Qua bảng 3.6 cho thấy: diện tích có rừng của phường Nông Tiến có 554,84 ha (chiếm 43,6%); phường Mỹ Lâm có 270,1 ha (chiếm 14,37%); xã Tràng Đà có 689,80 ha (chiếm 52,1%). Diện tích rừng tự nhiên chỉ có trên địa bàn phường Nông Tiến và xã Tràng Đà, còn phường Mỹ Lâm chỉ có rừng trồng, không có rừng tự nhiên.
Kết quả điều tra cho thấy diện tích rừng trồng (đạt tiêu chí thành rừng) trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu là loài Keo tai tượng (Acacia mangium), phần lớn đang ở tuổi từ 4 đến 7 năm tuổi. Đối với diện tích rừng tự nhiên nằm trên địa bàn phường Nông Tiến và xã Tràng Đà chủ yếu tập trung ở khu vực Núi Dùm và khu vực Cổng trời (giáp xã Tân Tiến huyện Yên Sơn) và thuộc loại rừng phục hồi do khoanh nuôi tái sinh tự nhiên gồm các loài cây thuộc nhóm gỗ thông thường, mọc xen kẽ với các loài Tre, nứa, đây là các diện tích rừng dễ cháy nhất do các loài cây này vào mùa khô khi lá rụng, vật liệu cháy (VLC) khô nỏ dễ bắt lửa, có thể gây ra cháy rừng và gây cháy lan sang các khu vực khác, diện tích này khi bị cháy thì rất khó có khả năng tự phục hồi.
3.2.2 Đánh giá thực trạng công tác PCCCR tại khu vực nghiên cứu
a). Công tác tuyên truyền
Theo báo cáo tổng kết công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng từ năm 2016 đến năm 2020 của Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang, cho thấy công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của nhân dân về rừng và PCCCR luôn được Hạt Kiểm lâm thành phố quan tâm trú trọng và coi đây là nhiệm vụ rất quan trọng hàng đầu đối với công tác BVR và PCCCR; công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức BVR, PCCCR cho nhân dân được thực hiện dưới nhiều hình thức như hội nghị tuyên truyền, họp dân; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, cấp phát tờ rơi…nội dung tuyên truyền trọng tâm là Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật Lâm nghiệp; Luật Phòng cháy chữa cháy và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật…Kết quả: từ năm 2016 đến năm 2020. Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang đã phối hợp với UBND cấp xã/phường trên địa bàn thành phố tổ chức họp dân tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và PCCCR được 218 cuộc với 27.447 lượt người tham gia; tổ chức cho 4.508 hộ gia đình ký cam kết không vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ rừng và PCCCR; cấp phát 4.580 tờ rơi cho 4.580 hộ gia đình…qua đó nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ rừng của nhân dân trên địa bàn ngày được nâng cao góp phần tích cực trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đáng kể các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng nói chung và vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy nói riêng. Tuy nhiên theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang thì công tác tuyên truyền phổ biên giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và PCCCR chỉ tập trung vào đối với những địa bàn xã/phường có rừng, trong tâm là tập trung thực hiện đối với các thôn xóm/tổ dân phố có rừng; kỹ năng tuyên truyền, truyền tải thông tin nội dung tuyên truyền của công chức kiểm lâm đến người dân còn hạn chế.
b). Biện pháp kỹ thuật lâm sinh
Theo kết quả điều tra, thu thập số liệu và báo cáo đặc điểm tài nguyên rừng của Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang cho thấy: Đối với rừng trồng, công chức Kiểm lâm địa bàn đã hướng dẫn người dân về kỹ thuật chăm sóc rừng, như: phát dọn thực bì, làm băng trắng ngăn lửa khi xử lý thực bì bằng phương pháp đốt; còn đối với rừng tự nhiên chỉ thực hiện tuần tra, ngăn chặn, kiểm soát lửa rừng, nhìn chung các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đối với công tác PCCCR trên địa bàn thành phố Tuyên Quang còn hạn chế do kinh phí đầu tư cho PCCCR còn hạn hẹp.
c). Lực lượng PCCCR
Hạt Kiểm lâm thành phố đã tham mưu cho UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cấp huyện gồm có 35 thành viên, Trưởng Ban là phó Chủ tịch UBND thành phố; Phó ban thường trực là Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm và 02 phó ban là Trưởng Ban Chỉ huy quân sự thành phố và Trưởng Công an thành phố các thành viên còn lại là trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc thành phố và Chủ tịch UBND các xã, phường.
Công chức Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho UBND cấp xã thành lập, kiện toàn 12 Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cấp xã giai đoạn 2016-2020 với 271 thành viên (trung bình mỗi xã/phường có 21 thành viên); thành lập, kiện toàn 11 Đội cơ động bảo vệ rừng và PCCCR cấp xã có 279 thành viên; thành lập, kiện toàn 105 tổ đội bảo vệ rừng và PCCCR tại các thôn, xóm, tổ dân phố với 959 người tham gia. Hướng dẫn 01 chủ rừng (Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên lâm nghiệp Tuyên Bình và thành lập 01 Ban chỉ đạo về bảo vệ rưng và PCCCR và 05 tổ bảo vệ rừng vàPCCCR); các tổ đội này mới có một số tổ trưởng các tổ bảo vệ rừng được bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy rừng. Bên cạnh đó, do lực biên chế Kiểm lâm còn mỏng (Hạt Kiểm lâm thành phố chỉ có
09 biên chế, kiểm lâm địa bàn có 5 biên chế được giao phụ trách địa bàn 15 xã/phường), mỗi Kiểm lâm phụ trách từ 3-4 xã, do đó, chất lượng Kiểm lâm địa bàn trong việc tham mưu cho UBND cấp xã thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và PCCCR cũng như việc phối hợp giữa các lực lượng, các địa phương trong phòng cháy chữa cháy rừng còn nhiều hạn chế.
d). Cơ sở vật chất phục vụ công tác PCCCR
Hạt kiểm lâm thành phố đã mua sắm, trang bị dụng cụ, phương tiện chuyên dùng trang bị cho lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành và các địa phương cơ sở như: Dao phát; Vỉ dập lửa; loa cầm tay... phục vụ cho công tác chữa cháy rừng. Phương tiện phục vụ cho công tác chữa cháy đã được trang bị 01 ô tô bán tải để vận chuyển dụng cụ, vật tư đi chữa cháy; phương tiện chở người tham gia chữa cháy chủ yếu là huy động trong cơ quan, đơn vị, do đó chưa phát huy hiệu quả trong công tác phòng cháy;
e). Công tác phòng chống cháy rừng
Xác định phương châm phòng là chính, chữa cháy phải kịp thời, hiệu quả, trong giai đoạn 2016-2020 Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác BVR và PCCCR trên địa bàn; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ rừng xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm túc Phương án PCCCR trên địa bàn quản lý; chú trọng công tác thường trực chỉ huy, kiểm tra, tăng cường công tác PCCCR tại các khu vực trọng điểm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng.
Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân và các chủ rừng quản lý, giám sát chặt chẽ việc đốt dọn thực bì trồng rừng, nhất là tại các khu vực giáp ranh giữa rừng trồng với rừng tự nhiên; xây dựng kế hoạch, tổ chức lực lượng thường xuyên tuần tra các khu rừng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng; thường trục 24/24 giờ tại trụ sở, cơ quan làm việc để tiếp nhận và xử lý thông tin cháy rừng; kịp thời thông báo cấp dự báo cháy rừng đến trên các phương tiện thông
tin (Loa phóng thanh của xã, phường, thôn xóm và tổ dân phố) để nhân dân biết, nâng cao cảng giác, ý thức dùng lửa khi thực hiện các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp.
g). Tình hình cháy rừng tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2016 – 2020 Căn cứ theo số liệu điều tra, thu thập tại Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang cho thấy từ năm 2016 đến năm 2020, trên địa bàn thành phố Tuyên Quang chỉ có phường Nông Tiến, xã Tràng Đà và Phường Đội Cấn xảy ra cháy rừng, làm thiệt hại 2,786 ha rừng, cụ thể được tổng hợp tại bảng sau:
Bảng 3.7. Cháy rừng tại thành phố Tuyên Quang từ năm 2016-2020
TT xã Năm xảy ra cháy Trạng thái rừng bị cháy Nguyên nhân Rừng tự nhiên Rừng trồng Số vụ cháy (vụ) Diện tích cháy (ha) Số vụ cháy (vụ) Diện tích cháy (ha)
1 Nông Tiến 2016 01 0,75 Người dân sử lý thực bì để trồng rừng bằng phương pháp đốt do sơ ý đã để lửa cháy lan lên rừng và gây cháy rừng 2020 01 0.05 2 Đội Cấn 2016 01 0,624 3 Tràng Đà 2016 01 0,804 2019 01 0,558 Cộng 05 2,876 0 0 Bảng 3.8. Tổng hợp cháy rừng từ năm 2016-2020 xảy ra tại thành phố Tuyên Quang Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Cộng Số vụ 03 0 0 01 01 5 Diện tích 2,178 0 0 0,558 0,05 2,867
Hình 3.2. Biểu đồ các vụ cháy rừng xảy tại thành phố Tuyên Quang giai
đoạn 2016 -2020)
Qua bảng 3.7, bảng 3.8 và Biểu đồ trên cho thấy, trong vòng 05 năm (từ năm 2016 đến năm 2020) tại thành phố Tuyên Quang xảy ra 05 vụ cháy rừng, đối tượng rừng bị cháy là rừng tự nhiên; rừng trồng không xảy ra vụ cháy nào. Nguyên nhân (Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang cung cấp) do người dân sử lý thực bì bằng phương pháp đốt, thời gian đốt vào những ngày thời tiết hanh, khô, tốc độ gió lớn, đường băng trắng ngăn lửa không đảm bảo lên đã để lửa cháy lan và gây cháy rừng.
h). Công tác chữa cháy rừng
Khi cháy rừng xảy ra Ủy ban nhân dân phường Nông Tiến, xã Tràng Đà đã huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ chữa cháy kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Các biện pháp chữa cháy rừng đã được áp dụng, tại thành phố Tuyên Quang, trong thời gian qua chủ yếu là chữa cháy trực tiếp và chữa cháy gián tiếp (phát đường băng trắng ngăn lửa)
i). Công tác dự báo cháy rừng
Vào đầu mùa khô hằng năm Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành Văn bản dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, chỉ đạo UBND các xã/phường tăng cường thực hiện các biện pháp phòng cháy và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Loa phóng thanh của phường/xã và tổ nhân dân.
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thảm thục vật và vật liệu cháy, phân vùng trọng điểm cháy rừng vùng trọng điểm cháy rừng
3.3.1. Ảnh hưởng của thảm thực vật tới cháy rừng
Thực tế cho thấy đặc điểm cấu trúc rừng có ảnh hưởng rất lớn tới đặc điểm của tiểu khí hậu rừng, từ đó ảnh hưởng tới đặc trưng của VLC như: Khối lượng, độ ẩm, thành phần hóa học cũng như sự phân bố của VLC trong rừng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở các lâm phần rừng gỗ tự nhiên, rừng cây lá rộng thường xanh có tổ thành loài đa dạng, kết cấu nhiều tầng tán, độ ẩm VLC trong rừng cao, khối lượng VLC khô ít,… làm cho rừng gỗ tự nhiên thường khó cháy hơn rừng trồng gỗ.
Tại 03 phường/xã thuộc địa bàn nghiên cứu có 02 loại rừng (rừng tự nhiên có 507,27 ha; rừng trồng có 737,37 ha), trong đó rừng tự nhiên chỉ có ở Phường Nông Tiến (205,04ha); xã Tràng Đà (302,23 ha), còn phường Mỹ Lâm chỉ có rừng trồng, không có rừng tự nhiên. Đối với diện tích rừng trồng trên địa bàn nghiên cứu chỉ trồng rừng thuần 01 loài cây (cây Keo).
Kết quả điều tra tầng cây cao ở rừng tự nhiên (trạng thái: Rừng gỗ) thuộc địa bàn nghiên cứu được thể hiện tại bảng 3.9, như sau:
Bảng 3.9. Bảng điều tra tầng cây cao
Vị trí OTC N/ ha Loài/ OTC Loài/ CTTT Công thức tổ thành Phường Nông Tiến Chân 106 11 10 0,8Va+1,0Su+1,1Phv+1,8Bs+0,8Chn+1,3Rr+0,8N g+0,8Khv+0,7Bb+0,8LK Sườn 104 9 8 0,87Trt+1,44Rr+1,35Ng+1,73Mgt+1,44Khv+1,73Thb+0,87Lx+ 0,58Lk Đỉnh 102 12 10 0,88Bs+1,08Trt+0,78Rr+1,27Ng+1,08Khv+1,18Thb +0,78Xn+0,78Lx+1,18Tm+0,98LK Xã Tràng Đà Chân 212 13 12 0,92Mt+0,75Va+1,0Mc+0,75Bu+0,92Sp+1,08Ct+ 0,75Vt+0,58Thm+1,58Bs+0,75Su+0,83Lx+0,58Lk Sườn 110 14 11 0,73Mt+1,55Mc+0,55Bu+1,36Sp+1,64Ct+1,0Vt+0,82Thm+1,82Bs+0,82Lx+1,09+0,55 Lk Đỉnh 103 9 9 1,46Mc+0,78Bu+1,17Sp+1,46Vt+0,97Thm+1,36B s+1,17Lx+1,07Khv+0,58Lk Nguồn: Điều tra năm 2020
Chú thích: Vàng anh: Va; Sung:Su; Phay vi: Phv; Ba soi:Bs; Chò nâu:Chn; Ràng ràng:Rr; Ngát:Ng; Bông bạc Bb; Trẹo tía:Trt; Màng tang:Mgt; Kháo vàng:Khv; Thôi ba:Thb; Lim xẹt:Lx; Xoan nhừ:Xn; Táu muối:Tm; Muồng trắng:Mt; Máu chó:Mc; Búa:Bu; Côm tầng:Ct; Sồi phảng:Sp; Vạng trứng:Vt; Thừng mực:Thm; Loài khác:Lk
Nhận xét: Kết quả bảng 3.9, cho thấy thành phần loài cây tại khu vực nghiên cứu tương đối phong phú, ở trạng thái rừng tự nhiên xuất hiện 23 loài cây gỗ tham gia vào công thức tổ thành (Vàng Anh, Sung, Phay vi, Ba soi, Chò nâu, Ràng Ràng, Ngát, Bông bạc, Trẹo tía, Màng tang, Kháo vàng, Thôi ba, Lim xẹt, Xoan nhừ, Táu muối, Máu chó, Bứa, Côm tầng, Sồi phảng, Vạng trứng, Thừng mực, Muồng trắng, Loài khác). Những loài chính tham gia tổ thành rừng là những loài cây ưa sáng, mọc nhanh, mặc dù được các cơ quan chức năng bảo vệ tốt, nhưng là loại rừng phục hồi sau khai thác kiệt và phân bố hầu hết trên địa hình núi đá, do đó cây rừng phát triển chậm và mật độ thưa và ít có giá trị kinh tế
Đối với tình hình sinh trưởng của rừng trồng loài Keo tai tượng (Acacia mangium) từ 3 đến 6 năm tuổi chỉ sinh trưởng tương ở mức trung bình do, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng, như tỉa thửa, tỉa cành, phát dây leo, bụi dậm chưa được người dân quan tâm trú trọng.
Kết quả điều tra cho thấy các loài cây chiếm ưu thế trong tổ thành tầng cây cao tại rừng gỗ tự nhiên trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu là cây thường xanh, có một số ít loài là cây rụng lá theo mùa, kết quả được thể hiện ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Đặc điểm rụng lá của các loài cây trong tổ thành
STT Tên cây Đặc điểm
Thường xuyên rụng lá Rụng lá theo mùa
1 Vàng anh x 2 Sung x 3 Phay vi x 4 Ba soi x 5 Chò nâu x 6 Ràng ràng x 7 Ngát x 8 Bông bạc x 9 Chẹo tía x 10 Màng tang x 11 Kháo vàng x 12 Thôi ba x 13 Lim xẹt x 14 Xoan nhừ x 15 Táu muối x 16 Máu chó x 10 Bứa x 12 Côm tầng x 13 Sổi phảng x 14 Vạng trứng x 15 Thừng mực x 16 Muồng trắng x Nguồn: Kết quảđiều tra năm 2020
Nhận xét: Qua bảng 3.10 cho thấy hầu hết các loài cây trong tổ thành đều có đặc điểm dụng lá thường xuyên, nghiên cứu đặc điểm sinh học của các
loài cây tham gia trong thành phần tầng cây cao của khu vực nghiên cứu, luận văn thống kê các loài và đặc điểm rụng lá của loài cây rừng trên địa bàn nghiên cứu cho thấy đặc điểm dụng lá của các loài cây cũng là một tác nhân tạo nên vật liệu cháy trong giai đoạn mùa khô.
Sau khi đã điều tra tầng cây cao tại các trạng thái rừng, tác giả tiến hành điều tra cây bụi thảm tươi dưới tán rừng tự nhiên và dưới tán rừng trồng tại khu vực nghiên cứu.
Bảng 3.11. Kết quảđiều tra cây bụi thảm tươi và cây tái sinh ở khu vực nghiên cứu
Vị trí
OTC Loại rừng Các loài cây bụi, thảm tươi
Độ che phủ (%) Phường Nông Tiến Rừng tự nhiên Chân Lau, Chối rừng, Chè vè, Chít, Cỏ lá tre, Vang anh, Phay vi và một số loài cây tái sinh khác
80
Sườn Ba gạc, Chè vè, Ba soi và một số loài cây tái sinh khác
65
Đỉnh Sim Mua, Ba gạc, Cơm nguội, Ba gạc
Ba soi và một số loài cây tái sinh khác 50
Rừng trồng (keo)
Chân Ba gạch, Sim mua, Chó đẻ, Cỏ lá tre, dương xỷ và một số loài cây bụ khác
45 Sườn Mua, Ba gạc, Chó đẻ, Cỏ lào, và một
số loài cây bụi khác
52
Đỉnh Chó đẻ, Mua, Ba gạc, Cỏ lào, và một
số loài cây khác
Xã Tràng Đà Rừng tự nhiên
Chân Ba soi, Ràng ràng, Máu cho, Muồng trắng, Chối rừng, Chè vè, Chít, Cỏ lá tre, Dương xỷ, Chó đẻ và một số loài cây tái sinh khác khác
60 Sườn Ba gạc, Chè vè, Chó đẻ, Chít, Kháo vàng và một số loài cây khác 55 Đỉnh Kẹn, Ràng ràng, Ba gạc, Cơm nguội, Ba soi, Bông bạc Chó đẻ và một số