Dạng 4 Phân tích một khía cạnh nghệ thuật trong một đoạn trích văn xuôi và nhận xét.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nhằm góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT (Trang 41 - 45)

- Mối quan hệ giữa nhân vật cần nghị luận với các nhân vật khác trong tác phẩm Nêu được ý nghĩa của nhân vật đối với tác phẩm (nhân vật có vai trò gì trong việc

3.4. Dạng 4 Phân tích một khía cạnh nghệ thuật trong một đoạn trích văn xuôi và nhận xét.

xuôi và nhận xét.

Cũng giống như dạng đề phân tích cảm nhận khía cạnh nội dung của một đoạn trích/tác phẩm văn xuôi, dạng đề phân tích cảm nhận khía cạnh nghệ thuật của một đoạn trích/tác phẩm văn xuôi trong đề thi TN THPT trước đây thường độc lập, riêng rẽ, không gắn với ngữ liệu đoạn văn. Ví dụ: Phân tích đặc sắc nghệ thuật của truyện; Phân tích tình huống truyện; Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn…trong một tác phẩm. Những năm gần đây, đề về một khía cạnh nghệ thuật hay nội dung đều gắn với một đoạn trích văn xuôi cụ thể.

Khía cạnh nghệ thuật trong một đoạn trích văn xuôi trong đề thi THPT Quốc gia 5 năm trở lại đây gắn với một đơn vị đoạn trích cụ thể với yêu cầu phân tích/ cảm nhận tình huống truyện (có trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa,

Vợ nhặt), nghệ thuật lập luận chủ yếu trong tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của

Hồ Chí Minh… Ví dụ 1:

Hỡi đồng bào cả nước,

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn

được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

(Trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)

Phân tích cách lập luận sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập. Từ đó, nhận xét phong cách văn chính luận của Bác.

 Mở bài. Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm Tuyên ngôn

Độc lập, và đoạn trích mở đầu.

 Thân bài.

• Cách lập luận sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập:

- Việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của nước Pháp và nước Mĩ có những ý nghĩa sau:

+ Hai bản Tuyên ngôn này được xem là hai mốc son trong lịch sử phát triển của lịch sử văn hóa nhân loại. Vì thế cách mở đầu như vậy đã thể hiện sự trân trọng, kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại của Bác.

+ Đây là hai nước được coi là hai cường quốc, hai nước lớn lúc bấy giờ và có sức ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới; trích dẫn tuyên ngôn của Pháp, Mĩ sẽ là cơ sở pháp lí vững chắc cho Bản Tuyên ngôn của Việt Nam.

+ Việc trích dẫn này đặt ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau, qua đó đặt ba quốc gia Pháp – Mĩ- Việt Nam ngang hàng nhau. Điều này thể hiện ý thức tự tôn dân tộc, gián tiếp khẳng định vị thế của dân tộc ta với các cường quốc trên thế giới.

+ Đối với thực dân Pháp, kẻ đang lăm le quay trở lại xâm lược Việt Nam, việc trích dẫn này chính là một cách “gậy ông đập lưng ông”, khiến thực Pháp há miệng mắc quai. Đây là lí do quan trọng nhất.

- Vận dụng lập luận một cách sáng tạo:

+ “Suy rộng ra”: Bác đã mở rộng từ quyền của cá nhân con người ra quyền của cả quốc gia dân tộc. Đây là một đóng góp to lớn của Bác đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

+ Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng: Tư tưởng dân chủ nhân dân, không phân biệt tầng lớp, giai cấp, màu da, giới tính.

+ Bản Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ chỉ có một vế, còn trong bản Tuyên ngôn của nước ta, Người đã láy lại hai lần, tạo độ nhấn, giọng điệu hùng biện.

• Nhận xét phong cách văn chính luận của Bác:

Người sáng tác trên nhiều thể loại: văn chính luận, truyện ngắn và thơ ca. Mỗi thể loại sử dụng nhiều bút pháp khác nhau: văn chính luận thì giàu tính luận chiến, truyện ngắn đậm tính u mua hài hước, còn thơ ca nếu là tuyên truyền thì ngắn gọn dễ hiểu, còn trữ tình thì đậm đà màu sắc cổ điển…

- Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp. Văn chính luận mà vẫn thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh. Giọng văn chính luận cũng đa dạng: khi ôn tồn, thấu tình đạt lí; khi đanh thép, mạnh mẽ, hùng hồn.

- Tính thống nhất:

+ Trong quan điểm sáng tác của mình, Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đặt ra và luôn chú ý trả lời các câu hỏi: Viết cho ai ? Viết để làm gì ? Viết cái gì ? và Viết như thế nào ?

+ Tác phẩm của Người luôn ngắn gọn, sáng rõ, không dài dòng; luôn thể hiện sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng; từ gian khổ đến niềm vui và tương lai hứa hẹn (sự vận động biện chứng).

- Đa dạng:

+ Vì khi sáng tác Người luôn đặt ra câu hỏi, mà sự nghiệp Cách mạng lại lại hướng đến nhiều đối tượng (nông dân, công nhân, kẻ thù, chiến sĩ…) nên đầu tiên phải hướng đến đối tượng tiếp nhận. Thứ hai mới đến Mục đích, Nội dung và cuối cùng là lựa chọn Hình thức.

 Kết bài: Đoạn mở đầu có lập luận hết sức sáng tạo, tạo nên sức hấp dẫn của bản Tuyên ngôn Độc lập cũng như khẳng định sự đa dạng trong phong cách chính luận của Người.

Ví dụ 2:

Cảm nhận của anh/chị về tình huống truyện trong đoạn trích sau:

Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mấy chị con gái ngồi vêu ra ở đây. Hắn đoán họ ngồi đấy nhặt hạt rơi vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm. Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ nhọc. Hắn hò rằng:

“Muốn ăn cơm trắng mấy giò này! Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!”

Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:

Thị cong cớn:

– Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy? Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:

– Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!

Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.

– Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ ! – Thị liếc mắt, cười tít.

Tràng thích lắm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế.

Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói:

– Điêu ! Người thế mà điêu !

Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.

– Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt. À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười:

– Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã. – Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.

Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn. – Đây, muốn ăn gì thì ăn.

Hắn vỗ vỗ vào túi: – Rích bố cu, hở!

Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả: – Ăn thật nhá! ừ ăn thì ăn sợ gì.

Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở: – Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.

Hắn cười:

– Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau không biết nghĩ thế nào hắn chặc lưỡi một cái: – Chặc, kệ!

Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về…” (Trích Vợ nhặt – Kim Lân)

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nhằm góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT (Trang 41 - 45)