Phân tích một đặc điểm của nhân vật trong một đoạn trích văn xuôi và nhận xét.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nhằm góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT (Trang 29 - 32)

- Mối quan hệ giữa nhân vật cần nghị luận với các nhân vật khác trong tác phẩm Nêu được ý nghĩa của nhân vật đối với tác phẩm (nhân vật có vai trò gì trong việc

3.2.1. Phân tích một đặc điểm của nhân vật trong một đoạn trích văn xuôi và nhận xét.

và nhận xét.

Dựa vào những gợi ý trong phần hướng dẫn làm bài ở dạng 1 và dạng 2, tác giả đưa ra đề minh họa và hướng dẫn cụ thể như sau:

Ví dụ 1.

Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn nghĩ đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cũng cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại đi làm lại: Tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa thì đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày.

Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài )

Phân tích sự tê liệt sức sống của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét ngòi bút hiện thực của Tô Hoài.

Hướng dẫn làm bài:

 Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhà văn Tô Hoài, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhân vật Mị và đoạn trích.

 Giới thiệu nhân vật, tóm tắt cuộc đời Mị trước đó

 Cảm nhận sự tê liệt sức sống của Mị:

- Sự tê liệt của Mị xuất phát từ cuộc sống thống khổ khi bị bắt về làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra: khổ về thể xác (làm việc quần quật cả ngày lẫn đêm, sống không bằng kiếp con trâu, con ngựa…), khổ về tinh thần (không có tự do, A Sử với Mị không có lòng mà vẫn phải ở với nhau…).

- Biểu hiện của sự tê liệt sức sống:

+ Tê liệt cảm xúc, không còn ý thức đấu tranh: không còn nghĩ đến ăn lá ngón tự tử nữa; ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi; Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa…

+ Mị tê liệt về nhận thức: lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau lặp đi lặp lại, suốt năm suốt đời như thế…

+ Mị bị cầm tù, đầu độc về tinh thần: Chi tiết căn buồng Mị nằm kín mít, có

một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.

- Nhận xét nghệ thuật: Sự tê liệt của Mị được miêu tả một cách chân thực mà tinh tế; với cách trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; dẫn dắt tình huống khéo léo tự nhiên; ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo; câu văn giàu chất tạo hình và giàu chất thơ.

 Nhận xét ngòi bút hiện thực trong văn Tô Hoài:

- Vạch trần bộ mặt chế độ phong kiến miền núi tàn bạo, độc ác lúc bấy giờ với thế lực thần quyền và cường quyền cùng những hủ tục: cho vay nặng lãi, cúng trình ma…

- Tái hiện cuộc sống khổ cực, bị bóc lột của người dân miền núi dưới ách đè nén của cường quyền và thần quyền, khiến cho họ mụ mị về nhận thức, chai sạn về tinh thần…Nhưng ẩn sâu trong họ vẫn là một sức sống mãnh liệt, tiềm tàng chỉ chờ thời cơ là bùng lên mạnh mẽ…

- Phản ánh hiện thực càng chân thực và rõ nét, Tô Hoài càng bộc lộ tấm lòng nhân đạo sâu sắc, nhất là qua cuộc đời và số phận của nhân vật Mị.

 Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận: Cuộc đời và số phận nhân vật Mị đã làm rõ giá trị hiện thực của tác phẩm Vợ chồng A Phủ, qua đó bộc lộ tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Tô Hoài.

Ví dụ 2.

Trong phút chốc, ngồi trước mặt chúng tôi vẫn là một người đàn bà lúng

túng, đầy sợ sệt, nhưng có vẻ thông cảm với chúng tôi hơn. Mụ bắt đầu kể: - Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa. Hồi bấy giờ nhà tôi còn khá giả, nhà tôi trước ở ngay trong cái phố này. Cũng vì xấu, trong phố không ai lấy, tôi có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới. Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi.

Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình: - Giá tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm biển động suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối […] cũng túng quẫn vì trốn lính. Bỗng mụ đỏ mặt- nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.

- Vậy sao không lên bờ mà ở ? Đẩu hỏi.

- Làm nhà ở trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó. Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!

- Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không ?- Tôi hỏi.

- Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu …Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ…Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…

- Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được ! Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

- Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)

Phân tích sự thấu hiểu lẽ đời của người đàn bà hàng chài trong đoạn

trích trên. Từ đó nhận xét quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu thời kì đổi mới.

Hướng dẫn làm bài:

 Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn

Chiếc thuyền ngoài xa, nhân vật người đàn bà hàng chài và đoạn trích.

 Thân bài:

 Giới thiệu nhân vật người đàn bà hàng chài, tóm tắt câu chuyện trước đoạn trích

 Sự thấu hiểu lẽ đời của người đàn bà hàng chài:

- Thấu hiểu nỗi khổ của mình và bản chất của người chồng: là một đứa con

gái xấu, lại rỗ mặt, không ai lấy, chồng là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi.

- Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình và những áp lực của chồng:

+ Nhận hết tội về mình: Giá tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được một chiếc

thuyền rộng hơn, nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá… + Thấu hiểu sự vất vả của nghề chài lưới: Làm nhà ở trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó, nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…

+ Những áp lực của chồng: đông con, công việc mưu sinh vất vả, phải đứng mũi

chịu sào, vợ không giúp đỡ được gì… Hiểu được nguyên nhân của sự tha hóa ở người đàn ông rằng người ta làm điều ác không phải vì xấu, không phải vì ác mà vì khổ sở, bất lực.

- Nghệ thuật biểu hiện: Đối lập giữa ngoại hình và tâm hồn, số phận bất hạnh và tấm lòng nhân hậu, bao dung; đặt nhân vật vào tình huống nghịch lí; khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại, giọng điệu cảm thông xót xa đầy chiêm nghiệm; thể hiện cái nhìn đa chiều và tình cảm chân thành với người lao động…

 Nhận xét về quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu thời kì đổi mới - Nghệ thuật chân chính phải bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống; phải thể hiện được bản chất sâu xa ẩn giấu trong đó; phải có một cái nhìn đa diện, nhiều chiều, đi sâu khám phá sự thật của đời sống ở bình diện đạo đức, thế sự để hiểu đúng bản chất bên trong của hiện thực.

- Trong bức tranh hiện thực cuộc sống mà nghệ thuật phản ánh con người phải ở vị trí trung tâm; nhà văn phải đi tìm “hạt ngọc ẩn giấu bên trong tâm hồn con người”.

- Người nghệ sĩ phải có tài năng và lòng dũng cảm trong quá trình phản ánh hiện thực; nhà văn phải tự mình ý thức, phải đấu tranh để tự hoàn thiện mình vươn tới: Chân – Thiện – Mĩ.

 Kết bài: Nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài

xa là thành công nghệ thuật đáng trân trọng, thể hiện tài năng cũng như quan

niệm nghệ thuật tiến bộ của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nhằm góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT (Trang 29 - 32)