Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 TẠI TRƯỜNG THPT TÂY HIẾU, THPT 15 (Trang 29 - 30)

III. Một số giải pháp áp dụng của đề tài:

5.Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng

“Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư...”. Quán triệt tinh thần trên, các nhà trường cần có nhiều giải pháp nhằm đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.

Điểm đột phá đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ở nhà trường là đã chuyển mạnh từ giảng dạy chủ đề sang chuyên đề, nâng cao chất lượng bài giảng; tổ chức tốt bài giảng mẫu. Các chuyên đề bài giảng đã kịp thời cập nhật những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn, kết hợp sử dụng tổng hợp các phương pháp dạy học và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật hiện đại. Mục tiêu, yêu cầu đào tạo được đổi mới và từng bước được hoàn thiện, quy trình đào tạo ngày càng chính quy, thống nhất,

30 bảo đảm học viên ra trường có đủ phẩm chất, năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chức trách.

Bên cạnh những ưu điểm là cơ bản, trong quá trình tổ chức thực hiện còn bộc lộ một số hạn chế: chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị vẫn nặng về lý thuyết, chưa coi trọng đúng mức phát triển kỹ năng thực hành, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học; còn có sự trùng lặp nội dung giữa các môn học, bậc học; tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành chưa cân đối. Phương pháp giảng dạy của một số giảng viên chưa sát với đối tượng, chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp dạy học truyền thống với hiện đại. Một số học viên chưa thích ứng với phương pháp dạy học tích cực; chưa chủ động tự học tập, tự nghiên cứu, v.v.

Quán triệt quan điểm Văn kiện Đại hội XIII của Đảng về đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, Học viện thực hiện phương châm “khoa học, thực tiễn, sáng tạo và hiện đại”, tiến hành đồng bộ đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.

Một là, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có số lượng, cơ

cấu hợp lý, chất lượng cao, ngang tầm nhiệm vụ.

Hai là, tiếp tục nghiên cứu đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung đào

tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.

Ba là, đổi mới hình thức tổ chức gắn với đổi mới phương pháp đào tạo, bồi

dưỡng lý luận chính trị theo hướng lấy người học làm trung tâm, phát huy tối đa tính tự giác và sự sáng tạo của người học.

Bốn là, phát huy tính tích cực, chủ động của học viên trong tự học tập,

nghiên cứu nâng cao trình độ lý luận chính trị.

Năm là, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho đổi mới chương trình, nội dung

và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 TẠI TRƯỜNG THPT TÂY HIẾU, THPT 15 (Trang 29 - 30)