Kết luận về năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên khối ngành không chuyên Anh (nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Phương Đông). (Trang 83 - 99)

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Kết luận về năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên

TT Nhóm câu hỏi Nội dung câu hỏi Cấp độ kiểm tra

1 Nhóm 1: câu 2 và 21

(Nghe chi tiết: thời của động từ, hành động, từ chỉ thời gian…)

2. (A). The girl is telling a joke. (B) She has an injured arm. (C) She is asking a question. (D) The girl is reading a book.

21.When did the speaker have the French exam? (A)In the morning

(B)At noon (C)In the afternoon (D)In the evening A1.2 2 Nhóm 2: Câu 1 và 17 (Phân biệt từ đồng âm: happy, sleepy, angry hay Math & Art)

1. (A) The girl looks happy. (B) The girl is sleepy. (C) The girl is angry.

(D) The girl is looking out the window. 17.What are the speaker's favorite subjects?

(A) Chemistry and Math (B) Chemistry and Art (C) Math and Art (D) Geology and Math

A1.1 3 Nhóm 3: câu 3, 10, 22 (Kiểm tra từ vựng về location, từ ngữ quen thuộc)

3. (A) The boy is in the kitchen (B) He is in the library. (C) He is in a classroom. (D) He is at the hospital.

10.Can you take these books back to the library for me?

(A) There is some extra paper in the desk drawer.

(B)The books are expensive. (C) Yes, I’ll put them in my bag.

22.What does the speaker find French difficult about? (A) Words (B) Spelling (C) Grammar (D) Reading A1.3 A2.2 4 Nhóm 4: 16, 14, 12, 6, 20, 24, 8, 5, 7, 9, 19, 23

(Kiểm tra kỹ năng nắm bắt thông tin thông qua các câu hỏi WH và Yess/ No

5. (A) The man is at his desk. (B) He is in his office.

(C) The man is by the entrance. The man is near the board.

6.I’m so happy! I got an A in History!

(A)He is in the classroom right now (B)Congratulations!

(C)My history teacher’s name is Mrs.

A2.4

Yêu cầu người nghe xác định thông tin chính, và chi tiết)

Lewis.

7.Which class do you have on Tuesday mornings? (A)French.

(B)I don’t like to wake up early. (C)We can go together.

8.Will Brian go to university next year? (A)Brian studies hard. (B)She gave him the letter.

(C)No. He still has one more year of high school.

9.Is professor Green your music teacher? (A)Green is my favorite color. (B)No, Mrs. Benson is.

(C)The music store is closed today. 12. What did the man want to study?

(A)English (B)A language (C)History (D)Algebra

14. Why does the woman want to study Spanish? (A)She can study with her friend (B)She thinks its sounds romantic (C)She thinks it will be easy

(D)It will be fun to study with her friend 16. When can her friend only study?

(C)On Tuesday (D)On Thursday (E) On Friday (F) On Wednesday 19. Why does the speaker like art?

(A)It helps her relax

(B)She can make a lot of money (C)She can express her feelings

(D)She can go to the lab and experiment 20.What does the speaker like about chemistry?

(A)It is very easy (B)She can be creative

(C)She likes doing the experiments (D)She can express her feelings 23. Why does the speaker dislike history?

(A)He doesn’t like his classmates (B)It is boring

(C)The books are heavy (D)He doesn’t like the teacher 24.What subject is the speaker’s favorite?

(A)History (B)Sports (C)French (D)Math A2.2 A2.3 A2.2 A1.1 B1.1 B2.1 B1.1 B1.4 B1.4 B1.1

5 Nhóm 5: 18, 13 (Nhận biết chi tiết về lý do, sự việc cụ thể)

13. Why is the man not happy about the subject he is taking?

(A)He is interested in science (B)He isn’t interested in languages (C)He is interested in languages

(D)It was only his second choice subject 18. According to the speaker, what does she use to solve chemistry problems?

(A)Logic (B)Creativity (C)Answers (D)Feelings B2.4 6 Nhóm 6: 15, 11 (Nhận biết và hiểu nghĩa từ vựng liên quan đến môn học)

11. What will the man study next semester? (A)Plants and animals

(B)A scientific subject (C)Rocks and minerals (D)A language

15. Why is the man not happy about the subject he is taking?

(E) He is interested in science (F) He isn’t interested in languages (G)He is interested in languages

(H)It was only his second choice subject

B2.1

7 Nhóm 7: câu 4 (Những từ/ hành động dễ gây hiểu lầm)

4. (A) The students are passing notes. (B) The boy and girl are holding hands. (C) They are studying.

(D) The students are eating lunch.

A2.3

Bảng 3.4.1. Bảy nhóm câu hỏi chia theo cấp độ năng lực đo được

Từ bảng phân nhóm trên tác giả có nhận xét: để đạt được kết quả cao, sinh viên phải có một số năng lực nhất định ở kỹ năng này. Theo như bài Test 24 câu đã được thử nghiệm, năng lực của nhóm thí sinh tham gia làm bài chis thành 7 nhóm, tương đương với 7 bậc năng lực cần đạt trên thang năng lực. Các bậc năng lực trải dần từ dễ đến khó, đảm bảo rằng bài Test phù hợp với năng lực của nhóm thí sinh, có những câu dễ (4 câu bậc 1,2) đo năng lực thí sinh có học lực thấp, và nhiều câu hỏi nhất tập trung đo năng lực ở bậc trung bình (15 câu bậc 3,4). Đến bậc này, hầu hết các thí sinh đã được xác định một số kỹ năng nhất định như: nghe xác định thông tin chi tiết (thời của động từ, xác định hành động, từ chỉ thời gian…); Phân biệt từ đồng âm; Từ vựng về Location hay những từ ngữ quen thuộc trong đời sống học đường: lớp học, thư viện…; Xác định thông tin qua các loại câu hỏi/ nhận định:

câu hỏi lấy thông tin (WH question) hay xác nhận thông tin (Yes/ No question). Bên cạnh đó, những bậc năng lực cao hơn cũng có 5 câu để đo những thí sinh có năng lực cao (bậc 5, 6, 7). Những bậc năng lực được nâng lên cao dần từ những kiến thức/ ngữ pháp quen thuộc yêu cầu người học phải nghe và nắm bắt được thông tin chính xác, cụ thể, hiểu được phát ngôn và tránh được những từ ngữ/ hành động dễ gây hiểu lầm. Năng lực đo được của nhóm thí sinh 1, 2, 3 đạt mức A theo khung tham chiếu Châu Âu; nhóm 4 đạt đến mức B1; nhóm 5, 6 đạt mức B2; tuy nhiên cần phải cải thiện thêm một số kỹ năng khác.. Các bậc năng lực trong bài nghe cụ thể như sau:

TT Nhóm câu hỏi Kỹ năng kiểm tra

Bậc năng lực theo chuẩn

châu Âu

1 Nhóm 1: câu 2 và 21 Nghe chi tiết: thời của động từ, hành động, từ chỉ thời gian…

A1.2 2 Nhóm 2: Câu 1 và 17 Phân biệt từ đồng âm: happy, sleepy,

angry hay Math & Art

A1.1 3 Nhóm 3: câu 3, 10, 22 Kiểm tra từ vựng về location, từ ngữ

quen thuộc A1.3, A2.2 4 Nhóm 4: 16, 14, 12, 6, 20, 24, 8, 5, 7, 9, 19, 23

Kiểm tra kỹ năng nắm bắt thông tin thông qua các câu hỏi WH và Yess/ No

Yêu cầu người nghe xác định thông tin chính, và chi tiết

A1.1, A1.2, A2.2, A2.3, B1.1, B1.4,

B2.1 5 Nhóm 5: 18, 13 Nhận biết chi tiết về lý do, sự việc cụ

thể

B2.4 6 Nhóm 6: 15, 11 Nhận biết và hiểu nghĩa từ vựng liên

quan đến môn học

B2.1 7 Nhóm 7: câu 4 Những từ/ hành động dễ gây hiểu lầm A2.3

Bảng 3.4.2. Bảy nhóm câu hỏi chia theo cấp độ năng lực đo được

Kết luận: Thang năng lực cho người đọc quan sát rất rõ, số lượng sinh viên đạt đến bậc 4 rất nhiều, nhưng với năng lực nhận biết thông tin cụ thể ở bậc cao hơn thì mới chỉ có số ít sinh viên đạt được. Riêng câu 4 thuộc nhóm câu hỏi khó với sinh nhưng chỉ kiểm tra cấp độ A2.3 nguyên nhân là do câu hỏi sử dụng hình ảnh không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn cho sinh viên. Đối chiếu với khung tham chiếu Châu Âu, nhóm sinh viên tham gia làm bài thi hầu hết đạt được các năng lực bậc A1 (13%);

A2 và một số năng lực của bậc B1 (83%); đến bậc B2 số lượng sinh viên đã ít đi (4%), do đó cần tập trung giảng dạy kỹ hơn những kỹ năng để đạt được bậc năng lực này. Năng lực này cần sinh viên nỗ lực rất nhiều cũng như có những chiến lược học tập hiệu quả vì rằng: sinh viên đã có những nền tảng cơ bản về ngữ pháp và từ vựng, nhưng cần trau dồi và mở rộng vốn từ đó sang các chủ đề khác nhau trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, theo quan sát của tác giả khi tiến hành khảo sát tại các lớp, và theo kinh nghiệm giảng dạy tại cơ sở điều tra, sinh viên chưa cải thiện được năng lực nghe hay làm sao để kỹ năng nghe tốt hơn phần lớn là do: thái độ học tập và phương pháp học tập của sinh viên. Nhiều sinh viên cho rằng, nghe là không cần thiết nên không chú ý tới kỹ năng này. Trong khi đó, khi làm bài nghe, một số sinh viên chỉ ngồi chờ đến khi băng chạy mà không dành thời gian đọc bài trước khi nghe (mặc dù đã được giảng viên hướng dẫn). Khi không có sự chuẩn bị tốt về kỹ thuật và kỹ năng thì không thể có được năng lực cao khi nghe tiếng Anh. Nhằm nâng cao năng lực nghe tiếng Anh cho sinh viên, cần tập trung vào việc cải thiện kỹ năng làm bài, sinh viên rất yếu hoặc hầu như không có các kỹ năng làm bài. Ngoài ra, thái độ học tập cũng là một vấn đề, không chú trọng học nghe tiếng Anh mà chỉ quan tâm đến ngữ pháp, không cho rằng tiếng Anh là một môn học quan trọng, dẫn đến tình trạng sinh viên học mãi mà tiếng Anh vẫn kém.

Đề xuất một số giải pháp: Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề dạy cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết hay chỉ 2 kĩ năng đọc, viết đối với sinh viên không chuyên ngữ là vấn đề mà ngành Giáo dục phải đối mặt và phải giải quyết trong quá trình phát triển của mình. Để nâng cao chất lượng đào tạo cũng như cải thiện năng lực nghe tiếng Anh cho sinh viên, tác giả mạnh dạn đề xuất việc thay đổi phương pháp giảng dạy Tiếng Anh Trường Đại học Phương Đông:

Thứ nhất, cần phân loại đầu vào theo trình độ sinh viên

Thứ hai, phân bổ lượng thời gian cho môn Tiếng Anh nhiều hơn

Thứ ba, chú trọng giảng dạy, chỉnh sửa cách phát âm cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất, dần cung cấp từ mới theo chủ đề, theo các bài đọc hiểu, bài nói. Tăng sự tự tin cho sinh viên trong các giờ thực hành nói. Đặc biệt tạo cơ hội nhiều hơn,

khuyến khích sinh viên trao đổi, thảo luận nhóm và thuyết trình trước lớp theo các chủ đề khác nhau.

Thứ tư, sinh viên nên biết trước khi nghe cần có một số hoạt động giúp cho quá trình nghe hiệu quả. Trước hết cần biết chủ đề bài, suy nghĩ về từ vựng liên quan mà mình biết. Đọc trước và gạch chân key words ở câu hỏi để có cái nhìn tổng quan về chủ đề sắp nghe. Bên cạnh đó, còn có nhiều phương pháp khác phù hợp với từng đối tượng, từng trình độ, sinh viên, giảng viên có thể vận dụng trong từng tình huống, hoàn cảnh khác nhau.

Điều cuối cùng và quan trọng nhất là phương pháp kiểm tra đánh giá sự tiến bộ của sinh viên trong suốt quá trình học tập. Sau mỗi lần kiểm tra đánh giá, kết quả học tập cần được phản ánh nhanh chóng và kịp thời, điều này không chỉ giúp ích cho sinh viên xác định trình độ, năng lực của mình, có kế hoạch điều chỉnh phương pháp học tập, mà còn giúp cho giáo viên có chiến lược bồi dưỡng, hỗ trợ phát triển những năng lực tiềm ẩn của sinh viên. Riêng với việc đánh giá năng lực dựa vào kết quả làm bài của sinh viên có thể được thực hiện phân tích bằng phần mềm SPSS, Quest, Conquest. Công việc này có thể được thực hiện dễ dàng và chuyên nghiệp hơn với các trường có Phòng khảo thí/ Trung tâm đảm bảo chất lượng giáo dục.

Kỹ năng nghe tiếng Anh là một kỹ năng khó không chỉ với sinh viên Việt Nam mà với cả sinh viên các nước Châu Á khác. Tuy nhiên những khó khăn sinh viên gặp phải trong khi nghe Tiếng Anh hoàn toàn có thể khắc phục được khi cả Thầy và trò đều cố gắng và quyết tâm. Trước hết cần thay đổi phương pháp học, ngay từ trong suy nghĩ của sinh viên về tầm quan trọng của tiếng Anh cũng như vai trò của kỹ năng nghe trong khi giao tiếp đều cần được nhìn nhận lại. Một số kỹ thuật giúp chúng ta nâng cao năng lực sử dụng từ phục vụ cho mục đích nghe - hiểu.

Thứ nhất, khi gặp bất cứ một từ mới nào ta phải nắm ngay cách phát âm của nó, đặc biệt là trọng âm từ.

Thứ hai, khi tăng cường các vốn từ vựng để phục vụ cho mục đích nghe-nói, chúng ta quan tâm đến vốn khẩu ngữ vì nói là khẩu ngữ. Chúng ta cần phân biệt những từ chỉ hay dùng trong nói và những từ dùng trong viết.

Ngoài ra, muốn nâng cao vốn từ vựng, chúng ta phải nâng cao một cách từ từ, một cách có hệ thống. Hãy xây dựng những vốn từ từ thấp lên cao: 400 từ, 700 từ, 1000 từ, ... bằng cách đọc hệ thống chuyện kể từ thấp lên cao. Đối với mỗi bậc từ, người học cần tiến hành những bước sau đây: Bắt đầu đọc hệ chuyện chỉ dùng 400 từ. Đọc hiểu là cách nhanh nhất giúp chúng ta nâng cao vốn từ vựng cũng như cách phát âm của các từ. Trong khi đọc cần tra nghĩa từ mới, nắm được cách phát âm, và ghi nhớ văn cảnh dùng từ mới đó.

Sử dụng bản lời thoại (script) cũng là một cách hiệu quả giúp những người mới nghe làm quen với âm điệu và từ vựng. Tuy nhiên, dùng script phải dùng đúng cách: thứ nhất, vừa nhìn script vừa nghe lại bài đọc, chú ý những phần không nghe được. Thứ hai, đọc to script, cố gắng đọc thật giống với giọng mình vừa nghe về phát âm, ngữ điệu, v.v. Và cuối cùng, sau khi đã hiểu tất cả, nghe lại lần cuối mà không nhìn script, chú ý đến từng chi tiết nghe được. Cách này cũng có thể được dùng với những tài liệu cũ: cứ nghe lại và cố gắng hiểu càng nhiều càng tốt.

Hạn chế của đề tài nghiên cứu: Trong nghiên cứu của mình tác giả đã hình thành nên phương pháp đánh giá năng lực nghe tiếng Anh cho sinh viên khối ngành không chuyên Anh tại trường Đại học Phương Đông. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã gặp phải một số hạn chế sau:

- Công cụ đo được xây dựng bằng phương pháp chuyên gia chưa thật sự phát huy hiệu quả để chia ra rõ ràng các cấp độ năng lực theo khung tham chiếu Châu Âu; các tiểu kỹ năng nghe chưa được đưa ra quan sát, kiểm chứng...Trong các nghiên cứu sau các tác giả có thể đầu tư công sức nhiều hơn vào việc xác định chính xác hơn các cấp độ năng lực cho từng câu hỏi. Để chuẩn hóa được câu hỏi ngoài phương pháp chuyên gia, câu hỏi còn được thẩm định qua nhiều lần kiểm tra năng lực của sinh viên, từ đó nâng cao tính chính xác và hiệu quả của bộ công cụ đo.

- Việc nghiên cứu sự khác biệt giữa các yếu tố như: giới tính, quê quán, chuyên ngành, năm học… chưa phát huy hiệu quả và không cho ra kết quả như mong đợi. Các câu hỏi còn có thể được phân tích sự thiên kiến giữa các nhóm sinh viên trong các nghiên cứu sâu hơn.

Từ những hạn chế trên các tác giả sau có thể vận dụng đánh giá năng lực nghe tiếng Anh cho phù hợp với cơ sở đào tạo của mình, đồng thời khắc phục các hạn chế mà tác giả gặp phải.

KẾT LUẬN

Học ngoại ngữ đã được chú trọng ở Việt Nam trong những năm trở lại đây, tuy nhiên, phương pháp học, giáo trình, cách thức tổ chức giảng dạy chưa thực sự hiệu quả, dẫn tới một bộ phận sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của công việc và nhà tuyển dụng trong việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ thời kỳ hội nhập. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, một trong số những nguyên nhân đó phải kể đến phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập chưa hiệu quả, dẫn tới việc chưa đánh giá đúng kết quả học tập và năng lực của thí sinh, chưa đưa ra các tiếp cận kiến thức dựa trên năng lực của sinh viên sao cho phù hợp nhất.

Nghiên cứu đánh giá năng lực của sinh viên không chuyên Anh Trường Đại học Phương Đông dựa trên một bài Test dạng TOEIC theo chuẩn quốc tế cho phép đi đến kết luận:

+ Các thành tố cấu thành nên năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên là: kiến thức,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên khối ngành không chuyên Anh (nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Phương Đông). (Trang 83 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)