Phương pháp dạy phần nghị luận văn học

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP NÂNG CAO kết QUẢ môn NGỮ văn TRONG kì THI tốt NGHIỆP TRUNG học PHỔ THÔNG tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG cờ đỏ (Trang 39 - 45)

III. Giải pháp nâng cao kết quả môn Ngữ văn Trường trung học phổ thông

2. Các giải pháp dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông Cờ Đỏ

2.3. Phương pháp dạy phần nghị luận văn học

Câu nghị luận văn học là câu có số điểm lớn nhất - 5/10 điểm trong đề thi tốt nghiệp THPT. Muốn đạt điểm cao, HS cần phải làm tốt ở câu này. Để giúp các em đạt được nguyện vọng, trải qua q trình ơn thi, tơi rút ra được một số kinh nghiệm khi ôn phần nghị luận văn học như sau:

2.3.1. Xác định kiến thức cơ bản về văn nghị luận

Thứ nhất, giáo viên giúp học sinh trả lời được khái niệm Văn nghị luận là

gì? Văn nghị luận là thể văn dùng để bàn luận về một vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) hiểu, tin, đồng tình hoặc làm theo những điều người viết (người nói) đề xuất.

Thứ hai, giáo viên giúp học sinh nắm được yêu cầu của một bài văn nghị

luận. Một bài văn nghị luận phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

Xác định và viết đúng yêu cầu của đề bài, yêu cầu về hình thức, nội dung, mục đích nghị luận (nếu có); bố cục mạch lạc, kết cấu sáng rõ.

Biết cách chia luận điểm thành các đoạn văn tương ứng và giữa các luận điểm phải có sự liên kết cả về nội dung và hình thức. Tránh cách viết từ đầu đến cuối mà khơng hề có ý, có đoạn; cần có ý tưởng sáng tạo; lập luận phải chặt chẽ, lơ gíc; cần có sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn; dẫn chứng minh họa phải chọn lọc, tránh ơm đồm, cồng kềnh, hình thức và quan trọng là dẫn chứng đó phải làm sáng rõ vấn đề bàn luận.

Khi làm một bài văn nghị luận văn học cần lưu ý bám sát vào tác phẩm, tránh sự thốt li, bình tán sáo rỗng mà khơng có căn cứ, dẫn chứng từ tác phẩm văn học.

2.3.2. Các bước để làm một bài văn nghị luận văn học

Giáo viên giúp học sinh nắm chắc các bước để làm một bài văn nghị luận văn học, cụ thể như sau:

Bước một, tìm hiểu đề: xác định vấn đề cần nghị luận; xác định kiểu đề nghị

luận văn học; xác định các thao tác lập luận; xác định phạm vi dẫn chứng.

Bước hai, tìm ý và lập dàn ý.

Bước ba, viết thành một bài văn hồn chỉnh.

Bên cạnh ba bước cơ bản trên thì muốn viết được một bài văn nghị luận văn học hấp dẫn, thuyết phục thì cách dựng đoạn văn và liên kết đoạn văn đóng vai trị rất quan trọng bởi nó tạo cho bài văn sự kết nối logic, chặt chẽ.

2.3.3. Xác định các dạng bài nghị luận văn học trong đề thi

Việc xác định các dạng bài nghị luận văn học trong đề thi đóng vai trị quan trọng trong việc hướng dẫn phương pháp, kĩ năng giúp cho học sinh có thể làm bài tốt. Bởi mỗi kiểu dạng bài lại có những đặc điểm, yêu cầu khác nhau, vì thế việc nắm chắc các dạng bài nghị luận văn học trong đề thi chính là “chìa khóa” giúp cho các em mở được “cánh cửa” của đề thi, chinh phục nó để có thể đạt được điểm thi cao nhất.

Qua nghiên cứu, tìm hiểu về phần kiến thức nghị luận văn học, tôi nhận thấy: trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2020, 2021 dịch bệnh covid-19 diễn ra phức tạp. Bộ đã đổi tên kì thi từ kì thi THPT Quốc gia sang kì thi tốt nghiệp THPT, theo đó câu nghị luận văn học cũng chủ yếu phân tích đoạn, hoặc cảm nhận một vấn đề, một khía cạnh nào đó trong tác phẩm chứ khơng cịn ra ngun cả tác phẩm, hay vấn đề lớn như trước nữa. Tơi nhận thấy có một số dạng bài nghị luận văn học sau đây thường xuyên xuất hiện trong các đề thi THPT Quốc gia, đề thi tốt nghiệp THPT và đề thi minh họa cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021:

a. Nghị luận về một đoạn trích văn xi

- Nhận diện các dạng đề liên quan đến đoạn trích văn xi: đoạn trích văn xi ở đây có thể là một đoạn truyện, một đoạn kí hoặc một đoạn kịch. Thường có các dạng như sau:

+ Cảm nhận hình tượng nhân vật, tình huống truyện thơng qua một đoạn trích. + Cảm nhận đoạn trích để làm rõ một chi tiết.

+ Đơn thuần là cảm nhận đoạn trích, từ đó rút ra nhận xét hoặc bình luận. Có một điểm chung mà trong các đề những năm gần đây, đó là sau khi phân tích, cảm nhận đoạn sẽ có một ý nâng cao đó là rút ra nhận xét, hoặc bình luận về một khía cạnh thuộc về nội dung, nghệ thuật hoặc phong cách tác giả...

Ví dụ: Câu hỏi nghị luận văn học trong đề thi minh họa kì thi tốt nghiệp

Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vịng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sơng Hương theo hướng nam bắc qua điện Hịn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vịng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật trịn về phía đơng bắc, ơm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trơi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta ln ln nhìn thấy dịng sơng mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiểu tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lịng những rừng thơng u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong - Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sơng Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chng chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…

(Trích Ai đã đặt tên cho dịng sơng?, Hồng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.198-199).

Phân tích hình tượng sơng Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tính trữ tình của bút kí Hồng Phủ Ngọc Tường.

Với những dạng đề này, GV cần đưa ra phương pháp, cách thức, kĩ năng giải quyết dạng đề bài này, cụ thể như sau:

Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề: Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị

luận trong đoạn trích văn xi; xác định thao tác lập luận; phạm vi dẫn chứng.

Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm ý:

- Tìm ý bằng cách lập câu hỏi:

+ Vị trí, vai trị của tác phẩm trong nền văn học? Nội dung, tư tưởng của tác phẩm là gì? Điểm đặc sắc của tác phẩm?,...

+ Định hướng được thể hiện rõ trong tác phẩm thế nào? Thông qua định hướng khẳng định giá trị của tác phẩm ra sao?...

- Tìm ý bằng cách đi sâu vào tình huống, chi tiết, từ ngữ, hệ thống nhân vật,... của tác phẩm văn học, bám sát vào định hướng, chia tách ý để làm sáng rõ qua tác phẩm hay đoạn trích.

Bước 3: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý:

* Phần mở bài:

+ Giới thiệu về tác giả và tác phẩm (những kiến thức văn học sử cơ bản nhất). + Dẫn vào đoạn trích.

+ Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. * Phần thân bài:

- Bước 1: Khái quát tác phẩm trước đoạn trích đó (phân tích qua khoảng 7-8

dịng). Nếu là đoạn đầu thì bỏ qua. (Ví dụ: cảm nhận đoạn văn về cảnh vượt thác trong Người lái đị Sơng Đà thì phải khái qt, giới thiệu đoạn trước đó với nội dung: sơng Đà hung bạo, hùng vĩ, tính cách nham hiểm, độc dữ của lồi thuỷ quái). Sau đó chúng ta nêu vị trí đoạn trích cũng như nêu nội dung đoạn văn ta sắp cảm nhận (nêu khái quát nhất - khoảng 3 - 4 dòng)

- Bước 2: Cảm nhận vào đoạn chính.

+ Xác lập luận điểm dựa trên nhóm câu có cùng chung nội dung. ví dụ:

Trong tác phẩm Người lái đị Sơng Đà đoạn: “Sông Đà tuôn dài, tn dài… đốt

nương xn”. Nhóm câu này có nội dung nói về hình dáng sơng Đà cảm nhận từ

góc nhìn từ trên cao; sơng Đà hiện lên như hình ảnh một người đàn bà kiều diễm. Xác định được nội dung đó thì ta có thể xác lập ra luận điểm: “Nhà văn chiêm ngưỡng dịng sơng ở nhiều góc độ. Từ trên cao nhìn xuống - sơng Đà mang vẻ đẹp trữ tình lãng mạn và gợi cảm biết bao qua phép so sánh, liên tưởng độc đáo tới người đàn bà có áng tóc trữ tình mê đắm…”.

+ Chú ý các câu văn, hình ảnh có sử dụng nghệ thuật. Nhất là kiểu câu sử

dụng các động từ, tính từ. Kiểu câu phức, câu ghép, câu đặc biệt…

+ Đoạn văn này được đặt trong chỉnh thể của tác phẩm nên khi các em cảm nhận thì phải có sự liên kết với nội dung chung và giá trị chung của tác phẩm đó. Nghĩa là các em phải mở rộng ra tồn tác phẩm (dù đoạn văn đó là chính nhất)

+ Sau khi cảm nhận hết đoạn trích thì cảm nhận đoạn sau đó một cách sơ lược (7 - 8 dịng); nếu như là đoạn kết tác phẩm thì thơi.

- Bước 3: Đánh giá đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích: tình huống truyện, trần thuật, giọng văn, tu từ…

- Bước 4: Rút ra nhận xét, bình luận, liên hệ theo yêu cầu của đề bài * Phần kết bài:

- Nêu đánh giá chung về thành cơng của đoạn trích, của tác phẩm. - Ý nghĩa của tác phẩm hoặc đoạn trích đối với văn học và đời sống. b. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

- Phương pháp, kĩ năng làm bài cảm thụ, phân tích một khổ thơ, đoạn thơ hoặc bài thơ thuần túy (thơng thường).

Có thể nói đây là dạng bài mà học sinh được tự do phát biểu cảm nhận của mình về tác phẩm thơ hay đoạn thơ để phân tích, bộc lộ những xúc cảm, suy nghĩ của người viết nhằm làm nổi bật được những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, lí giải được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ. Hiện nay, việc ra đề về một bài thơ đoạn thơ thường yêu cầu phân tích một đoạn thơ trong bài thơ đối với bài thơ dài; yêu cầu phân tích bài thơ đối với bài thơ ngắn.

Cho nên, với dạng đề bài này giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài theo trình tự sau:

Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề. Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm ý.

Bước 3: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý.

- Phương pháp, kĩ năng làm bài cảm thụ, phân tích một khổ thơ, đoạn thơ hoặc bài thơ theo định hướng.

Đây là dạng bài yêu cầu học sinh cần vận dụng kiến thức về tác phẩm một cách linh hoạt. Người viết khơng chỉ phân tích thuần tuý văn bản tác phẩm mà còn biết gắn việc phân tích ấy vào định hướng của đề bài, qua phân tích mà làm rõ vấn đề được nêu. Dạng đề này thường hỏi toàn bộ văn bản bài thơ, do đó học sinh khơng thể sa đà phân tích miên man, thuần t từ đầu đến cuối tác phẩm mà cần bám sát vào yêu cầu của đề; ở mỗi luận điểm, luận cứ cần lựa chọn được những câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu nhất, phù hợp nhất để phục vụ tốt nhất cho định hướng của đề bài. Định hướng này đã được nêu rõ, gợi dẫn trong đề bài (có thể dưới dạng một ý kiến, nhận định) hoặc có khi người viết phải tự tìm dựa vào kiến thức và kĩ năng của mình.

c. Nghị luận so sánh văn học

Thứ nhất, đây là dạng đề phổ biến và xuất hiện nhiều trong các đề thi THPT

Quốc gia nhiều năm trở lại đây. Dạng đề nghị luận so sánh văn học thường gặp như: So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm văn học; so sánh hai tình huống trong hai tác phẩm văn học; so sánh hai đoạn thơ; so sánh hai đoạn văn; so sánh một đoạn thơ và một đoạn văn xuôi; so sánh hai nhân vật; so sánh cách kết thúc hai tác phẩm; so sánh, đánh giá lời nhận định về một tác phẩm.

Thứ hai, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm bắt đặc trưng cơ bản của

dạng đề so sánh văn học.

So sánh văn học trước hết để tìm ra những điểm chung, những nét giống nhau của các hiện tượng văn học. Mặt khác, mục đích quan trọng nhất của so sánh là phát hiện, khám phá những nét riêng độc đáo của từng tác phẩm, tác giả. Trên cơ sở đó mà đánh giá những đóng góp và phong cách riêng của mỗi nhà văn, mỗi hiện tượng văn học. Có thể so sánh văn học trên mọi cấp độ: nhỏ nhất là giữa các chi tiết, từ ngữ, hình ảnh, lớn hơn là các nhân vật, sự kiện, tác phẩm, tác giả, thể loại, lớn hơn nữa là giai đoạn văn học này với giai đoạn văn học khác, dân tộc này với

dân tộc kia, thời đại này với thời đại khác. Song, dù so sánh ở cấp độ nào cũng đều phải dựa trên cùng một tiêu chí, chung một bình diện.

Với kiểu dạng đề bài so sánh, giáo viên cần phải giúp học sinh nắm chắc phương pháp, kĩ năng, cách thức làm kiểu bài so sánh văn học.

Thứ ba, cách thức làm bài so sánh:

Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh triển khai bài viết theo hai cách cơ bản như sau:

- Cách thứ nhất (so sánh nối tiếp): phân tích lần lượt hết tác phẩm này đến tác phẩm kia, hình tượng này đến hình tượng khác. Trên cơ sở đó mà khái quát những điểm giống nhau và khác nhau của các hình tượng, các văn bản văn học. Cách làm này dễ hơn, an tồn hơn nhưng khó hay. Mơ hình khái quát của cách làm bài này như sau:

+ Mở bài: Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này); giới thiệu khái

quát về các đối tượng so sánh.

+ Thân bài:

Làm rõ đối tượng so sánh thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

Làm rõ đối tượng so sánh thứ hai (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

So sánh: Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình diện như chủ đề, nội dung hình thức nghệ thuật,... (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).

Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học,… (bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

+ Kết bài: Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu; có thể

nêu những cảm nghĩ của bản thân.

- Cách thứ 2 (so sánh song song): chia tách đối tượng, văn bản thành nhiều bình diện khác nhau; xác định các tiêu chí so sánh. Mỗi bình diện sẽ tương ứng với một luận điểm của bài viết. Ở mỗi luận điểm, người viết tìm ra những luận cứ, dẫn chứng phù hợp; đối chiếu giữa các yếu tố, các phần đoạn văn bản để thấy được nét riêng của từng tác phẩm, phong cách riêng của từng tác giả. Cách làm này khó hơn, địi hỏi bản lĩnh cao hơn của người viết, nhưng cũng vì vậy mà hay hơn, giàu sức

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP NÂNG CAO kết QUẢ môn NGỮ văn TRONG kì THI tốt NGHIỆP TRUNG học PHỔ THÔNG tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG cờ đỏ (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)