Nguyên nhân và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự ảnh hưởng sự cố môi trưởng biển do formosa gây ra đối với du lịch biển thuận an tỉnh thừa thiên huế (Trang 41)

2.1.1.5 .Tài nguyên thiên nhiên

2.3: Nguyên nhân và hạn chế

2.3.1. Nguyên nhân

Hiện tượng cá chết xuất hiện vào ngày 6/4 gần khu công nghiệp Vũng Áng ( Kỳ Anh, Hà Tĩnh) sau đó lan xuống khu vực Hòn La, vùng biển Nhật Lệ, Hải Ninh và Lệ Thủy.Có ít nhất 70 tấn cá tự nhiên của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chết dạt bờ.Theo thông báo Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1 - Bộ NN&PTNT) vào

ngày 17 tháng 4 năm 2016, nguyên nhân hiện tượng cá chết hàng loạt ở khu vực biển Vũng Áng là do “yếu tố gây độc trong môi trường nước” và theo công bố nguyên nhân cá chết của Chính phủ, chất thải của nhà máy Formosa có chứa các độc tố Phenol, Xyanua. Hydroxit sắt vượt mức cho phép gây ra hiện tượng hải sản chết hàng loạt. Theo GS. NGND Nguyễn Lân Dũng, Phenol là chất rắn, tinh thể không màu, có mùi đặc trưng, nóng chảy ở 43 °C. Phenol là một chất rất độc với con người và sinh vật. Nhiễm độc đường tiêu hóa từ 50mg đến 500mg ở trẻ sơ sinh, và 1-5g ở người lớn là liều gây tử vong. Tất cả các dạng phenol gây kích ứng, và các hiệu ứng độc cấp tính của phenol thường nhất xảy ra khi tiếp xúc với da. Ngay cả dung dịch phenol loãng từ 1% đến 2% cũng có thể gây bỏng nặng nếu tiếp xúc là kéo dài. Phenol được hấp thu nhanh chóng từ phổi vào máu. Ở một hàm lượng nhất định, xyanua là chất hóa học có khả năng gây chết người và sinh vật. Trong Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ, hàm lượng xyanua cho phép tối đa trong môi trường nước biển vùng biển ven bờ là 0,01 mg/lít.Cả phenol và xyanua đều là kết quả quá trình luyện than cốc của nhà máy gang thép. Hydroxit sắt là kết quả của quá trình tẩy rửa và thụ động hóa bề mặt kim loại của nhà máy trước khi vào vận hành. Các chất này kết hợp với nhau, được dòng hải lưu chảy hướng bắc nam đưa từ Hà Tĩnh vào Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt.

Sơ đồ kịch bản cá chết ở Hà Tĩnh

2.3.2. Hạn chế của ngành du lịch biển Thuận An do sự cố môi trường gây ra

- Hạ tầng giao thông, thủy lợi, cấp nước, xử lý môi trường…thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

- Nguồn lực đầu tư cho nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng kịp thời. Chế biến sản phẩm thủy sản chưa mạnh, thiếu ổn định, khả năng cạnh tranh chưa cao.

- Công tác xúc tiến đầu tư các dự án du lịch và hạ tầng còn chậm do tác động của sự cố môi trường biển…

- Có nhiều dịch vụ lưu trú nhưng vẫn chưa đáp ứng, phù hợp với nhu cầu của phần lớn du khách. Các khu resort giá thường cao, trong khi điều kiện kinh tế của phần lớn du khách đến biển Thuận An chưa cao. Một số điểm nghỉ dưỡng khác lại thiếu tiện nghi, nên nhiều khách du lịch không hài lòng

CHƯƠNG 3: CÁCH KHẮC PHỤC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN THUẬN AN SAU SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN

3.1. Cách khắc phục

-Theo quyết định số 12/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc quyết định phê duyệt đề án “xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh hà tĩnh, quảng bình, quảng trị và thừa thiên huế” trong đó xác định thiệt hại và bồi thường cho các đối tượng bị thiệt hại như Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển, Dịch vụ hậu cần nghề cá, Dịch vụ du lịch, thương mại ven biển, Thu mua, tạm trữ thủy sản, Sản xuất muối, Nuôi trồng thủy sản, Khai thác thủy sản

* Chính sách đảm bảo an sinh xã hội

1. Bảo đảm sức khỏe người dân và an toàn thực phẩm a) Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đối với hải sản

+ Thực hiện lấy mẫu hải sản, nước, trầm tích xét nghiệm tìm nguyên nhân cá chết. + Tổ chức lấy mẫu và kiểm nghiệm hải sản tại 04 tỉnh và 03 tỉnh đối chứng. + Thông báo kết quả kiểm nghiệm cho Ủy ban nhân dân 04 tỉnh và tổng hợp báo cáo Chính phủ, thông tin, cảnh báo an toàn hải sản.

b) Hỗ trợ bảo hiểm y tế

2. Chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề nghiệp; tạo việc làm và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

* Khôi phục sản xuất

1. Hỗ trợ lãi suất cho khoản vay mới để khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề 2. Xử lý nợ và hỗ trợ lãi suất

3. Chính sách hỗ trợ đóng mới tàu cá để chuyển từ khai thác hải sản vùng biển gần bờ ra vùng biển xa bờ

* Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh, nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường

1. Dự án phục hồi, tái tạo các hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản

a) Mục tiêu: Phục hồi các hệ sinh thái là nơi cư trú của các giống loài thủy sinh và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

b) Nội dung:

+ Điều tra, khảo sát bổ sung hiện trạng các hệ sinh thái quan trọng là nơi cư trú của các loài thủy sinh và nguồn lợi thủy sản sau sự cố môi trường biển làm cơ sở đề xuất các nội dung, hoạt động phục hồi hệ sinh thái ven biển và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

+ Khôi phục hệ sinh thái và quần đàn thủy sinh vật, quy hoạch khoanh vùng khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại từng tỉnh đối với khu vực không có khả năng tự tái tạo, phục hồi; nghiên cứu, tái tạo nguồn lợi thủy sản ở các khu vực bãi đẻ, bãi giống, nơi sinh cư tự nhiên của loài tại các vùng bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển; thiết lập, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ triển khai các vùng cấm khai thác, các khu duy trì bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

+ Trồng, phục hồi hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn và các hệ sinh thái nhân tạo là nơi cư trú của các giống loài thủy sinh tại các vùng bị ảnh hưởng.

+ Quan trắc, giám sát, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản và chất lượng thủy sản góp phần khôi phục sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm.

2. Dự án xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển 04 tỉnh miền Trung

-Căn cứ Quyết định số 1880/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

-Căn cứ Công văn số 7433/BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn bổ sung kê khai, xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển.

-Căn cứ Công văn số 13993/BTC-NSNN của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, báo cáo và quyết toán kinh phí bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển theo Quyết định số 1880/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ.

-Căn cứ Công văn số 5956/UBND-NN của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc hướng dẫn triển khai thực hiện bồi thường cho tàu cá xa bờ có công suất từ 90 CV trở lên và nuôi trồng thủy sản ( thủy sản chết ).

-Căn cứ Công văn số 6868/UBND-NN của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất giải quyết những vướng mắc trong chi trả bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển.

-Căn cứ Công văn số 2754/STC-QLNS của Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế về việc hướng dẫn quy trình tiếp nhận, quản lý, sử dụng, phương thức chi trả kinh phí bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển.

3.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch

3.2.1. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch cho trẻ em

-Cần tổ chức giáo dục tuyên truyền, nâng cao ý thức, đạo đức lãnh đạo, đạo đức môi trường cho mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ.

-Giáo dục cho học sinh từ trong nhà trường ngay từ nhỏ tập nên một tính kỷ luật, đạo đức môi trường cho mỗi cá nhân.

-Thành lập đội tình nguyện viên bảo vệ môi trường góp phần giữ sạch sẽ môi trường

-Đưa các kiến thức về môi trường, tài nguyên, bảo vệ môi trường vào trong các bài giảng, chương trình đào tạo nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và thấy rõ được sự quan trọng của môi trường, tài nguyên trong cuộc sống

-Tổ chức các buổi ngoại khóa, các bài học về biển, tuyên truyền phổ biến rộng rãi thông tin liên quan về Luật Biển, chú trọng phổ cập hóa thông qua các hoạt động vui chơi giải trí biển

-Nâng cao hiểu biết về khoa học và môi trường thông qua con đường giáo dục chính qui và phi chính quy

3.2.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch cho người dân địa phương

-Nâng cao ý thức của người dân trong việc xả thải và xử lý rác thải Đại học kinh tế Huế

-Thông báo, phổ cập cho cộng đồng về những lợi ích tiềm tàng cũng như tiềm ẩn do hoạt động du lịch, nhất là hoạt động du lịch biển tạo nên nhằm đảm bảo việc khai thác hợp lý, xả thải đúng quy định

-Triển khai các chương trình nhằm khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường của người dân địa phương

-Tổ chức nhiều cuộc giao lưu, gặp mặt với người dân nhằm nâng cao hiểu biết về luật biển, lợi ích của tài nguyên biển và nâng cao ý thức của mỗi người dân

-Thành lập đội tình nguyện viên bảo vệ môi trường hoặc cảnh sát môi trường (được sự hỗ trợ của luật pháp) lực lượng này sẽ góp phần giữ sạch sẽ môi trường

3.2.3.Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch cho khách du lịch

-Triển khai các chương trình nhằm khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường của du khách

-Hướng dẫn du khách những điều cần làm và không nên làm về phương diện môi trường ở những điểm tham quan du lịch

3.3. Các giải pháp phát triển du lịch sau sự cố môi trường biển

-Hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề xả thải, xử phạt khi vi phạm đến vấn đề môi trường

-Tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp lý để khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững biển

-Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng và tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm biển

-Đẩy mạnh điều tra, khảo sát, quan trắc, nghiên cứu về tài nguyên, môi trường biển để sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

-Triển khai một số dự án lớn về du lịch biển

-Thực hiện các chương trình kích cầu du lịch, giảm giá đồng loạt tất cả dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, giảm giá vé tham quan cho khách lưu trú đến tham quan du lịch

-Không quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp và các ngành, lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến phát triển du lịch.

-Xử lý nghiêm khắc, triệt để các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

-Xúc tiến đầu tư du lịch, triển khai một số dự án lớn về du lịch biển như: Dự án Tổ hợp biệt thự nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí

-Thường xuyên kiểm tra tiêu chuẩn nước biển và hải sản đánh bắt trên biển

-Tiến hành các hoạt động quảng bá du lịch biển tại địa phương

-Tiến hành kiểm tra và công bố kết quả trên các thông tin đại chúng Đại học kinh tế Huế

PHẦNKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về sự cố môi trường biển ở thị trấn Thuận An tôi rút ra được rằng sau khi xảy ra sự cố môi trường đã có những tác động đến du lịch của địa phương nơi đây đặc biệt đối với các hộ kinh doanh nhỏ và các cơ sở lưu trú.

- Về các hộ kinh doanh nhỏ:Trước khi chưa xảy ra sự cố họ làm 11,5 tháng/năm, nhưng khi xảy ra sự cố chỉ còn 9,95 tháng/năm giảm 1,55 tháng/năm; số ngày làm việc bình quân trong tháng trước sự cố 29,02 ngày/tháng, sau sự cố còn 22,61 ngày/tháng, giảm 6,41 ngày/tháng; số giờ làm việc trong ngày trước sự cố là 10,66 giờ/ngày, nhưng sau sự cố giảm xuống còn 8,75giờ/ngày, giảm 1,91 giờ/ngày. Mức độ ảnh hưởng của sự cố đến thu nhập sau 1 tuần giảm từ 5-10 triệu đồng ( chiếm 47,7%) tương đương với 21 hộ kinh doanh, giảm dưới 5 triệu đồng chiếm 38.6% tương đương với 17 hộ kinh doanh. 6 hộ kinh doanh cảm thấy không thay đổi. Sau 1 tháng, thu nhập đa số giảm mạnh từ 5-10 triệu đồng chiếm tỷ lệ lớn ( 97,7%), giảm nhẹ dưới 5 triệu đồng đối với 1 hộ kinh doanh ( 2,3%). Sau sự cố 3 tháng thì thu nhập cũng chưa khả quan, số hộ kinh doanh thu nhập bị giảm mạnh còn cao ( 77,3%) tương đương với 34 hộ. 3 hộ giảm dưới 5 triệu đồng chiếm 6,8%. Sau sự cố 6- 9 tháng thì thu nhập có chiều hướng đi lên, tỷ lệ hộ có thu nhập giảm từ 5- 10 triệu đồng từ 52,3% còn 22,7% ( từ 23 hộ xuống còn 10 hộ). Sau sự cố 1 năm, thu nhập ổn định hơn khi khách du lịch đã trở lại với vùng biển Thuận An, hoạt động kinh doanh cũng bắt đầu có dấu hiệu “tươi mới” hơn. Qua đó cho thấy đã khắc phục được những hậu quả do sự cố gây ra.

Từ khi có sự cố xảy ra, hộ kinh doanh không có khách chiếm 4,3 % tương đương với 2 hộ, thu nhập giảm chiếm 78,3 % tương đương với 36 hộ, khó khăn về nguồn vốn chiếm 17,4% tương đương với 8 hộ. Qua đó cho thấy hoạt động du lịch ảnh hưởng đến thu nhập ở đây rất lớn.

- Về các cơ sở lưu trú: Thời gian lao động trước sự cố 12 tháng/năm, sau sự cố còn lại 9,87 tháng/năm giảm 2,13 tháng/năm. Sau sự cố thì mọi hoạt động du lịch ở đây hầu như hoạt động kém hơn. Tuy nhiên khi Bộ công bố về độ an toàn của nước ở biển Thuận An nên hoạt động du lịch mới có biến chuyển lại nhưng vẫn còn ít khách. Số ngày làm việc bình quân trong tháng trước sự cố là 30 ngày/tháng, sau khi xảy ra sự cố còn lại 21,25 ngày/tháng giảm 8,75 ngày/tháng; số giờ làm việc bình quân trong ngày trước sự cố là 9 giờ/ngày, sau sự cố là 6,31 giờ/ngày giảm 2,69 giờ/ngày.

Trước khi bị ảnh hưởng bởi sự cố, thu nhập bình quân trước 3 tháng của 1 cơ sở là 40 triệu đồng/ tháng, lượng khách du lịch ổn định trung bình khoảng 115 người, sau khi bị ảnh hưởng sự cố thì giảm xuống còn 2 triệu đồng/tháng, lượng khách còn 5 người. Thu nhập bình quân trước khi có sự cố của cơ sở lưu trú ổn định từ 45- 62,5

triệu đồng/ tháng. Sau khi có sự cố giảm mạnh dao động từ 3- 4,5 triệu đồng/ tháng. Thu nhập của các hộ kinh doanh và cơ sở lưu trú giảm mạnh vốn dĩ do các hoạt động du lịch hầu như ứ đọng, không hoạt động được. Trung bình cả năm lượng khách đến du lịch ở đây trước khi có sự cố khoảng 145 người. Nhưng khi có sự cố, lượng khách giảm mạnh còn 32 người. Thu nhập cũng vì đó mà giảm mạnh theo, từ 50 triệu đồng/ tháng xuống còn 11,125 triệu đồng/ tháng. Sau sự cố khoảng 1 năm thu nhập bắt đầu tăng lên (35 triệu đồng/ tháng) và lượng khách du lịch cũng dần ổn định lại ( 100 người) bởi vì Bộ có công bố về sự an toàn của nước ở biển Thuận An Khách du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự ảnh hưởng sự cố môi trưởng biển do formosa gây ra đối với du lịch biển thuận an tỉnh thừa thiên huế (Trang 41)