III. Một số giải pháp áp dụng của đề tài:
4. Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng thiết thực, chuyên sâu và dựa trên nhu cầu của giáo viên
trên nhu cầu của giáo viên
Giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục, vì thế họ phải thường xuyên được học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng những yêu cầu đổi mới của đất nước và của ngành.
29 - Về bồi dưỡng chính trị tư tưởng: Giúp cho giáo viên luôn nắm được những quan điểm, chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng, nhà nước, của ngành, trường và địa phương.
- Về bồi dưỡng trình độ chuyên môn: Nhằm hoàn thiện và nâng cao hệ thống tri thức khoa học, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, đáp ứng công việc được giao đạt được một trình độ chuẩn theo quy định ngành học.
- Về bồi dưỡng nghiệp vụ: Nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục về kỹ năng nghề nghiệp.
- Về hình thức tổ chức, tổ chức cho giáo viên tham quan học tập kinh nghiệm các trường tiên tiến điển hình trong tỉnh hoặc các trường ngoài địa phương, tổ chức trao đổi tọa đàm, nghe các ý kiến tư vấn của chuyên gia.
- Hiệu trưởng cũng cần quan tâm tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để động viên giáo viên, luôn phát huy phong trào nâng cao tự học, tự bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.
- Về bồi dưỡng thực hiện chuyên đề: Chuyên đề được hiểu là vấn đề chuyên môn được đi sâu chỉ đạo trong một thời gian nhất định, nhằm tạo ra sự chuyển biến chất lượng về vấn đề đó, góp phần nâng cao chất lượng . Chính vì vậy, hàng năm hiệu trưởng cần có kế hoạch chỉ đạo chuyên sâu từng vấn đề và tập trung vào nhữngiáo viênấn đề khó, vấn đề còn hạn chế của nhiều giáo viên hoặc vấn đề mới theo chỉ đạo của ngành, giúp cho giáo viên nắm vững những vấn đề lý luận và có kỹ năng thực hành chuyên đề tốt.