, 31, 42, 44).
Kết quả đánh giá độ phân biệt của từng item cho thấy có một số item độ phân biệt kém, đó là item 3, 9, 29, 43, 45, 48.
2.4.2.2. Đánh giá độ tin cậy
Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS cho thấy hệ số độ tin cậy Crobach’s Alpha của toàn bộ thang đo khá cao, kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng 2.1 như sau:
Các tiểu thang đo/thang đo (trắc nghiệm năng lực GQVĐ trong các tương tác xã hội)
Hệ số tin cậy alpha Mẫu (N = 94)
Năng lực thiết lập, duy trì quan hệ 0.32 Năng lực GQVĐ trong các tương tác xã hội 0.77
Toàn bộ thang đo 0.75
Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng độ tin cậy của toàn bộ thang đo ở mức khá cao (r =0,75), tuy nhiên trong từng tiểu thang đo có sự khác nhau. Cụ thể là trong tiểu thang đo năng lực duy trì, thiết lập quan hệ xã hội hơi thấp (r = 0,32), hệ số tương quan của item 1,8,9,12 với các item còn lại rất thấp. Độ tin cậy của tiểu thang đo năng lực GQVĐ trong các tương tác xã hội đạt mức khá cao (r = 0,77), hệ số tương quan của các item cũng ở mức khá cao. Tuy nhiên vẫn cịn một có item hệ số tương quan thấp (item 27,36,41,43,46,48).
2.4.2.3. Đánh giá độ hiệu lực
Để đánh giá độ hiệu lực cấu trúc, đề tài sử dụng phương pháp phân tích nhân tố. Kết quả phân tích nhân tố bằng phần mềm SPSS cho thấy cả 2 tiểu thang đo của trắc nghiệm đo năng lực GQVĐ trong các tương tác xã hội chiết xuất được 1 nhân tố chung có trị số đặc trưng (Initial Eigenvalues = 7.57) factor này giải thích cho 15,7% độ biến thiên của toàn phép đo.
Kết quả thử nghiệm trên 94 sinh viên của cho thấy có 40/48 item của trắc nghiệm đáp ứng các tiêu chuẩn đo lường. Có 8 item kém chất lượng (độ tin cậy thấp/độ phân biệt thấp/ngoại lai nên chúng tôi phải loại bỏ các item (8,9,12, 27,36,41,43,48) này khỏi phép đo. Như vậy trắc nghiệm đưa vào đánh giá chính thức cịn lại 40 item.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 tập trung vào nghiên cứu địa bàn và đặc điểm của sinh viên trường CĐSP Quảng Trị . Do đặc thù nghề nghề nghiệp của sinh viên trường CĐSP Quảng Trị là sư phạm nên sinh viên tần suất tương tác xã hội của sinh viên luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất, gần như ở mọi lúc, mọi nơi họ đều phải tham gia vào các tương tác liên cá nhân. Ngoài kiến thức khoa học chuyên ngành sâu, do tính chất đặc thù của ngành học – sư phạm – họ cần phải có khả năng nhạy cảm trong các tình huống giao tiếp, tương tác, thấu hiểu nhu cầu, hứng thú, tình cảm, hồn cảnh của từng học sinh, có khả năng kiểm sốt, hố giải các xung đột, khuyến khích các tương tác nhóm.
Chương này cũng tập trung vào nghiên cứu xây dựng bộ công cụ và đưa vào thử nghiệm để đánh giá các đặc tính đo lường. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã loại bỏ/chỉnh sửa các item kém chất lượng để đưa vào đánh giá chính thức bộ cơng cụ.