KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Đóng góp của đề tà

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nhằm góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT (Trang 56 - 61)

1. Đóng góp của đề tài

1.1. Tính mới

Đề tài này chưa thể nói là mới mẻ vì chưa đưa ra được một vấn đề khác lạ hay một giải pháp độc đáo để áp dụng cho việc giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay. Tuy nhiên để thích ứng với sự đổi mới trong đề thi TN THPT những năm gần đây của Bộ GDĐT thì đề tài đã bám sát và cố gắng đem đến cho HS một cái nhìn toàn diện về cấu trúc đề thi, mức độ yêu cầu của từng câu hỏi.

Đề tài đã hệ thống hóa lại một cách đầy đủ, chi tiết dạng câu 5 điểm NLVH về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi trong đề thi TN THPT; giúp HS nhận diện được cấu trúc, các yêu cầu của đề bài cũng như cách giải quyết trọn vẹn hai mức độ mà đề thi đưa ra. Đề tài cũng phần nào hướng dẫn các em cách triển khai, từng bước làm bài, phân bổ thời gian cũng như hành văn, diễn đạt. Với nỗ lực bám sát đề thi, người thực hiện đã cố gắng giúp HS nhận diện và giải quyết phần nhận xét, câu hỏi đuôi phía sau để giúp các em lấy trọn vẹn điểm số ở phần phân hóa thí sinh. Đó là những đóng góp đáng ghi nhận và cũng có thể xem là nỗ lực của đề tài trong việc giúp HS nâng cao chất lượng bài thiTN THPT.

Đây là đề tài đã được nghiên cứu, thực nghiệm thành công và đúc rút từ kinh nghiệm có tính thực tiễn cao được triển khai tại trường THPT Nghi Lộc 3 trong nhiều năm giảng dạy khối lớp 12 và luyện thi, chấm thi TN THPT. Đề tài đã kế thừa nhiều thành tựu trong nỗ lực tìm kiếm, xây dựng hệ thống những biện pháp hiệu quả để giúp HS lớp 12 ôn luyện thi TN THPT môn Ngữ văn đạt kết quả cao, phát huy được phẩm chất và năng lực của các em. Trên cơ sở đó, đề tài tìm ra những hướng đi mới, đặc biệt phù hợp với HS trong việc hoàn thành bài thi quan trọng môn Ngữ văn, giúp nâng cao điểm số, chất lượng bài thi này trong kì thi TN THPT.

1.2. Tính khoa học

Tính khoa học của đề tài thể hiện ở lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về môn học chuyên nghành. Bên cạnh đó, kết cấu của đề tài qua các phần, chương, mục, đoạn) cũng rất chặt chẽ. Kết cấu đó phục vụ cho hệ thống các luận điểm khoa học từ lớn đến nhỏ, từ cấp độ cao đến cấp độ thấp, từ khái quát đến cụ thể và ngược lại.

Đề tài được trình bày bài bản, cẩn thận. Các phương pháp nghiên cứu được vận dụng phù hợp và phát huy hiệu quả của nội dung đề tài. Ngôn ngữ trong sáng, tường minh; cấu trúc gọn, rõ, chặt chẽ, dẫn chứng khách quan, xác thực.

1.3. Tính hiệu quả

1.3.1. Phạm vi ứng dụng

Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi trong việc hướng dẫn HS giải quyết dạng câu hỏi chiếm tỉ lệ điểm số cao nhất trong bài thi môn Ngữ văn của kì thi THPT Quốc gia, từ đó hoàn thành bài thi này với kết quả cao.

1.3.2. Đối tượng ứng dụng

Đề tài áp dụng chủ yếu cho giáo viên và học sinh trong việc dạy – học, ôn thi, luyện đề thi môn Ngữ văn trong kì thì TN THPT. Đề tài có thể sử dụng đại trà cho tất cả các đối tượng cả TB, khá, giỏi bởi cách viết rõ ràng, tường minh, dễ hiểu.

1.1.3. Hiệu quả

Đề tài đã được thể nghiệm tại trường THPT Nghi Lộc 3 từ năm học 2019 -2020 trở lại đây, và đã đem lại những hiệu quả thiết thực cho việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao kết quả bài thi TN THPT của HS lớp 12 tại trường THPT Nghi Lộc 3 nói chung, tại các lớp tôi trực tiếp giảng dạy nói riêng.

Đồng thời, các cá nhân, các trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Lộc, TX Cửa Lò khi sử dụng những kết quả nghiên cứu của đề tài vào việc giảng dạy cũng thu được nhiều kết quả tốt với các đối tượng HS được áp dụng, kết quả kì thi TN THPT cũng ở các lớp này cũng cao hơn so với các lớp chưa triển khai thực hiện.

Các em đã nắm vững cấu trúc đề thi, nắm chắc kiến thức lí thuyết và áp dụng vào việc giải quyết các câu hỏi của đề thi một cách nhanh, chính xác, đạt kết quả khá cao trong kì thi TN THPT và thi KSCL. Đặc biệt, kết quả điểm thi môn Ngữ văn TN THPT qua từng năm của trường THPT Nghi Lộc 3, và các lớp bản thân trực tiếp giảng dạy đều đạt kết quả cao qua các năm. HS cũng thêm yêu, quý môn Văn, và cảm thấy học, thi bộ môn này không còn khó khăn nữa.

Với riêng bản thân tôi, quá trình thực hiện đề tài, tôi đã thu nhận cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Tôi nhận thấy, việc dạy học, luyện thi các

môn học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng, cơ bản đều phải xuất phát từ kiến thức cơ bản, lấy việc hình thành kĩ năng làm nền tảng, qua việc thi cử sẽ giúp các em phát triển thêm nhiều năng lực, phẩm chất. Bản thân cần cố gắng cân đối giữa việc trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để các em biết cách làm những dạng bài khác nhau, không rập khuôn, không cứng nhắc.

1.1.4. Khả năng phát triển của đề tài

Với cấu trúc và hướng triển khai của này, đề tài có thể áp dụng cho cả câu NLVH 5 điểm về thơ trong đề thi TN THPT hiện nay. Dạng câu hỏi về thơ trong câu 5 điểm cũng có 2 yêu cầu tương tự câu hỏi về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Đề ra về thơ thường yêu cầu cảm nhận, phân tích đoạn thơ… ở phần chính và yêu cầu phụ nhận xét ở phần sau. Phân bố điểm cho từng yêu cầu cũng tương tự như câu nghị luận về văn xuôi. Vì vậy để có cái nhìn hệ thống và đầy đủ cho dạng câu hỏi về thơ, chúng ta có thể dựa vào cấu trúc đề tài này để triển khai chi tiết.

Ngoài việc áp dụng cho việc ôn thi TN THPT, đề tài này còn có thể dùng để triển khai bồi dưỡng học sinh giỏi. Bởi cấu trúc đề thi học sinh giỏi về cơ bản cũng như đề thi TN THPT, chỉ khác phần lệnh phụ phía sau sẽ thiên về khái quát các vấn đề về lí luận văn học, văn học sử hoặc các vấn đề chuyên sâu nâng cao hơn.

2. Kiến nghị

2.1. Với giáo viên

Nâng cao chất lượng học tập, thi cử môn Ngữ văn trong kì thi TN THPT cho HS là một nhiệm vụ mỗi GV, đặc biệt là GV dạy khối 12. Nhiệm vụ đó phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, xuyên suốt từ đầu năm học cho đến khi các em bước vào kì thi chính thức.

Để hướng dẫn HS ôn thi đạt hiệu quả cao, GV cần có sự chuẩn bị chu đáo. GV cần chuẩn bị kế hoạch dạy học tập, luyện đề cụ thể. Mỗi GV phải luôn có những sáng tạo để truyền đạt kiến thức lí thuyết ngắn gọn, hiệu quả, dễ nhớ và quan trọng nhất phải dành nhiều thời gian cho các em thực hành luyện tập thường xuyên.

Ngoài học ở lớp, GV phải đặt ra những mục tiêu, yêu cầu cụ thể cho HS làm việc ở nhà thông qua hình thức tự học. Cần lưu ý rằng những yêu cầu về nhà này không nên chỉ đơn giản là học thuộc kiến thức lí thuyết mà có thể tự đặt thời gian để làm bài, tự kiểm tra năng lực cá nhân.

Giáo viên cần đổi mới cách dạy, cách kiểm tra, đánh giá … theo hướng phù hợp với tâm lý, trình độ của từng nhóm HS, nâng dần trình độ của các em lên những mục tiêu cao hơn. Giáo viên cũng cần định hướng học sinh trong việc sử

dụng sách tham khảo; hướng dẫn các em lựa chọn một số khóa học online hiệu quả hoặc tải các app cần thiết phục vụ cho việc học ôn, luyện thi tránh nhàm chán.

Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh.

2.2. Với học sinh

Cần nâng cao nhận thức cá nhân về vị trí, vai trò của môn Ngữ văn trong hệ thống các môn học, giá trị của kết quả môn thi này kì thi TN THPT, tránh lối suy nghĩ môn Ngữ văn chỉ là môn phụ, môn học thuộc lòng. Cố gắng tự học, tự rèn luyện để đạt kết quả tốt.

Chủ động học tập, rèn luyện kĩ năng làm bài của bản thân. Trong quá trình học tập phải mạnh dạn giải quyết bài tập, tập vận dụng kiến thức lí thuyết được học thường xuyên luyện đề với những dạng khác nhau. Mạnh dạn trao đổi với thầy cô, bạn bè những trở ngại mà mình mắc phải khi học tập, học hỏi kinh nghiệm thi cử.

Tìm tòi các hình thức học tập đa dạng, lựa chọn nguồn tài liệu hợp lí phục vụ cho việc học- thi hiệu quả. Tránh những khóa học, những lớp học online mất nhiều tiền nhưng không thu lượm được bao nhiêu kiến thức, và học thiên về lí thuyết mà ít được vận dụng thực hành.

2.3. Với các cấp quản lý

Sở GD&ĐT tăng cường tiến hành thi KSCL kết hợp thi thử nhiều lần trong năm, nhằm mục đích kiểm tra lại kiến thức của HS, giúp các em nhận thấy những lỗ hổng về kiến thức để sớm có phương án ôn luyện, thi cử.

Các trường có thể tiến hành thi thử theo cụm trường để HS có cơ hội rèn luyện với đề thi, tập làm quen với không khí, tâm thế vào phòng thi.

Nhà trường xây dựng chương trình ôn thi TN THPT cho các môn từ đầu năm. Tăng cường các tiết thực hành, luyện tập làm bài để HS sớm được tiếp cận, cọ xát với nội dung, cấu trúc đề thi.

Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc giảng dạy, ôn thi cho HS lớp 12, đề tài này vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong được các đồng nghiệp góp ý, bổ sung để càng ngày càng hoàn thiện.

Tôi xin trân trọng cảm ơn những đóng góp của quý vị !

Nghi Lộc, ngày 14 tháng 2 năm 2022

Trần Thị Huyền Trang

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. HàNội. Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữvăn . Hà Nội. văn . Hà Nội.

3. Bộ GDĐT, Dự án Phát triển giáo dục trung học phổ thông (2010), Tài liệu tậphuấn Đổi mới kiểm tra kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông, huấn Đổi mới kiểm tra kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông, Hà Nội.

4. Nguyễn Thành Ngọc Bảo. (2018). Rubric đánh giá năng lực tạo lập văn bảnnghị luận văn học của học sinh THPT. Tạp chí khoa học,(15),10 nghị luận văn học của học sinh THPT. Tạp chí khoa học,(15),10

5. Tôn Quang Cường (2009), “Áp dụng đánh giá theo Rubric trong dạy học”, Tạpchí Giáo dục, kì 1, (221), 47. chí Giáo dục, kì 1, (221), 47.

6. Lê Hồ Quang (sưu tầm, tổng hợp) (2019). Các vấn đề của dạy học Ngữ Văntrong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.Vinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.Vinh

7. Đỗ Ngọc Thống (Tổng chủ biên), Bùi Minh Đức (chủ biên), Đỗ Thu Hà, PhạmThị Hiền, Lê Thị Minh Nguyệt. (2020). Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ Thị Hiền, Lê Thị Minh Nguyệt. (2020). Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ Văn trung học phổ thông.NXB Đại học sư phạm

8. Đỗ Ngọc Thống (Tổng chủ biên), Bùi Minh Đức-Nguyễn Thành Thi. (2019).Hướng dẫn dạy học phát triển năng lực môn Ngữ Văn trung học phổ thông theo Hướng dẫn dạy học phát triển năng lực môn Ngữ Văn trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới. NXB Đại học sư phạm

PHẦN PHỤ LỤC

Những đoạn trích văn xuôi cần lưu ý trong kì thi THPT quốc gia TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nhằm góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT (Trang 56 - 61)