II. Một số giải pháp xây dựng kế hoạch bài dạy “Vợ nhặt” theo định hướng phát
2. Bám sát phần “Hướng dẫn học bài” của bài học
- Phần “Hướng dẫn học bài” bao giờ cũng được sắp sếp sau văn bản, là hệ
thống câu hỏi hướng dẫn học bài và có tính chất định hướng cách tìm hiểu tác phẩm cho cả giáo viên và học sinh. Một yêu cầu bắt buộc đối với học sinh là chuẩn bị bài, soạn bài trước khi học bài. Có nghĩa là học sinh phải đọc, tìm hiểu về bài học và trả lời các câu hỏi ở phần “Hướng dẫn học bài”. Điều này vô cùng cần thiết và quan trọng. Vì các văn bản văn học được xây dựng bằng hình tượng ngôn ngữ, có những văn bản dung lượng lớn, như “Vợ nhặt” (Kim Lân) mà thời lượng trên lớp thì rất hạn chế, nên khó có thể đạt được mục tiêu bài học nếu không có việc chuẩn bị bài ở nhà.
- Thế nhưng có một thực tế tôi nhận thấy là khi xây dựng kế hoạch bài dạy và cả khi lên lớp giáo viên lại ít chú ý vào phần “Hướng dẫn học bài”. Điều này làm cho học sinh cảm thấy hụt hẫng và hoang mang vì không biết những cảm nhận của mình về tác phẩm, những câu trả lời của mình là đúng hay sai. Và rồi các em sẽ mất hứng thú với bài học và thờ ơ với việc soạn bài hoặc nếu phải soạn theo yêu cầu bắt buộc thì cũng sẽ soạn một cách đối phó, chiếu lệ.
- Vì vậy khi xây dựng kế hoạch bài dạy cho bài “Vợ nhặt” tôi đã bám sát
vào phần “Hướng dẫn học bài”.
+ Truyện “Vợ nhặt” không phải được kể theo trình tự thời gian mà được tổ chức theo kết cấu vòng tròn: Mở đầu là cảnh anh Tràng dẫn vợ nhặt về xóm ngụ cư trước sự tò mò và ngạc nhiên của mọi người. Tiếp đến là Tràng nhớ lại việc gặp gỡ của hai người. Và sau đó là cảnh gặp mặt của bà cụ Tứ với nàng dâu mới. Cuối cùng là niềm tin vào tương lai tươi sáng.
+ Câu hỏi 1 trong phần “Hướng dẫn học bài”: Theo mạch truyện, có thể chia tác phẩm thành mấy đoạn? Nêu ý chính của mỗi đoạn? Câu hỏi này sẽ giúp học sinh xác định được kết cấu, nắm bắt được nội dung của từng phần của văn bản. Đây là cơ sở, là định hướng chung rất cần thiết để học sinh xác định được vấn đề nghị luận trong các đề thi về các đoạn văn của truyện “Vợ nhặt”.
38 + Các câu hỏi khác trong phần “Hướng dẫn học bài” hỏi về tình huống truyện, về nhan đề , về nhân vật, về nội dung, nghệ thuật nhưng được dẫn dắt một cách tự nhiên, dễ hiểu nên học sinh sẽ thích thú và dễ trả lời đúng vấn đề.
Ví dụ câu 2, hỏi về tình huống truyện: Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy anh Tràng đi cùng với một người đàn bà xa lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của dân làng, của bà cụ Tứ, và của chính Tràng nữa cho thấy tác giả đã sáng tạo dược một tình huống truyện độc đáo như thế nào?
Như vậy, xây dựng kế hoạch bài dạy “Vợ nhặt” dựa theo phần “Hướng dẫn
học bài” không chỉ mang lại tâm lí thoải mái, sảng khoái ,vui tươi cho học sinh để các em hứng thú và yêu thích môn Ngữ văn mà còn phát triển được năng lực giải quyết những vấn đề cụ thể.