Lợi thế phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự ảnh hưởng sự cố môi trưởng biển do formosa gây ra đối với du lịch biển thuận an tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 32)

2.1.1.5 .Tài nguyên thiên nhiên

2.1.4. Lợi thế phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

- Di sản văn hóa: Huế vẫn lưu giữ cho thế hệ ngày nay một kho tàng sử liệu đồ sộ từ các di tích của nền văn hóa Chămpa, đến quần thể di tích lịch sử văn hóa liên quan đến các triều đại phong kiến nhà Nguyễn với đầy đủ hệ thống thành quách, cung điện, đền miếu, lăng tẩm và nhiều giá trị văn hóa phi vật thể khác như ca múa cung đình, lễ hội,..

Thừa Thiên - Huế còn lưu giữ được giữa lòng đô thị Huế nhiều nhà vườn, phố cổ mang nét đặc trưng của vùng đất cố đô ở Vĩ Dạ, Kim Long, Gia Hội, Bao Vinh. Cho đến nay, Thừa Thiên Huế cũng là địa phương duy nhất được vinh dự đang bảo tồn và phát huy giá trị 2 di sản quý báu của nhân lọai: quần thể di tích cố đô Huế (được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993) và Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam (được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại năm 2003).

- Nghệ thuật biểu diễn: Tiêu biểu cho loại hình nghệ thuật của Huế là Nhã nhạc Cung đình Huế. Nhã nhạc đồng nghĩa với nhạc lễ cung đình, nó bao hàm tất cả các tổ chức dàn nhạc lễ, đối lập với âm nhạc dân gian.

Tháng 11 năm 2003, Nhã nhạc Việt Nam chính thức được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc - Gọi tắt là UNESCO, công nhận là “Kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại”. Đây là di sản văn hoá phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được thế giới công nhận tính đến thời điểm hiện tại. Nhã nhạc hiện nay chỉ tồn tại dưới hai tổ chức dàn nhạc, đó là: Đại nhạc và Tiểu nhạc. Bên cạnh dòng nhạc cung đình, Huế còn nổi tiếng với các dòng nhạc dân gian, những điệu ca Huế mượt mà.

- Điểm đến của khách du lịch: Bên cạnh hệ thống di sản phong phú, Huế còn là điểm đến hấp dẫn bởi vẻ đẹp thơ mộng, tao nhã của thiên nhiên, nét độc đáo của các lễ hội dân gian truyền thống, các làng nghề và sản phẩm thủ công, sự phong phú của nghệ thuật âm nhạc và ca múa, nét tinh tế trong nghệ thuật ẩm thực và giao tiếp... càng được tôn vinh do sự sắp đặt đan xen, hài hòa trên nền một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như núi Ngự, sông Hương, đồi Thiên An, đồi Vọng Cảnh, bãi biển Cảnh Dương, Thuận An, phá Tam Giang, núi và rừng quốc gia Bạch Mã, đèo Hải Vân, thác A Đon...

Thiên nhiên đó, truyền thống đó đã tạo cho người dân xứ Huế một phong cách không hề trộn lần, nhạy cảm, tinh tế và luôn hướng tới nền học vấn uyên thâm. Người dân Cố Đô Huế sống giản dị trong những ngôi nhà lấy thiên nhiên làm bối cảnh kiến trúc.Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của thiên nhiên, bề dày truyền thống lịch sử cùng nét đẹp trong tâm hồn người dân Huế đã tạo cho Huế một nguồn tài nguyên du lịch quý giá, tạo tiền đề phát triển đa dạng các loại hình du lịch theo định hướng phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự ảnh hưởng sự cố môi trưởng biển do formosa gây ra đối với du lịch biển thuận an tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 32)