Tổng quan về khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 32)

Thành phố Tuyên Quang là một trong 07 đơn vị hành chính của tỉnh Tuyên Quang, với vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, những năm qua thành phố Tuyên Quang luôn giữ vai trò là đầu tầu thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đã đạt được kết quả tích cực, như: kinh tế tăng trưởng bình quân đạt 12%/năm và là một trong những thành phố trực thuộc tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh của khu vực miền núi phía Bắc (đến nay tỷ lệ đạt trên 72%); cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, giảm nghèo, sự

nghiệp giáo dục, y tế…được quan tâm; sản xuất nông, lâm nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái đạt được nhiều kết quả tích cực; kết cấu hạ tầng đô thị dần hoàn thiện, diện mạo đô thị phát triển đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng lên. Từ những kết quả đạt được trong thời gian qua, ngày 02/02/2021 thành phố Tuyên Quang đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là thành phố Tuyên Quang là đô thị loại II thuộc tỉnh Tuyên Quang (tại Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 02/02/2021). Bên cạnh những kết quả đạt được, thành phố Tuyên Quang vẫn còn những hạn chế đó là: kinh tế phát triển chưa vững chắc; chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh chưa cao. Kinh tế lâm nghiệp phát triển chưa cao, mặc dù nguồn thu nhập từ trồng rừng kinh tế đã mang lại việc làm, thu nhập ổn định cho người dân, nhưng việc chuyển hóa từ trồng rừng kinh tế gỗ nhỏ sang trồng rừng kinh tế gỗ lớn chưa được các chủ rừng quan tâm triển khai thực hiện. Bên cạnh đó các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn thành phố máy móc, công nghệ chế biến còn lạc hậu, gây lãng phí nguyên liệu và hiệu quả chưa cao; sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ chỉ đạt khoảng 15%, còn chủ yếu nguyên liệu được bán cho các địa phương khác điều đó chưa thúc đẩy việc kinh doanh bảo vệ rừng hiệu quả; nhận thức của một số bộ phận nhân dân về vai trò của rừng còn hạn chế, vì vậy hằng năm trên địa bàn thành phố vẫn còn xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

Các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng rừng tự nhiên và rừng trồng tại 03 (ba) xã nơi tiến hành nghiên cứu đã và đang được áp dụng tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

- Tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, luận văn chọn 3 xã/phường điển hình có diện tích rừng tự nhiên, nhiều nhất và có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao là: Phường Nông Tiến, phường Mỹ Lâm và xã Tràng Đà để nghiên cứu.

- Luận văn được thực hiện từ tháng 5 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021.

2.1.3. Địa đim thc hin lun văn

Luận văn được thực hiện tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

2.2. Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện những mục tiêu trên, luận văn tiến hành nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:

2.2.1. nh hưởng điu kin t nhiên, kinh tế, xã hi khu vc nghiên cu ti công tác PCCCR ti công tác PCCCR

+ Các nhân tố tự nhiên:

- Địa hình, đất đai, độ dốc… - Đặc điểm điều kiện khí tượng - Mùa cháy rừng

- Đặc điểm của vật liệu cháy: Độ dày vật liệu cháy của tầng thảm khô, độ ẩm của vật liệu cháy…

- Điều kiện kinh tế, đời sống người dân, trình độ dân trí của vùng nghiên cứu. nghiên cứu.

- Các tác động của người dân đến rừng (Đốt rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ củi, săn bắt động vật rừng, bắt ong, dùng lửa trái phép trong rừng…) có thể dẫn đến cháy rừng.

2.2.2. Hin trng tài nguyên rng và tình hình cháy rng ti khu vc nghiên cu giai đon 2016 - 2020

+ Diện tích rừng và đất rừng, loài cây trồng rừng… + Đánh giá thực trạng công tác phòng cháy rừng

- Tuyên truyền giáo dục; - Biện pháp kỹ thuật lâm sinh; - Lực lượng PCCCR

- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác PCCCR - Công tác phòng cháy rừng

- Số vụ cháy (Nguyên nhân gây cháy, loại rừng bị cháy, diện tích cháy, thiệt hại, hình thức xử lý….)

- Công tác chữa cháy rừng - Công tác dự báo cháy rừng…

2.2.3. nh hưởng ca thm thc vt và vt liu cháy, phân vùng trng đim cháy rng ti khu vc nghiên cu cháy rng ti khu vc nghiên cu

+ Thảm thực vật rừng (loài, đặc điểm rụng lá ...) + Xác định mùa cháy rừng tại khu vực nghiên cứu + Phân vùng trọng điểm dễ cháy rừng

2.2.4. Hiu qu công tác phòng chng cháy rng ti khu vc nghiên cu (2016 - 2020) (2016 - 2020)

+ Các công tác phòng chống cháy rừng chủ đạo.

+ Các văn bản chỉ đạo trực tiếp của địa phương liên quan tới công tác phòng chống cháy rừng.

+ Sự tham gia của người dân trong phòng chống cháy rừng. + Các biện pháp PCCCR

2.2.5. Đề xut mt s gii pháp lâm sinh góp phn cho công tác phòng chng cháy rng ti thành ph Tuyên Quang, tnh Tuyên Quang trong thi gian ti. cháy rng ti thành ph Tuyên Quang, tnh Tuyên Quang trong thi gian ti.

+ Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh - Quản lý vật liệu cháy - Phục hồi rừng sau cháy - Trồng rừng hỗn giao

+ Giải pháp về dự báo nguy cơ cháy rừng

- Xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm dễ cháy. - Dự báo nguy cơ cháy rừng.

+ Giải pháp kinh tế xã hội

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Quan đim nghiên cu và cách tiếp cn ca lun văn:

Đối với hoạt động phòng cháy rừng, đây là lĩnh vực đòi hỏi phải có sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, mọi tổ chức, cá nhân và là trách nhiệm của toàn dân; chính vì vậy mà quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận của luận văn phải có sự tham gia và tính kế thừa, chọn lọc.

Luận văn xuất phát từ việc thống kê các kết quả điều tra về nguyên nhân của các vụ cháy rừng trên địa bàn thành phố Tuyên Quang từ năm 2016 đến nay; trên cơ sở các nguyên nhân gây cháy rừng ta tiến hành điều tra, đánh giá các yếu tố chi phối đặc thù đến việc xuất hiện các nguyên nhân gây cháy rừng như: Thực trạng tài nguyên rừng, ảnh hưởng của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; thể chế, chính sách, tài chính hiện hành, các phương pháp phòng cháy đang được áp dụng và diễn biến tình hình cháy rừng qua các năm từ đó nhìn nhận rõ mối quan hệ giữa nguyên nhân của các vụ cháy rừng đối với các yếu tố điều tra để thấy rõ được những ưu điểm, nhược điểm cần

khắc phục làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phòng cháy rừng có hiệu quả tại Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

2.5.2. Phương pháp nghiên cu c th

2.5.2.1. Phương pháp thừa kế số liệu

Luận văn kế thừa các thông tin và số liệu sau:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Tuyên quang, tỉnh Tuyên Quang. Các số liệu liên quan về địa hình, khí hậu, thuỷ văn, mưa, nhiệt độ, gió,... Dân số, dân tộc, thu nhập của người dân, tình hình khai thác sử dụng lâm sản, săn bắn động vật rừng để từ đó phân tích những tác động, ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào, mức độ ảnh hưởng đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.

- Báo cáo đánh giá về hiện trạng diện tích, chất lượng rừng khu vực nghiên cứu. Căn cứ kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm của Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang để thu thập các thông tin về đánh giá hiện trạng về tài nguyên rừng: tập trung vào phân tích các trạng thái rừng, trữ lượng, mức độ dễ cháy của các loại rừng; khối lượng vật liệu cháy trên địa bàn.

- Thu thập số liệu các báo cáo sơ kết, tổng kết, đánh giá về công tác PCCCR trên địa bàn thành phố Tuyên Quang do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang cung cấp. Các số liệu về cơ cấu tổ chức của huyện, nhân lực, các trạm bảo vệ rừng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, con người; sự phối hợp PCCCR như thế nào; hiệu quả PCCCR (số vụ cháy, thiệt hại), vai trò của các bên có liên quan,... Từ đó đánh giá thực trạng công tác PCCCR trên địa bàn.

- Thông tin về tình hình cháy rừng ở khu vực nghiên cứu được thu thập qua số liệu thống kê hàng năm của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang, từ năm 2016 đến năm 2020. Căn cứ số liệu về số vụ cháy rừng trên địa bàn, phân tích nguyên nhân gây cháy, diện

tích, loại rừng xảy ra cháy, công tác chỉ huy chữa cháy, huy động lực lượng, phương tiện tham gia và công tác hậu cần cho chữa cháy để từ đó rút ra kinh nghiệm và bài học trong phòng và chữa cháy rừng. Đặc biệt là thông qua các vụ cháy lớn luận văn tập chung phân tích về đặc điểm loại rừng, cách thức tổ chức huy động lực lượng, phương tiện, công tác chỉ huy chữa cháy và đảm bảo hậu cần cho công tác chữa cháy để từ đó đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy trên địa bàn, tìm ra nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm trong phòng và chữa cháy rừng của địa phương.

2.5.2.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

Thông qua việc đi quan sát thực tế và phỏng vấn một số cán bộ và người dân tham gia công tác PCCCR để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ luận văn với công cụ phỏng vấn cá nhân với bộ câu hỏi đã xây dựng trước.

Cán bộ phỏng vấn 15 người, trong đó: là Kiểm lâm địa bàn 03 người, cán bộ địa phương liên quan đến bảo vệ rừng và phòng chữa cháy rừng 12 người

Người dân tiến hành phỏng vấn 60 người, họ là những người dân có tham gia và hiểu biết về PCCCR, nhưng người này đại diện về tuổi, giới tính, dân tộc. (Phiếu phỏng vấn số cán bộ và người dân tham gia công tác PCCCR thể hiện ở phụ lục)

3.5.2.3. Nghiên cứu thực nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của thảm thực vật, vật liệu cháy ảnh hưởng đến cháy rừng

Cấu trúc các trạng thái rừng được thu thập băng phương pháp điều tra trên các ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời. Đối với rừng tự nhiên trên một địa bàn nghiên cứu (Một xã) lập 3 ô tiêu chuẩn ở 3 vị trí địa hình: chân đồi, sườn đồi và đỉnh đồi, diện tích OTC là 1000 m2; đối với rừng trồng trên một địa bàn nghiên cứu lập 3 ô tiêu chuẩn ở 3 vị trí địa hình: chân đồi, sườn đồi và đỉnh đồi, diện tích mỗi OTC là 500 m2 để đảm bảo tính đại diện của trạng thái rừng; trên mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành điều tra các cây tầng cao với các nhân tố điều tra H(vn); D13; Dt

Tiến hành xác định độ tàn che bằng phương pháp hệ thống mạng lưới điểm (100 điểm). Tùy từng diện tích ô tiêu chuẩn mà bố trí các điểm điều tra, sao cho các điểm điều tra bố trí đều trong các OTC. Dùng một cây gậy nhỏ chiếu thẳng tán nếu gặp tán thì ghi số 1, không nhìn thấy tán thì ghi số 0, nếu gặp mép tán thì ghi 0,5.

Công thức xác định độ tàn che:

ĐTC = ∑ số điểm ghi 1 + ½ (∑ số điểm ghi 0,5) ∑ số điểm điều tra

Phương pháp điều tra thực hiện trên các ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời. Tại các trạng thái rừng tự nhiên, mỗi trạng thái bố trí 01 Ô tiêu chuẩn. Đối với rừng trồng trên địa bàn thành phố, điều tra trên rừng trồng hai loài Keo tai tượng (Acacia mangium) 3 năm tuổi trở lên, mỗi loại rừng trồng bố trí 01 OTC

Điều tra ẩm độ của vật liệu cháy: Đối với rừng tự nhiên, diện tích OTC là 1000 m2 (25mx40m); đối với rừng trồng là 500 m2 (20mx25m). Vật liệu cháy được điều tra trên 5 ô dạng bản có diện tích 25m2 (5mx5m) phân bố ở 4 góc và giữa các ô tiêu chuẩn để xác định sinh khối cây bụi thảm tươi và thảm khô (phụ lục). Xác định khối lượng của vật liệu cháy bằng cách thu gom toàn bộ vật liệu cháy trong ô dạng bản gồm 02 loại: thảm khô và thảm tươi và xác định sinh khối của vật liệu cháy bằng cân. Đối với thảm khô thu gom toàn bộ cành khô, lá rụng; đối với thảm tươi tiến hành chặt toàn bộ cây bụi.

Để quy đổi lượng vật liệu cháy xác định ở hiện trường thành lượng khô của chúng (xác định độ ẩm VLC), trên mỗi OTC của từng trạng thái lấy 01 kg/ 01 mẫu về sấy VLC ở 105oC tại phòng thí nghiệm từ 6 đến 8 giờ đến khối lượng không đổi. Tính độ ẩm vật liệu cháy theo công thức sau:

W = (Q0 - Q)*100% Trong đó:

Q: Khối lượng khô tuyệt đối sấy ở 105oC

Phương pháp điều tra thực hiện trên các OTC điển hình tạm thời. Tại các trạng thái rừng tự nhiên, mỗi trạng thái bố trí 01 OTC tại vị trí sườn đồi có thể đại diện cho trạng thái rừng. Đối với rừng trồng trên địa bàn thành phố, điều tra trên rừng trồng hai loài chủ yếu là Keo tai tượng (Acacia mangium) thuần loài, đối tượng 3 năm tuổi trở lên, mỗi loại rừng trồng bố trí 01 OTC tại vị trí sườn đồi.

2.5.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

Dựa vào số liệu đã thu thập tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu để đánh giá được thực trạng công tác PCCCR giai đoạn 2016 - 2020, theo từng nội dung nghiên cứu của luận văn.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của thành phố Tuyên Quang công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của thành phố Tuyên Quang

3.1.1. Điu kin t nhiên.

a) Vị trí địa lý

Thành phố Tuyên Quang nằm ở phía nam, thuộc vùng thấp của tỉnh Tuyên Quang, có tọa độ địa lý từ 21047’ đến 2105’ vĩ độ bắc và từ 105011’ đến 105021’ kinh độ đông; có tổng diện tích tự nhiên là 184,38 km2. Về đơn vị hành chính, thành phố tuyên Quang có 12 phường và 05 xã.

* Địa giới hành chính của thành phố Tuyên Quang:

- Phía bắc giáp xã Tân Long, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn.

- Phía nam giáp xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn và xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương.

- Phía đông giáp xã Thái Bình, xã Tiến Bộ huyện Yên Sơn và xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương.

- Phía tây giáp các xã Trung Môn, Hoàng Khai, Kim Phú, Nhữ Hán, huyện Yên Sơn.

b) Đặc điểm địa hình: Địa hình thành phố Tuyên Quang được phân bố thành 2 vùng rõ rệt, như sau:

- Vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, tập trung chủ yếu ở các phường Tân Hà, Ỷ La, Hưng Thành, Phan Thiết, Minh Xuân, Tân Quang và phường An Tường. Vùng này có lợi thế cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phân bố dân cư so với các khu vực khác trong thành phố

- Vùng địa hình đồi núi tập trung ở các xã/phường: Phường Nông Tiến, phường Mỹ Lâm, Phường Đội Cấn, xã Tràng Đà, An Khang, Thái Long,

Lưỡng Vượng, Kim Phú. Vùng này chủ yếu có nhiều đồi núi thấp, dạng bát úp (độ cao trung bình từ từ 75 m - 200 m so với mực nước biển).

Ngoài ra, thành phố được bao bọc bởi dãy núi Dùm có đỉnh cao nhất 529 m ở phía đông bắc; dãy núi Là, đỉnh cao nhất 948 m ở phía tây bắc và phía đông nam là dãy núi Nghiêm, đỉnh cao nhất 482 m. Đây là khu vực có diện tích rừng tự nhiên nhiều nhất của thành phố Tuyên Quang, trạng thái rừng ở khu vực này chủ yếu là rừng tái sinh sau khai thác và rừng hỗn giao (gỗ-tre, nứa) và rừng tre nứa, có khối lượng thảm thực vật nhiều do vậy khu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)