Phương pháp dạy phần đọc hiểu

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP NÂNG CAO kết QUẢ môn NGỮ văn TRONG kì THI tốt NGHIỆP TRUNG học PHỔ THÔNG tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG cờ đỏ (Trang 26 - 34)

III. Giải pháp nâng cao kết quả môn Ngữ văn Trường trung học phổ thông

2. Các giải pháp dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông Cờ Đỏ

2.1. Phương pháp dạy phần đọc hiểu

2.1.1. Mục tiêu Giúp học sinh:

- Nắm được kiến thức về phần đọc - hiểu và phạm vi kiến thức cơ bản của phần đọc - hiểu trong kì thi.

- Có kĩ năng đọc - hiểu văn bản tốt.

- Làm tốt phần đọc - hiểu, đạt được kết quả cao ở phần này. 2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Phần đọc - hiểu chỉ chiếm 3/10 điểm trong tổng bài thi nhưng đọc - hiểu là phần rất quan trọng trong việc quyết định kết quả bài làm nếu học sinh không làm hết và chiếm trọn điểm ở phần này thì khó có thể đạt điểm cao. Phần đọc - hiểu là phần dễ lấy điểm, đối với học sinh yếu, trung bình đây là phần giúp các em thoát điểm liệt rất dễ dàng, đối với học sinh khá, giỏi nếu chiếm được trọn vẹn điểm ở phần này thì cơ hội điểm cao sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, thực trạng đề thi các dạng câu hỏi đọc - hiểu xuất hiện trong đề thi lại rất phong phú nhưng trong chương trình sách giáo khoa mơn Ngữ văn của

THPT lại khơng có một kiểu bài dạy riêng để hướng dẫn cho thầy cô giáo cũng như các em học sinh nắm bắt được phương pháp làm bài dạng đề này một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy, nhiều em học sinh tỏ ra lúng túng, băn khoăn khi làm đề đọc - hiểu.

Trước thực trạng đó đặt ra yêu cầu đối với người giáo viên trong quá trình ơn thi tốt nghiệp THPT đó là cần tìm ra giải pháp ơn tập hữu hiệu để giúp học sinh đạt kết quả cao. Trải qua q trình ơn thi, bằng kinh nghiệm của bản thân, tôi xin đề xuất cách hướng dẫn học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT dạng câu hỏi đọc - hiểu theo hướng như sau:

* Bước 1: Ôn luyện lý thuyết đọc - hiểu:

Giáo viên nghiên cứu tài liệu và hướng dẫn cho học sinh nắm bắt được những dạng kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi đọc - hiểu trong đề thi. Qua q trình ơn tập, tơi thấy đề thi đọc - hiểu rất đa dạng và phong phú. Để học sinh chủ động trong phịng thi, bước đầu tiên, tơi trang bị thật đầy đủ và chắc chắn về kiến thức lý thuyết cho các em. Tuy nhiên nếu ôm đồm kiến thức q thì sẽ làm HS khơng nhớ hết. Sau khi nghiên cứu, tôi thấy các dạng sau thường xuất hiện nhiều trong đề thi, nên khi ơn tập, tơi cũng xốy sâu vào:

+ Các phương thức biểu đạt.

+ Nhận diện các phong cách ngôn ngữ. + Các thao tác lập luận.

+ Các thể thơ thường gặp. + Các biện pháp tu từ. + Các phép liên kết.

+ Xác định nội dung chính của văn bản

+ Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt trong văn bản

+ Đồng tình hay khơng đồng tình với ý kiến nêu lên trong đoạn trích/văn bản? Có thể thấy để ghi nhớ một lượng kiến thức lớn như vậy là rất vất vả nên khi dạy để giúp các em dễ dàng ghi nhớ kiến thức, tôi thường hướng dẫn cho các em các trình tự để ghi nhớ như sau:

- Đọc thầm các kiến thức giáo viên cung cấp.

- Ghi lại kiến thức ra giấy. Ở phần này, tôi thường hướng dẫn học sinh tái hiện kiến thức lí thuyết thành sơ đồ, bảng biểu để các em dễ thuộc và nhớ lâu.

Ví dụ 1: Khi học đến kiến thức về các phong cách chức năng ngơn ngữ thì

có sơ đồ sau:

- Đọc thành tiếng kiến thức để nhớ lâu.

- Chọn đề theo cấu trúc của Bộ để giải nhằm khắc sâu kiến thức.

* Bước 2: Luyện đề đọc - hiểu theo cấu trúc của Bộ

Sau khi các em đã nắm chắc kiến thức lí thuyết ở phần đọc - hiểu, tôi thường tuyển chọn những đề đọc - hiểu theo đúng cấu trúc của Bộ GD&ĐT để cho học sinh giải. Thông qua việc luyện đề, các em sẽ tự khắc sâu được kiến thức, có kĩ năng làm bài tốt, đúc rút được nhiều kinh nghiệm.

* Bước 3: Rút ra phương pháp để đạt điểm tối đa phần đọc - hiểu môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT

* Phương pháp chung khi làm phần đọc - hiểu:

Thứ 1: Đọc thật kĩ đề bài nhưng cũng không dành quá nhiều thời gian để đọc

quá kĩ đoạn trích, hãy trả lời từng câu hỏi một, dễ trước khó sau, khơng nên bỏ bất cứ câu nào.

Thứ 2: Đọc các yêu cầu, gạch chân các từ ngữ quan trọng, cần tập trung sự

chú ý vào tiêu đề, tác giả, nguồn gốc của đoạn trích. Việc làm này giúp các em lí giải được yêu cầu của đề bài và xác định được hướng đi đúng cho bài làm, tránh lan man, lạc đề.

Thứ 3: Ln đặt câu hỏi và tìm cách trả lời: Ai? Cái gì? Là gì? Như thế nào?

Kiến thức nào? Để bài làm được trọn vẹn hơn, khoa học hơn, tránh trường hợp trả lời thiếu.

Thứ 4: Nên trả lời trực tiếp vào câu hỏi, theo kiểu “hỏi gì đáp nấy”. Câu trả

lời cần chính xác, đầy đủ, ngắn gọn. Chọn từ ngữ, câu phù hợp và viết cẩn thận tránh mắc lỗi chính tả. Khơng dành q nhiều thời gian cho phần đọc - hiểu, thường chỉ khoảng 15 đến 20 phút. Dung lượng cũng không được quá dài, thường là một mặt giấy.

Thứ 5: Đọc lại và sửa chữa chuẩn xác từng câu trả lời. Không bỏ trống câu

nào, dòng nào.

* Phương pháp cụ thể đối với một số dạng câu hỏi thường gặp:

- Dạng câu hỏi về các phương thức biểu đạt:

Ở dạng này thường có hai dạng câu hỏi: Câu hỏi 1: Em hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích/văn bản. Câu hỏi 2: Em hãy chỉ ra phương thức/ các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích/văn bản.

Khi làm dạng câu hỏi này các em cần đọc kĩ đề và lưu ý: + Các từ ngữ và cách trình bày.

Nếu đề yêu cầu tìm phương thức biểu đạt chính thì các em chỉ được trả lời một phương thức biểu đạt chính, tránh trả lời thừa, làm mất điểm.

Nếu đề yêu cầu chỉ ra phương thức/các phương thức biểu đạt thì các em cần trả lời nhiều hơn một phương thức biểu đạt (thường là hai hoặc ba phương thức biểu đạt).

+ Cách trình bày: Phương thức biểu đạt: (...).

Trong quá trình dạy, để giúp học sinh dễ nhớ, dễ nhận diện các phương thức biểu đạt, tôi đã lập bảng thống kê như sau:

Phương

thức Khái niệm Dấu hiệu nhận biết Thể loại

Tự sự

- Dùng ngôn ngữ để kể lại một hoặc một chuỗi các sự kiện, có mở đầu -> kết thúc. - Ngồi ra cịn dùng để khắc họa nhân vật (tính cách, tâm lí...) hoặc quá trình nhận thức của con người.

- Có sự kiện, cốt truyện.

- Có diễn biến câu chuyện. - Có nhân vật. - Có các câu trần thuật/đối thoại. - Bản tin báo chí. - Bản tường thuật, tường trình. - Tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết). Miêu tả

Dùng ngôn ngữ để tái hiện lại những đặc điểm, tính chất, nội tâm của người, sự vật, hiện tượng.

- Các câu văn miêu tả. - Từ ngữ sử dụng chủ yếu là tính từ, từ láy, từ gợi tả sự vật, sự việc. - Văn tả cảnh, tả người, vật... - Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.

Phương

thức Khái niệm Dấu hiệu nhận biết Thể loại

Thuyết minh

Trình bày, giới thiệu các thông tin, hiểu biết, đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng.

- Các câu văn miêu tả đặc điểm, tính chất của đối tượng. - Có thể là những số liệu chứng minh. - Thuyết minh sản phẩm - Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật - Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học. Biểu cảm Dùng ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc, thái độ về thế giới xung quanh.

- Câu thơ, văn bộc lộ cảm xúc của người viết. - Có các từ ngữ thể hiện cảm xúc: ơi, ôi.... - Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn. - Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút. Nghị luận Dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

- Có vấn đề nghị luận và quan điểm của người viết. - Từ ngữ thường mang tính khái quát cao (nêu chân lí, quy luật). - Sử dụng các thao tác: lập luận, giải thích, chứng minh. - Cáo, hịch, chiếu, biểu. - Xã luận, bình luận, lời kêu gọi. - Sách lí luận. - Tranh luận về một vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Hành chính - cơng vụ

Là phương thức giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí. - Hợp đồng, hóa đơn... - Đơn từ, chứng chỉ... (Phương thức và phong cách hành chính cơng vụ thường khơng xuất hiện trong bài đọc - hiểu).

- Đơn từ. - Báo cáo. - Đề nghị.

- Dạng câu hỏi nhận biết phong cách chức năng ngôn ngữ.

+ Để nhận diện đúng phong cách chức năng ngôn ngữ các em cần lưu ý các xuất xứ ghi dưới phần trích của đề bài để chọn phong cách báo chí, khoa học, nghệ thuật, sinh hoạt, chính luận hay hành chính cơng vụ.

+ Một số dấu hiệu để nhận diện phong cách ngơn ngữ của đoạn trích/văn bản: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt... trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân (Thư từ, nhật kí, đoạn hội thoại trong đời sống...).

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Dùng chủ yếu trong các tác phẩm văn chương (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, kịch...), khơng chỉ có chức năng thơng tin mà cịn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người, từ ngữ trau chuốt, tinh luyện...

Phong cách ngơn ngữ báo chí: Nội dung mang tính cập nhật, cung cấp thơng tin. Hình thức có các từ ngữ chỉ thời gian, có các mốc thời gian cụ thể: mới đây, vừa qua, trước đó...

Phong cách ngơn ngữ chính luận: Sử dụng phương thức nghị luận, thường bàn luận về vấn đề chính trị - xã hội, người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm, tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội.

Phong cách ngôn ngữ khoa học: Văn bản khoa học, các văn bản khoa học chuyên sâu, các văn bản khoa học giáo khoa, các văn bản khoa học phổ cập.

Phong cách ngôn ngữ hành chính: Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội (các đơn từ, quyết định, giấy chứng nhận...). Thường có quốc hiệu và tiêu ngữ: Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Độc lập -

Tự do - Hạnh phúc.

- Dạng câu hỏi nêu nội dung cụm từ khóa. - Dạng câu hỏi nêu nội dung một vấn đề.

- Dạng câu hỏi: Đồng tình hay khơng đồng tình?

- Dạng câu hỏi chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ. Để giúp HS dễ nhớ khi dạy, tôi thường lập bảng sau:

Biện pháp

tu từ Khái niệm Tác dụng

So sánh

Đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc.

Nhân hóa

Sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn gần với con người.

Ẩn dụ

Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

Hoán dụ

Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc.

Nói quá

Phóng đại mức độ, quy mơ, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Khiến các sự việc, hiện tượng hiện lên một cách ấn tượng với người đọc, người nghe.

Nói giảm nói tránh

Dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể hiện sự trân trọng.

Liệt kê

Sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

- Diễn tả cụ thể, toàn diện nhiều mặt.

- Làm cho đoạn thơ (đoạn văn) giàu giá trị biểu đạt, hình ảnh bóng bẩy, phong phú, sinh động, hấp dẫn. Qua đó làm nổi bật (...).

Điệp ngữ Lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm

Biện pháp

tu từ Khái niệm Tác dụng

âm hưởng nhịp điệu cho câu văn, câu thơ.

Điệp cấu trúc cú

pháp

Lặp đi lặp lại một cấu trúc cú pháp, trong đó láy đi láy lại một số từ nhất định và vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh.

- Đối với thơ: Làm cho đoạn

thơ giàu nhịp điệu, giàu tính nhạc; tạo hình ảnh phong phú, sinh động hấp dẫn. Qua đó làm nổi bật (...).

- Đối với đoạn văn: tăng tính liên kết, làm đoạn văn nhịp nhàng, cân đối, tạo hình ảnh phong phú, sinh động, hấp dẫn. Qua đó làm nổi bật (...).

Tương phản

Sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.

- Tăng hiệu quả diễn đạt, gây ấn tượng.

- Tạo hình ảnh sinh động, hấp dẫn. Làm nên hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hịa trong diễn đạt.

- Qua đó nhấn mạnh làm nổi bật (...).

Chơi chữ

Lợi dụng những đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước…

Giúp câu văn hài hước, dễ nhớ hơn.

Chêm xen

Là thêm vào câu một cụm từ khơng có quan hệ trực tiếp đến quan hệ ngữ pháp trong câu văn, nhưng có mục đích bổ sung thơng tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.

- Dấu hiệu: đứng trong dấu ngoặc đơn, dấu gạch nối hoặc dấu phẩy...

- Tác dụng: Nhằm làm rõ nghĩa, bổ sung thông tin (hoặc bộc lộ cảm xúc).

- Dạng câu hỏi đọc kĩ đoạn trích trong đề bài, đặt tên nhan đề, nêu đại ý, hay cảm xúc trong đoạn văn ngắn 5 - 7 dòng.

- Dạng câu hỏi rút ra thông điệp sau khi đọc văn bản.

- Dạng câu hỏi về các thao tác lập luận. - Dạng câu hỏi về thể thơ.

- Dạng câu hỏi về các phép liên kết.

Ở các dạng khác, cách làm của tôi vẫn tương tự. Với cách làm trên, tôi thấy HS của tôi dạy, thường vượt qua phần đọc - hiểu một cách dễ dàng.

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP NÂNG CAO kết QUẢ môn NGỮ văn TRONG kì THI tốt NGHIỆP TRUNG học PHỔ THÔNG tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG cờ đỏ (Trang 26 - 34)