Biểu đồ độ ẩm vật liệu cháy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 72 - 74)

Nhận xét: Từ kết quả điều tra thực địa và số liệu độ ẩm vật liệu cháy dưới tán rừng sau khi sấy mẫu được thể hiện tại bảng 3.17 và biểu đồ trên cho kết quả: Rừng tự nhiên (trạng thái tre-nứa) có độ ẩm VLC thấp nhất (19,1%), tiếp đến là rừng hỗn giao (Gỗ, Tre, Nứa) có độ ẩm 28,5% thuộc cấp III trong phân cấp nguy cơ cháy (cấp có khả năng cháy và nguy hiểm); rừng trồng (thuần loài keo) có độ ẩm 38,2% thuộc cấp II trong phân cấp nguy cơ cháy (Ít có khả năng cháy, không nguy hiểm); độ ẩm vật liệu cháy cao nhất là trạng thái rừng gỗ có độ ẩm 50,4% thuộc cấp I trong phân cấp nguy cơ cháy (Không hoặc ít có khả năng cháy).

b). Phân vùng trọng điểm cháy

Trên cơ sở kết quả điều tra hiện trạng rừng; phân tích khối lượng, độ ẩm vật liệu cháy tại các trạng thái rừng trên địa bàn phường Nông Tiến, phường Mỹ lâm, xã Tràng Đà thuộc thành phố Tuyên Quang, Tác giả đã thực hiện phân vùng trọng điểm cháy rừng đối với các trạng thái rừng của thành phố Tuyên Quang, kết quả trình bày tại bảng 3.18 và 3.19

Bảng 3.18. Bảng phân cấp cháy rừng theo nguy cơ cháy cho từng trạng thái rừng thành phố Tuyên Quang

STT Trạng thái rừng Diện tích (ha) Cấp có nguy cơ cháy

1 Rừng Tre, nứa 218,16 III

2 Rừng Hỗn giao (gỗ- tre, nứa) 480,51 III 3 Rừng trồng loài Keo tai tượng

(Acacia mangium) 4.389,38 II

4 Rừng gỗ tự nhiên 708,81 I

Cộng 5.508,86

Nhận xét: Qua bảng 3.18 cho kết quả, tổng diện tích đất có rừng của thành phố Tuyên Quang có 218,16 ha rừng Tre-nứa và 480,51 ha rừng hỗn giao (Gỗ, Tre-Nứa) thuộc cấp III trong bảng phân cấp nguy cơ cháy (cấp có khả năng cháy và nguy hiểm); rừng trông (thuần loài Keo) có 4.389,38 ha thuộc cấp II trong bảng phân cấp nguy cơ cháy (cấp ít có khả năng cháy và nguy hiểm); rừng gỗ tự nhiên (trạng thái TXP) có 780.81 ha, thuộc cấp I trong bảng phân cấp nguy cơ cháy (cấp không hoặc ít nguy cơ xảy ra cháy)

Từ kết quả thống kê tại bảng 3.18, tác giả thực hiện phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy cho từng trạng thái rừng trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tại bảng 3.19.

Bảng 3.19. Bảng phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy cho từng trạng thái rừng thành phố Tuyên Quang

Vùng Trạng thái rừng Diện tích (ha)

Vùng I: Nguy cơ cháy rừng rất cao, rừng rất dễ cháy, khi cháy nguy cơ cháy lớn, lan tràn nhanh.

Rừng Tre, nứa 218,16 Vùng II: Nguy cơ cháy cao, rừng

dễ bị cháy, khi cháy có nguy cơ cháy lớn.

Rừng Hỗn giao

(gỗ- tre, nứa) 480,51 Vùng III: Nguy cơ cháy vừa (có

khả năng xảy ra cháy rừng).

Rừng trồng thuần loài Keo tai tượng

(Acacia mangium)

4.389,38 Vùng IV: Ít có nguy cơ cháy rừng. Rừng gỗ tự nhiên 708,81

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)