Du lịch biển Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự ảnh hưởng sự cố môi trưởng biển do formosa gây ra đối với du lịch biển thuận an tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 31)

2.1.1.5 .Tài nguyên thiên nhiên

2.1.3. Du lịch biển Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên-Huế nằm ở khu vực duyên hải miền Trung,bởi vậy Thừa Thiên Huế được đánh giá là có tiềm năng du lịch biển bởi ở đây có tới 127km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng như Thuận An, Lăng Cô, Cảnh Dương, Tư Hiền...với nhiều tiềm năng du lịch biển và đầm phá. Các bãi tắm kết nối với vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai rộng hơn 22.000 ha diện tích mặt nước, lớn nhất Đông Nam Á, trở thành lợi thế, tiềm năng du lịch biển và đầm phá hiếm nơi nào có được. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Thừa Thiên-Huế nỗ lực hướng đến sự phát triển loại hình du lịch biển, du lịch đầm phá, tạo sự phát triển đồng bộ cho du lịch, vốn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Và khi Lăng Cô được công nhận là Vịnh đẹp thế giới, lượng khách du lịch tăng bình quân hàng năm. Không chỉ lợi thế bởi bờ biển bằng phẳng, cát mịn, nước trong xanh, Lăng Cô còn có lợi thế khi là điểm kết nối trên con đường di sản miền Trung từ động Phong Nha, Cố đô Huế đến phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, nằm trên trục hành lang kinh tế Đông Tây… Chính vì thế Lăng Cô luôn là điểm đến hấp dẫn, sôi động của du lịch Thừa Thiên-Huế

Với bãi cát sạch không có vỏ ốc và nước biển có vị mặn hơn bình thường, cách thành phố Huế tầm 15km thì biển Thuận An cũng là điểm đến hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài vùng vào mùa hè

Cách Huế khoảng 60km, bãi biển Cảnh Dương dài 8km, rộng 200m, hình vòng cung, nằm giữa mũi Chân Mây Tây và Chân Mây Đông, cũng là một trong những bãi biển thu hút du khách khi đến Thừa Thiên Huế. Cảnh Dương có độ dốc thoai thoải, cát trắng mịn, tương đối kín gió, rất thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch và thể thao. Bên cạnh đó là đảo Sơn Trà nằm về phía Nam của tỉnh, có diện tích khoảng 150ha, nằm cách điểm mút nhô ra của đèo Hải Vân gần 1km, là nơi giao thoa giữa 2 vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Nơi đây thích hợp được đầu tư để phát triển du lịch lặn biển.

Cùng với hệ thống các bãi biển đẹp, Thừa Thiên-Huế còn có hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, nổi tiếng là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á. Với diện tích 22.000ha, kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến cầu Thuận An, thông với biển Đôn, đầm phá Tam Giang được xem như là vùng điều hòa khí hậu giữa hai vùng cát, điều tiết lũ lụt và làm giảm khả năng ngập úng cho vùng đồng bằng.

Trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã quy hoạch tổng thể để du lịch biển và đầm phá phát triển đúng hướng, góp phần thu hút du khách, làm đa dạng thêm

dịch vụ du lịch, vốn lâu nay chỉ bó hẹp trong khung cảnh lăng tẩm, đền đài và hệ thống di tích cố đô Huế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự ảnh hưởng sự cố môi trưởng biển do formosa gây ra đối với du lịch biển thuận an tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 31)