Biểu đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 74)

Nhận xét, Qua bảng 3.19 và biểu đồ trên cho kết quả:

Vùng I: Nguy cơ cháy rừng rất cao, rừng rất dễ cháy, khi cháy nguy cơ cháy lớn, lan tràn nhanh có diện tích 218,16 ha, thuộc trạng thái rừng Tre nứa. Vùng II: Nguy cơ cháy cao, rừng dễ bị cháy, khi cháy có nguy cơ cháy lớn có diện tích 480,51 ha, thuộc trạng thái rừng hỗn giao gỗ-tre nứa.

Vùng III: Nguy cơ cháy vừa (có khả năng xảy ra cháy rừng) có diện tích là 4.389,38 ha, thuộc trạng thái rừng trồng

Vùng IV: Ít có nguy cơ cháy rừng có diện tích là 708,81 ha, thuộc trạng thái rừng gỗ tự nhiên thường xanh (TXP).

Trên cơ sở kết quả điều tra, nghiên cứu, tác giả thực hiện phân vùng cháy rừng cụ thể đối với các phường/xã (gọi chung là cấp xã) trên địa bàn thành phố Tuyên Quang (như đã trình bày ở trên: trong tổng số 15 xã chỉ có 12 xã là có rừng còn 03 xã là không có rừng. Vì vậy tác giả chỉ thống kê, phân vùng nguy cấp cháy rừng đối với cá xã có rừng), kết quả được trình bày tại bảng sau:

Bảng 3.20. Diện tích các vùng cháy rừng trên địa bàn thành phố Tuyên Quang Đơn vị: ha TT Phường/xã Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV Tổng DT 1 Hưng Thành 16,51 16,51 2 Nông Tiến 18,4 6,11 349,8 180,53 554,84 3 Tân Hà 13,22 13,22 4 Ỷ La 16,75 16,75 5 An Khang 396,56 396,56 6 An Tường 64,8 64,80 7 Đội Cấn 191,26 805,69 203,17 1.200,12 8 Lưỡng Vượng 2,15 333,91 336,06 9 Thái Long 4,84 489,73 494,57 10 Tràng Đà 38,06 387,57 264,17 689,80 11 Mỹ Lâm 270,11 270,11 12 Kim Phú 3,66 434,19 1.253,73 60,94 1.752,52 Cộng 218,16 480,51 4.381,87 708,81 5.789,35 Nguồn: Tác giả tổng hợp năm 2020

Hình 3.8. Bn đồ phân vùng trng đim cháy rng

Từ các kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã ứng dụng xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng thành phố Tuyên Quang bằng phần mềm Mapinfo. Với mục tiêu là cảnh báo nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, như sau:

Màu sắc trên bản đồ thể hiện các cấp nguy cơ cháy rừng như sau: Màu xanh lá cây: Ít có nguy cơ cháy rừng.

Màu da cam: Nguy có cháy cao. Màu đỏ: Nguy cơ cháy rừng rất cao.

3.3.4. Tình hình kinh tế, xã hi nh hưởng ti cháy rng

Do một số người dân trên địa bàn các xã, phường như: phường Nông Tiến, Đội Cấn, xã Tràng Đà, Kim phú…còn thiếu việc làm, thu nhập ổn định nên đã có những tác động bất lợi đến rừng như: khai thác lâm sản để lấy củi, phá rừng để lấy đất trồng rừng; các hoạt động như phát, dọn thực bì để trồng rừng bằng phương pháp đốt, chăm sóc rừng trồng không đúng quy trình kỹ thuật cũng là nhân tố tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra các hoạt động tín ngưỡng của người dân như thắp hương, đốt vàng mã vào những ngày lễ hội và ngày tết cũng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng cao

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm thành phố, hiện nay trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, còn một số diện tích đất lâm nghiệp do người dân trên địa bàn sử dụng ổn định lâu dài, không có tranh chấp, người dân đã bỏ vốn đầu tư trồng rừng tập trung, nhưng chưa được cấp có thẩm quyền giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do đó đã gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người dân trong việc tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước đối với công tác phát triển rừng,

3.4. Đánh giá hiệu quả công tác PCCCR tại khu vực nghiên cứu (giai đoạn 2016-2020) đoạn 2016-2020)

3.4.1 Công tác phòng chng cháy rng chđạo

Trước khi bước vào mùa khô hanh hằng năm, Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo UBND các xã, phường và các chủ rừng trên địa bàn rà soát, xác định các khu rừng có nguy cơ xảy ra cháy rừng để bổ sung vào phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cấp huyện, cấp xã và các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR, thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm tổ chức các nhân vi phạm quy định về bảo vệ rừng và

PCCCR… Qua đó đã nâng cao vai trò trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR.

a). Về thành lập, kiện toàn lực lượng PCCCR tại khu vực nghiên cứu

Trước khi bước vào mùa khô hanh hằng năm công chức Kiểm lâm địa bàn đã tham mưu cho Chủ tịch UBND phường Nông Tiến, Mỹ Lâm và xã Tràng Đà:

- Rà soát, củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cấp xã do Chủ tịch UBND phường/xã làm Trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND phường/xã (phụ trách Nông lâm nghiệp) làm Phó Ban, các thành viên gồm: Kiểm lâm địa bàn, Trưởng Công an xã, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã, công chức Địa chính, Tư pháp, Kế Toán, Văn phòng, Bí thư Đoàn Thanh niên, Chủ tịch Ủy ban Mặt trân Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn, xóm. Ban chỉ đạo cấp xã đã xây dựng quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Hằng tháng Ban chỉ đạo cấp xã có tổ chức họp giao ban đánh giá kết quả hoạt động của các thành viên trong Ban và xây dựng kế hoạch hoạt động tháng tiếp theo, trong những tháng hanh khô và những này nắng nóng đã bố trí thành viên trong Ban thường trực 24/24 giờ để tiếp nhân thông tin và chỉ đạo giải quyết các nội dung có liên quan đến công tác bảo vệ rừng và PCCCR

- Rà soát, củng cố kiện toàn 03 Đội cơ động PCCCR cấp phường/xã với 59 thành viên (trong đó: Phường Nông Tiến 18 thành viên, phường Mỹ Lâm 10 thành viên; xã Tràng Đà 31 thành viên), do Trung đội trưởng dân quân tự vệ phường/xã làm Đội trưởng, các thành viên là dân quân để tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chữa cháy rừng khi được huy động.

- Rà soát, củng cố kiện toàn 37 Tổ bảo vệ rừng và PCCCR ở các Tổ nhân dân, thôn, xóm với 316 thành viên (trong đó: Phường Nông Tiến 19 tổ, 147 thành viên; phường Mỹ Lâm 09 tổ, 81 thành viên; xã Tràng Đà 09 tổ, 88 thành viên), tổ trưởng là Tổ trưởng tổ nhân dân, thành viên là dân quân và Chi

đoàn thanh niên và nhân dân trên địa bàn, để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng và PCCCR, tuần tra kiểm tra rừng trên địa bàn và trực tiếp thực hiện chữa cháy rừng nếu có xảy ra.

b). Xây dựng Phương án PCCCR tại khu vực nghiên cứu.

Kiểm lâm địa bàn đã tham mưu cho Chủ tịch UBND Phường Nông Tiến, Mỹ Lâm và xã Tràng Đà xây dựng Phương án PCCCR, nội dung phương án đảm phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và đã được các cơ quan chuyên môn (Hạt Kiểm lâm thành phố, Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh) thẩm định trước khi ban hành.

c). Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về BVR và PCCCR.

Xác định công tác tuyên truyền làm một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR, vì vậy ngay từ đầu năm công chức Kiểm lâm địa bàn đã tham mưu cho Chủ tịch UBND phường/xã xây dựng kế hoạch, phân công giao nhiệm vụ cụ thể cho thành viên Ban chỉ đạo trực tiếp phối hợp với tổ trưởng dân phố tổ chức họp dân và tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, qua đó nhận thức, ý thức, trách nhiệm của nhân dân về bảo vệ rừng và PCCCR không ngừng được nâng cao.

3.4.2. Các hot động phi hp BVR và PCCCR Bảng 3.21. Tổng hợp các hoạt động phối hợp bảo vệ rừng và PCCCR Bảng 3.21. Tổng hợp các hoạt động phối hợp bảo vệ rừng và PCCCR Cơ quan phối hợp Chức năng Hạt Kiểm lâm thành phố

Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020, có trách nhiệm: tham mưu cho Ban chỉ đạo về công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và PCCCR; xây dựng, phương án PCCCR; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; huy động lực lượng, phương

Cơ quan

phối hợp Chức năng

tiện trên địa bàn tổ chức chữa cháy rừng (nếu có xảy ra).

- Phối hợp với UBND cấp xã, các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, các chủ rừng xây dựng phương án PCCCR; tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về PCCCR cho tổ đội, quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR ở cơ sở;

- Xây dựng các hệ thống biển cấm lửa, biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng; biển tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR; mua sắm dụng cụ, phương tiện cần thiết phục vụ cho PCCCR cấp phát cho tổ đội BVR và PCCCR ở cơ sở.

- Là lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng, có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện các biện pháp an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng và các giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy.

- Phối hợp với lực lượng công an điều tra, làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây ra cháy rừng, xử lý hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Công an thành ph

- Phối hợp với Kiểm lâm và lực lượng liên quan tuyên truyền các văn bản pháp luật có liên quan đến bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ rừng và PCCCR; kiểm tra, hướng dẫn nhân dân và các chủ rừng về các biện pháp an toàn về PCCCR; thẩm định phương án phòng cháy, chữa cháy rừng của UBND cấp xã và các chủ rừng là tổ chức trên địa bàn thành phố; hướng dẫn các chủ rừng thực hành phương án PCCCR.

Cơ quan

phối hợp Chức năng

- Bố trí lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy, sẵn sàng cơ động ứng cứu kịp thời khi có tình huống cháy rừng xảy ra; có kế hoạch bảo đảm an ninh trật tư an toàn xã hộ tại địa bàn xảy ra cháy rừng.

- Phối hợp với lực lượng Kiểm lâm và chính quyền địa phương sở tại điều tra nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ban Chi huy quân s thành ph

- Phối hợp với Kiểm lâm và lực lượng liên quan tuyên truyền các văn bản pháp luật có liên quan đến bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ rừng và PCCCR; kiểm tra, hướng dẫn nhân dân và các chủ rừng về các biện pháp an toàn về PCCCR, thực hành phương án PCCCR; tổ chức luyện diễn tập về ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn theo kế hoạch.

- Chỉ đạo các Ban chỉ huy quân sự các phường, xã và đơn vị dân quân tự vệ ở các xã, các khu dân cư phối hợp với kiểm lâm địa bàn xây dựng kế hoạch PCCCR ở cơ sở. Khi xảy ra cháy rừng phải huy động tối đa lực lượng dân quân tự vệ phối hợp với lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác triển khai ngay các biện pháp chữa cháy rừng và khắc phụ hậu quả sau cháy rừng.

Phòng Kinh tế Phòng Tài chính, kế hoch

Xây dựng Kế hoạch chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm và các vật chất khác cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng;xây dựng phương án chi ngân sách cho công tác PCCCR, huy động và đáp ứng kịp thời, đầy đủ nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác PCCCR

Phòng Y tế

Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện và đảm bảo cơ số thuốc để cấp cứu kịp thời cho các lực lượng tham gia chữa cháy, thành lập các tổ cấp cứu lưu động để cứu chữa kịp thời khi xẩy ra tai nạn trong lúc chữa cháy rừng.

Cơ quan phối hợp Chức năng Các ban ngành có liên quan (Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên,...)

Tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên thanh niên và nhân dân tích cực tham gia học tập các quy định về bảo vệ rừng và PCCCR, tích cực tham gia ứng phó cháy rừng và sơ tán tài sản, giúp đỡ các gia đình bị hỏa hoạn do cháy rừng gây ra…

Các ch rng là t chc trên địa bàn thành ph

- Nắm chắc tình hình khí hậu thủy văn, xây dựng Kế hoạch phát triển rừng phải gắn với công tác PCCCR, chuẩn bị cây giống phục vụ cho trồng rừng, chỉ đạo, kiểm tra các đội sản xuất, các hộ gia đình nhận khoán khi xử lý thực bì để trồng rừng phải thực hiện nghiêm các quy định về PCCCR.

- Tổ chức thực hành phương án PCCCR đối với diện tích rừng trồng do đơn vị mình trực tiếp quản lý.

- Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng, hậu cần sẵn sàng cơ động ứng phó cháy rừng nếu xảy ra trên lâm phần quản lý và khi được người có thẩm quyền huy động tham gia chữa cháy rừng

Trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR thì sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành là rất quan trọng, những năm qua UBND tỉnh Tuyên Quang nói chung cũng như UBND thành phố Tuyên Quang thường xuyên quan tâm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân sự, các chủ rừng tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, PCCCR, các hoạt động phối hợp đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ rừng, hạn chế thấp nhất các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp cũng các hành vi vi phạm quy định về PCCCR.

Nếu đám cháy có mức độ vượt quá tầm kiểm soát của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cấp huyện, cấp xã

thì có sự chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng hỗ trợ chủ rừng chữa cháy rừng như sau: Chú thích: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ phối hợp: Hình 3.9. Sơđồ chđạo phi hp gia các lc lượng h tr ch rng cha cháy rng

3.4.3. Mt s lut và văn bn liên quan đến công tác PCCCR

Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm trú trọng tới công tác quản lý bảo vệ rừng, công tác PCCCR và đã ban hành nhiều văn bản quy định về công tác PCCCR nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

UBND tỉnh Tuyên Quang và UBND thành phố Tuyên Quang cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác bảo vệ rừng và PCCCR.

Các văn bản chính sách có liên quan đến công tác PCCCR bao gồm một số văn bản sau: BCĐ thực hiện CTMT phát triển LNBV cấp tỉnh UBND tỉnh UBND cấp huyện Chi cục Kiểm lâm Công an tỉnh Bộ chỉ quy Quân sự Đội KLCĐ và PCCCR Đơn vị PCCC Đại đội chữa cháy

Bảng 3.22. Một số văn bản Luật và dưới luật có liên quan đến công tác PCCCR

STT Một số văn bản luật và dưới luật

1 Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về sự tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. 2

Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)