Khái niệm cuộc thi/ Hội thi

Một phần của tài liệu SKKN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH BẰNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG MÔN NGỮ VĂN QUA GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU (Trang 26)

CHƯƠNG I CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI

2. Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giờ học

2.5. Tổ chức các cuộc thi

2.5.1. Khái niệm cuộc thi/ Hội thi

Cuộc thi/ hội thi là một trong những hình thức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và đạt kết quả cao trong việc học tập, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi/ cuộc thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể ln hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thơng qua việc tìm đội/ người thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ chức hội thi/ cuộc thi cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong q trình tơt chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

2.5.2. Mục đích của việc tổ chức cuộc thi/ hội thi

Mục đích của việc tổ chức cuộc thi/ hội thi lôi cuốn học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, đáp ứng nhu cầu về vui chơi, giải trí cho học sinh, thu hút tài năng và sự sáng tạo của học sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức; giúp phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp hiệu quả và kỹ năng tự xác định giá trị. Trong phạm vi thời lượng của tiết học, cuộc thi có nhiều cách tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: vẽ tranh, thi hát, thi kể chuyện theo tranh vẽ… nhưng phải phù hợp với nội dung và hoạt động dạy học.

2.5.3. Cách thức thực hiện

Bước 1: Giáo viên định hướng trước hình thức, thời gian, chủ đề tham gia cuộc thi: Tổ chức ở phần vận dụng; thời gian từ 6-8 phút; hình thức là vẽ tranh, hát, thuyết trình về một nội dung của bài học.

Bước 2: Học sinh chuẩn bị ở nhà: Chọn bài hát, làm hoặc sưu tầm thơ, vẽ tranh…

Bước 3: Giáo viên tổ chức tại lớp cuộc thi với 5-7 sản phẩm dự thi. Bước 4: Học sinh trình bày sản phẩm, ý tưởng, thơng điệp…

Bước 5: Giáo viên nhận xét tinh thần chuẩn bị và tham gia của học sinh. Khen ngợi, khích lệ, cho điểm hoặc trao thưởng.

Sản phẩm minh chứng của hoạt động tổ chức cuộc thi trong phần vận dụng cuối bài học

Sản phẩm của cuộc thi vẽ tranh tái hiện kiến thức

3. Kết quả đạt được sau quá trình dạy học trải nghiệm để phát triển kỹ năng cho học sinh năng cho học sinh

Kết thúc 4 tiết dạy đọc hiểu văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu với những hoạt động trải nghiệm sáng tạo cụ thể, với mục tiêu phát triển các kỹ năng sống thiết thực và cụ thể, tơi cịn định hướng cho học sinh tiếp tục phát huy tinh thần năng động, sáng tạo với các hoạt động trải nghiệm khác ngoài giờ học. Để giúp học sinh phát huy, tơi cịn đề xuất kiến nghị với các tổ chức Đồn trường, Cơng đồn hay Ban cơ sở vật chất của nhà trường… để tổ chức các hoạt động khác như: Hoạt động nhân đạo, lao động cơng ích…

Một số hình ảnh hoạt động nhân đạo của lớp 12A8: Gói bánh chưng ặng người nghèo.

Sinh hoạt tập thể theo chủ đề “Xây dựng tình bạn đẹp - Nói khơng với bạo lực học đường”

Lao động cơng ích vệ sinh trường lớp

Hoạt động chiến dịch: Phối hợp với Đoàn trường THPT Tân Kỳ 3 tổ chức chương trình “Ngày chủ nhật xanh”

CHƯƠNG III.

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 1. Hình thành ý tưởng và thực hiện

Để thực hiện viết đề tài, chúng tơi hình thành ý tưởng bắt đầu từ 09/ 2021. Trong q trình từ đó đến nay, chúng tôi chú tâm vào việc khảo sát và thực nghiệm có sự trao đổi với đồng nghiệp, đồng mơn. Đề tài được hồn thành vào 03/2022.

2. Khảo sát thực tiễn

2.1. Nội dung khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát về thực trạng dùng phương pháp dạy học của giáo viên khi dạy học đọc hiểu truyện ngắn. Cụ thể: Chúng tôi dùng phiếu khảo sát 26 giáo viên dạy Ngữ văn THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ; Phiếu thăm dò thái độ của học sinh đối với hoạt động đọc hiểu truyện ngắn; Phiếu khảo sát mức độ nhận thức về kỹ năng sống trước/ sau thực hiện trải nghiệm sáng tạo đối với học sinh.

2.2. Đơn vị được khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát giáo viên ở Trường THPT Tân Kỳ, THPT Lê Lợi, THPT Tân Kỳ 3; Khảo sát học sinh lớp 12A8 và thực nghiệm tại lớp 12A8 Trường THPT Tân Kỳ 3.

2.3. Thời gian khảo sát

Việc khảo sát được tiến hành vào thời gian chuẩn bị cho việc tổ chức dạy học truyện ngắn hiện đại trong năm 2021-2022 ( Trước và sau khi tổ chức dạy học văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” với mục tiêu phát triển kỹ năng )

3. Đúc rút kinh nghiệm

Một số kinh nghiệm được đúc kết qua quá trình giảng dạy cũng như việc khảo sát, dự giờ và nghe góp ý, xây dựng từ đồng nghiệp.

4. Áp dụng thực nghiệm

Thực nghiệm được áp dụng tại lớp học 12A8 Trường THPT Tân Kỳ 3

4.1. Giáo án thực nghiệm

TIẾT: 68,69,70,71 ( Tiết theo thứ tự trong kế hoạch giáo dục) Đọc - Hiểu CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

(Nguyễn Minh Châu) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức:

nghệ thuật: Mỗi người trên cõi đời, nhất là người nghệ sĩ cần phải nhìn cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều. Nghệ thuật chân chính ln gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.

- Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: tình huống truyện độc đáo mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống; chọn được điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa chiều; ngôn ngữ nhân vật linh hoạt, sáng tạo.

- Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới

2. Về kỹ năng:

- Kỹ năng đọc hiểu văn bản văn xuôi theo thể loại truyện ngắn; biết vận dụng kiến thức để làm bài văn về văn bản.

- Kỹ năng nhận thức về vẻ đẹp quê hương đất nước; Kỹ năng tự xác định giá trị của bản thân và mọi người; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng hợp tác; Kỹ năng ứng phó với căng thẳng; Kỹ năng thể hiện sự cảm thông…

- Kỹ năng tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về nhân vật, giá trị của tác phẩm và nghệ thuật thiên truyện.

3. Về thái độ:

- Biết biết suy nghĩ, trăn trở về những vấn đề nhân sinh; có cái nhìn đa chiều về cuộc sống, con người.

- Cảm thông với nỗi bất hạnh, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ thời hậu chiến, lên án nạn bạo hành gia đình.

- Có ý thức tìm tịi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong văn xi hiện đại Việt Nam

4. Định hướng phát triển năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ- tự học- tự; Năng lực giao tiếp và hợp; Năng lực giải quyết vấn đề

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực đọc - hiểu các tác phẩm Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới theo đặc trưng thể loại; Năng lực sử du ̣ng ngơn ngữ (nói, viết) ; Năng lực sáng tạo; Năng lực hợp tác; Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ.

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÊN LỚP

-Vận dụng các phương pháp dạy học như thuyết trình, vấn đáp, giải quyết vấn đề, Tổ chức trò chơi, tạo diễn đàn, thảo luận nhóm, đóng vai,…

III. CƠNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ cho bài học: Hóa trang để đóng vai, kịch bản giao lưu nhà văn, vẽ tranh…

- Máy tính, giáo án điện tử. 2. Chuẩn bị của học sinh:

- Thực hiện các nhiệm vụ học tập được GV giao ở nhà. - Nội dung sẽ trình bày trên lớp.

- Đọc tác phẩm và các tài liệu GV định hướng

IV. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A4,…

Học liệu: SGK, hình ảnh về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập,… V. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

A. TIẾN TRÌNH Hoạt

động học

Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PPDH, KTDH Phương án kiểm tra đánh giá Hoạt động Mở đầu (10 phút)

Nêu được ấn tượng chung về tác phẩm: Đề tài, sự việc, chi tiết tiêu biểu, nhân vật Kỹ năng nhận thức Chuẩn bị tâm thế tiếp nhận kiến thức mới Đàm thoại gợi mở GV cho HS đánh giá phần phát biểu bạn, cùng tranh luận. Hoạt động Hình thành kiến thức (120 phút) Nắm được những tri thức khái quát và cụ thể về tác giả, tác phẩm: cốt truyện, nhận vật, đặc trưng truyện ngắn hiện đại, thông điệp và quan niệm của nhà văn.

Trình bày cảm nhận và đánh giá về nhân vật, tác phẩm

Hợp tác và trình bày kết

I. Tìm hiểu chung II. Đọc hiểu văn bản

1. Khung cảnh bình minh ở vùng biển

2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài tại tòa án 3. Câu chuyện về Đàm thoại gợi mở Kĩ thuật sơ đồ tư duy Kĩ thuật làm việc nhóm GV đánh giá phiếu học tập, sản phẩm học tập của HS.

quả, lắng nghe và tham gia thảo luận

Tạo lập được văn bản nghị luận: đoạn văn, bài văn Phát triển kỹ năng: Nhận thức, giao tiếp, hợp tác, ứng phó căng thẳng, xác định giá trị, giải quyết vấn đề và bộc lộ cảm thông

Phát huy năng lực: giao tiếp, hợp tác, tư học, giải quyết vấn đề Phẩm chất: Nhân ái và trách nhiệm tấm ảnh được chọn vào bộ III. Tổng kết Hoạt động Luyện tập (20 phút)

Rèn luyện và nâng cao khả năng nhận biết và phân tích các yếu tố truyện; đánh giá cảm hứng, triết lý của tác giả; đánh giá về tác phẩm Kỹ năng xác định giá trị Năng lực tự học Thực hành bài tập luyện tập kiến thức và kĩ năng. Dạy học giải quyết vấn đề GV đánh giá phiếu học tập của HS dựa trên Đáp án và hướng dẫn chấm Hoạt động Vận dụng (20 phút) Đánh giá chung về tác phẩm Giáo dục phẩm chấtt nhân ái và trách nhiệm. Kỹ năng, năng lực giải quyết vấn đề.

Liên hệ với thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Dạy học giải quyết vấn đề GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS.

Hoạt động Mở rộng (10 phút) Đọc mở rộng các tác khác của tác giả và các tài liệu liên quan để đánh giá thành công của tác

Tạo lập được đoạn văn, bài văn

Thiết kế dự án: -Nhóm phóng viên: thiết kế clip giới thiệu Nguyễn Minh Châu cùng những tác phẩm của ơng, trong đó có Chiếc thuyền ngồi xa. Nhóm vẽ tranh: Hình dung và vẽ các cảnh tượng đặc sắc trong truyện. Nhóm đóng kịch: đóng hoạt cảnh đặc sắc trong truyện Phương pháp dự án; Dạy học hợp tác Thuyết trình; Kĩ thuật Phịng tranh,; sân khấu hóa tác phẩm; Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao. GV và HS đánh giá B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (10 phút)

Mục tiêu: Tạo tâm thế tiếp nhận tác phẩm; Nêu được ấn tượng chung về tác

phẩm: Đề tài, sự việc, chi tiết tiêu biểu, nhân vật, phát triển kỹ năng nhận thức.

Nội dung: Trình chiếu một số hình ảnh, Clip thiên nhiên, cuộc sống đẹp

Giáo viên gợi dẫn: Em đã từng gặp những cảnh đẹp như thế này trong cuộc sống chưa ?

Em hãy cho biết cảm xúc, suy nghĩ, thái độ của mình khi bắt gặp những cảnh này ?

Học sinh tham gia trả lời (Chấp nhận những cách suy nghĩ khác nhau miễn là không vi phạm pháp luật và thuần phong mĩ tục)

Trình chiếu một số hình ảnh bạo lực của cuộc sống

Giáo viên nêu vấn đề: Những hình ảnh này phản ánh vấn đề gì của cuộc sống ? Khi gặp cảnh tượng này các em thường ứng xử như thế nào ?

Học sinh tham gia trả lời (Chấp nhận những cách suy nghĩ khác nhau miễn là không vi phạm pháp luật và thuần phong mĩ tục)

Giả sử nếu một ngày em đáng đứng ngắm một khung cảnh tuyệt đẹp ấy em lại phải chứng kiến những cảnh xấu, bạo lực thì em sẽ làm gì ? Em hãy phát biểu cảm xúc, thái độ của mình trước tình huống đó ?

Học sinh tham gia trả lời (Chấp nhận những cách suy nghĩ khác nhau miễn là không vi phạm pháp luật và thuần phong mĩ tục)

GV dẫn vào bài

Văn học thời kỳ đổi mới đặc biệt quan tâm đến số phận con người cá nhân, đặt con người cá nhân trong các mối quan hệ phức tạp của cuộc sống đời thường. Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn mở đường cho xu hướng văn học này với các truyện ngắn nổi tiếng. Chiếc thuyền ngoài xa (1986) là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu trong việc thể hiện những quan niệm mới về con người hậu chiến.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (120 phút) 2.1. Hoạt động khám phá kiến thức 1:

I. TÌM HIỂU CHUNG

a. Mục tiêu: Nắm được những tri thức khái quát và cụ thể về tác giả, tác

phẩm: cốt truyện, nhận vật, đặc trưng truyện ngắn hiện đại, thông điệp và quan niệm của nhà văn.

b. Nội dung: Trả lời câu hỏi tập trung vào các nội dung:

Những nét tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu. - Hồn cảnh sáng tác , xuất xứ, tóm tắt được truyện ngắn Chiếc thuyền ngồi xa.

c.Sản phẩm và tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện Sản phẩm

*Tìm hiểu mục 1. Tác giả Nguyễn Minh Châu

- Chuyển giao nhiệm vụ học tâp:

Tổ chức trò chơi: “Gặp gỡ cuối

tuần” ( Bạn đọc gặp gỡ, trò chuyện

cùng nhà văn Nguyễn Minh Châu)

Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK

và phát biểu, mở rộng kiến thức bên ngồi thơng qua việc chuẩn bị bài ở nhà; chuẩn bị kịch bản: hỏi- đáp giữa nhà văn và phóng viên.

Báo cáo sản phẩm: HS báo cáo kết quả tìm hiểu qua việc trải nghiệm hoạt động trò chơi: Những tri thức về tác giả, tác phẩm.

Đánh giá, nhận xét: Giáo viên nhận

xét, chuẩn hóa kiến thức *Tìm hiểu mục 2: Tác phẩm

- Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Đàm thoại: Học sinh nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn; + GV hướng dẫn cách đọc văn bản và gọi một số học sinh đọc 1 đoạn văn/chi tiết mà em ấn tượng.

+ HS tóm tắt và nêu bố cục của truyện. - Học sinh thực hiện nhiệm vụ học

tập.

- Báo cáo kết quả.

- Giáo viên nhận xét, hướng dẫn người học lĩnh hội kiến thức.

I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả

- Nguyễn Minh Châu (1930-1989): trước năm 1975 là ngịi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn; từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.

- Thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài năng (Nguyên Ngọc) của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

2. Tác phẩm

- Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho xu

hướng chung của văn học Việt Nam thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường.

- Tóm tắt tác phẩm - Bố cục

Truyện chia làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1: (Từ đầu đến “chiếc thuyền lới vó đã biến mất"). Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.

+ Đoạn 2: (Từ “Ngay lúc ấy … với sóng gió giữa phá”): Câu chuyện của người đàn bà làng chài.

+ Đoạn 3: Còn lại: Tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy.

2.2 Hoạt động khám phá kiến thức 2 II. ĐỌC HIỂU CHI TIẾT

1. Khung cảnh ở vùng biển buổi bình minh

a. Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Phân tích được các chi tiết sự việc, các nhân vật; đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp; Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn;

Một phần của tài liệu SKKN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH BẰNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG MÔN NGỮ VĂN QUA GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU (Trang 26)