4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.4. Nhu cầu cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và huấn luyện
Trong những năm qua, số lượng sinh viên viên tốt nghiệp 2 ngành đi biển tại trường ĐH Hàng hải tăng lên khá lớn. Tuy nhiên, chất lượng chuyên môn của đội ngũ này lại còn nhiều hạn chế đặc biệt là ít hoặc thiếu kiến thức, kỹ năng chuyên môn, yếu ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp kém. Lý do cơ bản của vấn đề là do cơ sở phục vụ cho công tác đào tạo và huấn luyện tại trường còn nhiều bất cập, không đáp ứng được yêu cầu.
Để đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ thuyền viên cho trường Đại học Hàng hải, cần thiết phải đầu tư trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo và huấn luyện hàng hải. Trên cơ sở đó, Nhà trường phải trang bị những chủng loại cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chuẩn đào tạo huấn luyện hàng hải của tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).
Bên cạnh việc trang bị các thiết bị máy móc, tàu thực tập, cơ sở vật chất về trường lớp, thư viện, khu sinh hoạt phục vụ cho sinh viên cũng cần được quan tâm: Đối với các môn học chuyên ngành, Nhà trường cần xây dựng cả giáo trình điện tử để đưa lên mạng nội bộ thuận tiện cho việc tìm nguồn tài liệu tham khảo; đầu tư thiết bị giảng dạy cho sinh viên như: máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể, máy tính, các mô hình không gian… Trung tâm thông tin tư liệu được trang bị đầy đủ các nguồn sách tham khảo và giáo trình giảng dạy, thường xuyên cập nhật các tài liệu mới nhất, có phòng đọc, phòng tự nghiên cứu, thời gian phục vụ phù hợp với nhu cầu học tập của sinh viên. Đầu tư triệt để và khai thác hiệu quả đối với trung tâm thể thao, cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động ngoại khóa như: giao lưu văn hóa, văn nghệ, duy trì hoạt động các loại hình câu lạc bộ do Hội sinh viên, Đoàn thanh niên nhà trường phụ trách, Đây là nơi mà sinh viên có thể tham học hỏi, trau dồi cho bản thân những kỹ năng sống, có được thái độ tốt để phục vụ cho công việc sau này. Hệ thống khu nội trú được quản lý chặt chẽ đảm bảo công tác rèn luyện sinh viên cho ngành đi biển.