Tạo hứng thú đọc văn bản cho học sinh

Một phần của tài liệu SKKN xây DỰNG kế HOẠCH bài dạy vợ NHẶT (NGỮ văn 11) THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực học SINH (Trang 33 - 37)

II. Một số giải pháp xây dựng kế hoạch bài dạy “Vợ nhặt” theo định hướng phát

1. Tạo hứng thú đọc văn bản cho học sinh

- Trong các tiết đọc - hiểu văn bản, để nâng cao chất lượng dạy học giáo viên đã cố gắng sử dụng khá nhiều giải pháp tạo hứng thú đọc cho học sinh như:

+ Tổ chức đọc tác phẩm + Vẽ tranh, ảnh về tác phẩm

+ Sân khấu hóa văn bản văn học bằng cách cho học sinh đóng vai. + Giáo viên tổ chức cho học sinh tóm tắt văn bản.

+ Giáo viên cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy về tác phẩm.

- Có thể nói giáo viên bộ môn chúng ta đã luôn tìm tòi và vận dụng linh hoạt khá nhiều giải pháp để kích thích học sinh đọc - hiểu văn bản văn học. Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận với nhau rằng, học sinh bây giờ và nhất là học sinh ở vùng nông thôn thật sự rất ít, thậm chí không chịu đọc văn bản văn học. Và hậu quả đã thể hiện rất rõ qua các tiết học, qua các bài kiểm tra. Đó là học sinh học tập một cách bị động, không hiểu được giá trị của văn bản văn học, nhớ lẫn lộn, nhớ sai…và kết quả học tập không như mong muốn dẫn đến tình trạng chán học, sợ học. Vì vậy tạo hứng thú đọc cho học sinh để phát triển năng lực là cần thiết.

1.1. Tạo hứng thú đọc tác phẩm văn học cho học sinh THPT bằng ứng dụng kênh Youtube 1977 Vlog. dụng kênh Youtube 1977 Vlog.

- 1977 Vlog là tên kênh Youtube của một nhóm sáng tạo video thành lập vào ngày 30 tháng 8 năm 2019. Dựa vào các tác phẩm văn học nổi tiếng, 1977 Vlog sản xuất những video dưới góc nhìn mới mang tính châm biếm và nội dung đi theo xu hướng của giới trẻ. Những video của 1977 Vlog hết sức hài hước về các tác phẩm văn học, học sinh rất thích xem và nhớ lời, thuộc lời của các nhân vật rất nhanh. Đây chính là cơ sở để tạo hứng thú đọc văn bản văn học cho học sinh. Sau đó giáo viên sẽ có những định hướng cụ thể để học sinh hiểu đúng và hiểu sâu về văn bản văn học.

- Cách thức tiến hành: Giáo viên cho học sinh xem video 1977 Vlog về tác phẩm “Vợ nhặt” hoặc cho học sinh diễn lại theo video của 1977 Vlog về tác phẩm. Chính những video ấy đã tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh. Khi ấy học sinh sẽ hào hứng với việc đọc văn bản văn học. Sau đó giáo viên sẽ có những định hướng cụ thể để học sinh hiểu đúng và hiểu sâu vê văn bản văn học

1.2. Tạo hứng thú đọc tác phẩm văn học cho học sinh THPT bằng cách tổ chức cuộc thi giữa các nhóm. chức cuộc thi giữa các nhóm.

34

- Những cuộc thi bao giờ cũng là động lực phấn đấu. Để giành phần thắng trong cuộc thi đó không còn cách nào khác là phải đọc, hiểu, nhớ, tìm kiếm những thông tin về văn bản. Và cứ như thế sẽ tạo hứng thú đọc văn bản văn học cho học sinh.

- Trong quá trình dạy – học, giáo viên tổ chức các cuộc thi như:

1.2.1. Hiểu ý đồng đội:

- Thành viên của đội, nhóm sẽ bắt thăm phiếu yêu cầu biểu diễn những cử chỉ, hành động

- Thành viên đó sẽ biểu diện hành động theo yêu cầu của phiếu.

- Các thành viên của đội sẽ đoán xem đó là hành động, cử chỉ gì, thuộc đoạn nào của tác phẩm.

- Ví dụ:

+ Biểu diễn hành động Thị đẩy xe bò cho anh Tràng + Biểu diễn hành động thị ăn 4 bát bánh đúc

35

Tràng mời thị “ ăn gì thì ăn”

36

1.2.2. Tìm chi tiết, từ ngữ, câu văn, đoạn văn :

- Các đội lần lượt kể tên các chi tiết, các hình ảnh từ ngữ, câu văn có trong văn bản.

- Trong tác phẩm “ Vợ nhặt” của Kim Lân ( Ngữ văn 12, tập 2) có những chi tiết nào?

+ Chi tiết bốn bát bánh đúc + Chi tiết nụ cười của Tràng

+ Chi tiết dòng nước mắt của bà cụ Tứ + Chi tiết lá cờ đỏ sao vàng

- Trong tác phẩm “Vợ nhặt” có những từ ngữ nào, câu văn nào ấn tượng?

+ Từ “U”

+ Từ “Chông vợ hài” + Từ “Rích bố cu”…

+ Câu “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”

+ Câu “ Chậc, kệ!”

+ Câu “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ”

1.2.3. Đặt câu hỏi - Trả lời câu hỏi:

- Học sinh có thể đặt những câu hỏi có vấn đề cho đội bạn trả lời hoặc trả lời các câu hỏi của giáo viên. Muốn đặt được câu hỏi, học sinh phải đọc và hiểu văn bản. Khi được quyền đặt câu hỏi các em được đặt vào vị trí của người giáo viên, vai trò được nâng lên tầm cao mới. Đây chính là yếu tố quan trọng để tạo hứng thú đọc văn bản cho học sinh. Và ngược lại, để trả lời được câu hỏi của đội bạn, học sinh cũng phải đọc và tìm hiểu về tác phẩm. Khi biết đặt câu hỏi và biết trả lời câu hỏi là khi học sinh đã phần nào hiểu về tác phẩm, về bài học.

- Một số câu hỏi học sinh thường đặt ra: + Tác phẩm “Vợ nhặt” được viết khi nào? + Nhân vật chính của tác phẩm là ai? + Tràng là người như thế nào?

+ Tại sao vợ nhặt của Tràng không có tên? + Tràng mời “thị” ăn gì?

37 - Khi theo dõi các câu hỏi và câu trả lời của học sinh, giáo viên có thể hỗ trợ, cố vấn hoặc tham gia với tư cách là ban giám khảo để cầm cân nảy mực và phân định thắng thua. Thậm chí giáo viên có thể bổ sung thêm các câu hỏi để học sinh trả lời như:

+ Dựa vào mạch truyện, có thể chia tác phẩm thành mấy đoạn? Nêu ý chính của mỗi đoạn?

+ Nêu tình huống của truyện?

+ Nhan đề của tác phẩm gợi cho em điều gì?

Một phần của tài liệu SKKN xây DỰNG kế HOẠCH bài dạy vợ NHẶT (NGỮ văn 11) THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực học SINH (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)