Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ
3. Một số phương pháp tích cực dạy học trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả
3.5. Kỹ thuật 3.2.1
Đây là một kỹ thuật nhằm giúp học sinh tổng kết các ý tưởng trọng tâm, sau đó đầu tư thêm suy nghĩ vào những ý tưởng hấp dẫn các em, từ đó đưa ra một câu hỏi về một điểm nào đó các em chưa thực sự nắm vững. Từ kết quả này, giáo viên có thể tổng hợp kết quả thơng qua các hình thức sơ đồ hoặc biểu đồ Venn, hoặc biểu đồ nguyên nhân - kết quả.
* Cách tiến hành
Sau khi học xong một nội dung, học sinh được yêu cầu đưa ra ý kiến về: 3 điều mà học sinh vừa học, 2 điều em muốn trao đổi với thầy cô, 1điều em sẻ làm sau tiết học này.
*Ưu điểm:
Giúp học sinh tìm ra trọng tâm bài học, xác định mối liên hệ giữa kiến thức và bản thân người học.
* Cụ thể khi dạy bài 10 “Cách mạng khoa học - cơng nghệ và xu thế tồn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX” - Lịch sử 12 tôi đã sử dụng kỹ thuật “3-2-1” để giúp học sinh khắc sâu trong tâm khiến thức bài học.
Hiệu quả sử dụng Kỹ thuật 3-2-1
Qua thực tiễn giảng dạy trực tuyến tôi nhận thấy việc sử dụng Kỹ thuật 3-2- 1 trong tổ chức hoạt động củng cố, luyện tập đem lại hiệu quả cao. Cụ thể:
- Giờ học sôi nổi, học sinh hào hứng thi đua học. - Học sinh nhớ kiến thức đã học ngay trên lớp.
- Hơn thế nữa, giúp học sinh hăng hái, hứng thú, sôi nổi hơn trong học tập, bài chuẩn bị ở nhà chu đáo hơn phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập góp phần nâng cao chất lượng môn Lịch sử trong trường trung học phổ thông.
Kết luận: Từ kinh nghiệm thực tiễn các phương pháp dạy học tích cực và
trao đổi với một số đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng: Khi vận dụng các phương dạy học tích cực trong giảng dạy, giáo viên cần phải lựa chọn một phương pháp dạy học tích cực phù hợp với nội dung của bài học là hết sức quan trọng, nó quyết định đến kết quả cuối cùng của bài giảng.
Việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả dạy học, giúp các em nhận thức đúng đắn hơn vai trị, vị trí của mơn học. Hơn thế với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực đã tạo được sự hứng thú, phát huy được tính tích cực, chủ động nhằm phát triển tư duy, sáng tạo, các em được đặt trong một tình huống có vấn đề và thơng qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, nâng cao nhận thức, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Mỗi phương pháp dạy học có một giá trị riêng, khơng có phương pháp dạy học nào là vạn năng, giữ vị trí độc tôn trong dạy học.
Từ thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy để phát huy giá trị ứng dụng và hiệu quả tốt nhất đối với học môn Lịch sử, chúng ta cần phải:
* Lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực tương thích với nội dung học tập
Mỗi bài học chỉ cần lựa chọn một đến hai phương pháp, nhưng lưu ý là các phương pháp đó phải phù hợp với nội dung bài học. Khi lựa chọn được phương pháp phù hợp thì sẽ tăng thêm tính hiệu quả, đảm bảo đúng nội dung, đạt được mục tiêu bài học và thỏa mãn ý tưởng thiết kế của người dạy.
*Lựa chọn phương pháp dạy học cần chú ý đến hứng thú, thói quen của học sinh, kinh nghiệm sư phạm của giáo viên
Trong giảng dạy nếu chúng ta sử dụng các phương pháp các em đã quen, đã hiểu, thực hiện tốt thì sẽ rất thuận lợi, khả năng thành cơng cao, chẳng hạn có lớp rất thành cơng với phương pháp đóng vai nhưng khơng thành công với phương pháp thảo luận nhóm, có lớp thành cơng với phương pháp trị chơi mà khơng thành công với dự án… và ngược lại. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học chúng ta cũng nên đa dạng phương pháp ở mỗi lớp và ưu tiên cho phương pháp mà các em thực hiện tốt. Từ thành công của việc thực hiện một số phương pháp sẽ tạo cho các em sự hứng thú trong học tập, các em sẽ tự tin, thoải mái hơn khi nhận nhiệm vụ.
* Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học được hiểu là những dụng cụ, máy móc, thiết bị, vật dụng cần thiết cho hoạt động dạy và học, giúp cho quá trình nhận biết, lĩnh hội kiến thức của học sinh được tốt hơn…
Khi đưa những phương tiện mới vào quá trình dạy học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, tính tư duy độc lập của học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả của q trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các học sinh. Ngoài ra với các phương tiện dạy học mới giáo viên có thể rút ngắn được thời gian giảng giải thuyết trình để tập trung hơn vào rèn luyện phương pháp, kĩ năng cho học sinh.
Cụ thể: Dựa vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, của nhóm bộ mơn để chúng ta lựa chọn phương pháp phù hợp. Ở Trường trung học phổ thơng Nguyễn Trường Tộ, có 07 phịng máy chiếu riêng biệt cho học sinh khối 12 và 2 phòng máy chiếu chung cho cả nhà trường, nên việc bố trí một tiết học bằng phương tiện hiện đại là điều rất dễ dàng, các giáo viên trong nhóm khi xây dựng giáo án đều dựa trên cơ sở thiết bị phương tiện đã có để dạy học, xây dựng nhiều giáo án điện tử... Bên cạnh đó chúng tơi sử dụng thêm hệ thống bảng biểu, tăng cường phương pháp dự án, điều tra, thảo luận nhóm…
Trên đây là một số cơ sở quan trọng, là căn cứ xuất phát khi tiến hành lựa chọn, lập kế hoạch các phương pháp dạy học. Điều quan trọng nhất là cần xác định lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để có thể giúp học sinh:
- Học tập với niềm say mê, hứng thú, khát khao tìm tịi khám phá.
- Lĩnh hội tri thức trong các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, theo phương pháp khoa học.
- Học trong tương tác, trong việc hình thành các quan hệ hợp tác, thân thiện, cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập.
Mỗi phương pháp dạy học truyền thống hay hiện đại cũng đều có những đặc điểm, ưu thế và nhược điểm riêng. Khơng có phương thuốc nào có thể chữa được bách bệnh, khơng có phương pháp dạy học nào là chìa khố vạn năng. Việc nghiên cứu kỹ từng bài dạy, từng đặc điểm bộ môn và đối tượng người học để có sự phối kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học là việc cần làm của mỗi giáo viên để nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước trong giai đoạn hiện nay.
4. Thực nghiệm: Sử dụng một số phương pháp tích cực dạy học trực tuyến
nhằm nâng cao hiệu quả Bài 10 “Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế tồn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX” - Lịch sử 12 tại Trường trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên