- Mối quan hệ giữa nhân vật cần nghị luận với các nhân vật khác trong tác phẩm Nêu được ý nghĩa của nhân vật đối với tác phẩm (nhân vật có vai trò gì trong việc
3.2.2. Phân tích một khía cạnh nghệ thuật của nhân vật trong một đoạn trích văn xuôi và nhận xét.
trích văn xuôi và nhận xét.
Dựa vào những gợi ý trong phần hướng dẫn làm bài ở dạng 1 và dạng 2, tác giả đưa ra đề minh họa và hướng dẫn cụ thể như sau:
Ví dụ 1:
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà làm mẹ, bà đã chẳng lo được cho con…May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề
nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”: - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân) Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét tấm lòng người mẹ thương con qua ngòi bút nhân đạo của nhà văn Kim Lân.
Hướng dẫn làm bài:
Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhà văn Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt, nhân
vật bà cụ Tứ và đoạn trích.
Thân bài:
Giới thiệu nhân vật bà cụ Tứ: lai lịch, hoàn cảnh, tuổi tác….; tóm tắt câu chuyện trước đoạn trích.
Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn trích: - Hiểu ra cơ sự:
+ Xót thương cho chính mình: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi.
Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương…
+ Hờn trách bản thân: không làm tròn bổn phận với con…Chao ôi, người ta
dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…
+ Và tủi hờn: Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… - Lo cho tương lai, thương các con:
+ Lo cho cuộc sống của các con giữa hoàn cảnh đói kém: Biết rằng chúng
nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
+ Thương cảm cho người đàn bà xấu số, thông cảm và biết ơn vì đã giúp bà
hoàn thành nghĩa vụ người mẹ: Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp
bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà làm mẹ, bà đã chẳng lo được cho con…
- Đồng ý với quyết định của các con: Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải
kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… Chú ý phân tích hai chữ “mừng lòng”
chứ không phải “bằng lòng”, thể hiện vừa cả sự đồng ý vừa cả cảm xúc vui mừng, chúc phúc, sự bao dung độ lượng của người mẹ nghèo.
Nhận xét tấm lòng người mẹ thương con qua ngòi bút nhân đạo của nhà văn Kim Lân.
- Tấm lòng người mẹ thương con, hi sinh tất cả cho con, đó là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam từ bao đời nay. Người mẹ nghèo đứng trước quyết định táo
bạo của con trai với bao cảm xúc buồn vui lẫn lộn, thương và lo…Đó là nét tâm trạng của một người có cả cuộc đời vất vả, nhưng rồi vì thương con, bà đã gạt đi tất cả để vun vén hạnh phúc cho đôi trẻ, thắp lên niềm tin và hi vọng cho con… - Ngòi bút nhân đạo của nhà văn Kim Lân: Miêu tả chân thực và sinh động nét tâm lí của người mẹ nghèo, qua đó cho thấy tấm lòng thương cảm và sự trân trọng của ông với vẻ đẹp của tình đời, tình người.
Kết bài: Nhân vật bà cụ Tứ với những diễn biến tâm trạng tinh tế, chân thực là một trong những thành công về mặt nghệ thuật của tác phẩm Vợ nhặt; đồng
thời qua đó thể hiện tài năng cũng như tấm lòng nhân đạo của Kim Lân. Ví dụ 2:
Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng màu hè sáng lóa xói và hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươn mươn niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rá mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân) Phân tích diễn biến tâm trạng Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét
niềm tin vào khả năng vươn dậy của con người dưới ngòi bút nhận đạo của
Kim Lân.
Hướng dẫn làm bài:
Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhà văn Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt, nhân
vật Tràng và đoạn trích.
Giới thiệu nhân vật Tràng: lai lịch, ngoại hình, tính cách….; tóm tắt câu chuyện nhặt vợ và cảnh Tràng đưa người vợ nhặt về giới thiệu với mẹ (trước đoạn trích)
Tâm trạng của Tràng vào buổi sáng hôm sau:
- Ngạc nhiên, ngỡ ngàng, lửng lơ, không dám tin vào mắt mình: như người từ giấc mơ đi ra, ngỡ như không phải…
+ Không dám tin là đã có vợ: Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ
ngàng như không phải.
+ Ngỡ ngàng trước sự thay đổi của cảnh vật xung quanh: Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái khi nhận ra xung quanh vừa có sự thay đổi mới mẻ Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươn mươn niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rá mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
+ Ngạc nhiên trước sự thay đổi của mẹ và nhất là người vợ nhặt: Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất
- Cảm thấy cảm động, thấm thía, thương yêu và trưởng thành:
+ Cảm xúc: Cảnh tượng đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía, cảm động, làm nảy sinh trong lòng nhân vật nhiều tình cảm gắn bó, trưởng thành và ý thức trách nhiệm: Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương
yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng…
+ Hành động: Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà. Ý thức về trách nhiệm, bổn phận: Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này…
- Đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo; diễn biến tâm lí được miêu tả chân thực, tinh tế nhằm bộc lộ bản chất tốt đẹp của nhân vật; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, phù hợp với tính cách nhân vật và nội dung câu chuyện.
Nhận xét niềm tin vào khả năng vươn dậy của con người dưới ngòi bút nhận đạo của Kim Lân.
- Nhận xét niềm tin vào khả năng vươn dậy của con người: giữa thời buổi đói khát, phải đối mặt với cái chết nhưng con người vẫn hướng về hạnh phúc, về tương lai, vẫn muốn sống sao cho ra cuộc sống của con người, vẫn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau vượt lên hoàn cảnh và số phận…
- Đó chính là sự nâng niu, trân trọng vẻ đẹp trong tâm hồn con người; tin vào khả năng vươn dậy của họ.
Kết bài. Nhân vật Tràng với những diễn biến tâm trạng tinh tế, chân thực là một trong những thành công về mặt nghệ thuật của tác phẩm Vợ nhặt; đồng thời qua
đó thể hiện niềm tin vào khả năng vươn dậy của con người cũng như tấm lòng nhân đạo của nhà văn Kim Lân.