Xây dựng và sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán của đơn vị, phát huy thế mạnh của nhà trường trong công tác bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 TẠI TRƯỜNG THPT TÂY HIẾU, THPT 15 (Trang 33 - 35)

- Cải tiến hội họp

7. Xây dựng và sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán của đơn vị, phát huy thế mạnh của nhà trường trong công tác bồi dưỡng giáo viên

mạnh của nhà trường trong công tác bồi dưỡng giáo viên

Sự cần thiết phải xây dựng và sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán trong phát triển nghề nghiệp giáo viên THPT.

7.1. Xây dựng và sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán THPT đáp ứng trực tiếp nhu cầu phát triển nghề nghiệp của giáo viên tại từng trường THPT, Nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên THPT làm xuất hiện nhu cầu bồi dưỡng ở họ, hình thức bồi dưỡng có hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng để phát triển nghề nghiệp của giáo viên THPT là bồi dưỡng đồng đẳng tại trường THPT, để đáp ứng hình thức này cần phải có đội ngũ giáo viên cốt cán làm nòng cốt.

7.2. Xây dựng và sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán cấp THPT để đáp ứng yêu cầu về đặc điểm tổ chức của trường THPT, đặc biệt là tổ chức nhân sự có tính đặc thù so với các tổ chức khác. Tổ chức nhân sự trong trường học đòi hỏi phải tạo ra một cộng đồng nghề nghiệp. Cộng đồng này không thuần túy là một cấu trúc hành chính, mà cao hơn, đó là một tổ chức học thuật, sư phạm, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ. Với tính chất đó, tổ chức này cần được điều khiển bởi các thành viên đầu đàn về chuyên môn, nghề nghiệp, nghiệp vụ. Đó là những giáo viên cốt cán.

34 7.3. Xây dựng, sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán cấp THPT đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT và nâng cao chất lượng giáo dục THPT.

- Giáo viên cốt cán cấp THPT góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT: Giáo viên cốt cán cấp THPT chính là mũi nhọn tạo ra sự phát triển về chất lượng của đội ngũ giáo viên THPT.

- Giáo viên cốt cán cấp THPT tạo ra những thay đổi trong chất lượng giáo dục THPT: Điều này được khẳng định bởi luận điểm “sự khác biệt về hiệu quả giảng dạy của giáo viên quyết định sự khác biệt về kết quả học sinh hơn là những yếu tố khác”.

7.4. Nội dung của xây dựng và sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán trong phát triển nghề nghiệp giáo viên THPT.

- Lập kế hoạch xây dựng, sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán THPT Nội dung chính của lập kế hoạch xây dựng và sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán cấp THPT gồm: xác định rõ mục tiêu của xây dựng và sử dụng giáo viên cốt cán THPT; xác định chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên cốt cán THPT; xác định các tiêu chuẩn đối với giáo viên cốt cán; thiết kế lộ trình hoạt động để đạt mục tiêu xây dựng, sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán đã đặt ra.

- Tuyển dụng và tuyển chọn giáo viên cốt cán THPT Tuyển dụng là quá trình thông báo, động viên, khuyến khích các ứng viên đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của kế hoạch xây dựng, sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán cấp THPT tham gia ứng thí làm giáo viên cốt cán hoặc ứng thí vào vị trí còn thiếu trong đội ngũ giáo viên cốt cán cấp THPT. Tuyển chọn là quá trình lựa chọn trong những ứng viên tham gia tuyển dụng những ứng viên đủ các điều kiện để trở thành giáo viên cốt cán hoặc bổ sung vào vị trí còn thiếu trong đội ngũ giáo viên cốt cán cấp THPT.

- Đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu phục vụ đội ngũ cốt cán cấp THPT Bản chất của đào tạo, bồi dưỡng là thực thiện những tác động làm thay đổi kinh nghiệm của từng giáo viên cốt cán trong đội ngũ giáo viên cốt cán cấp THPT để họ thích ứng nhanh hoặc nâng cao mức độ đáp ứng của họ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên cốt cán đã được xác định trong kế hoạch xây dựng, sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán cấp THPT.

- Mở rộng việc làm hoặc quy mô công việc để gia tăng sự tham gia và sử dụng tối đa tiềm năng của mỗi giáo viên cốt cán cũng như đội ngũ giáo viên cốt cán THPT. Nội dung này được triển khai dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của giáo viên cốt cán đã được xác định trong kế hoạch xây dựng, sử dụng đội

35 ngũ giáo viên cốt cán cấp THPT, đặc biệt là mục đích của việc sử dụng đội ngũ này trong việc hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiêp.

- Hoạch định các cơ chế, chính sách tạo động lực cho đội ngũ giáo viên cốt cán THPT Các cơ chế, chính sách tạo động lực cho đội ngũ giáo viên cốt cán cấp THPT có nội dung liên quan đến đánh giá kết quả hoạt động, sàng lọc và thăng thưởng đối với giáo viên cốt cán cấp THPT.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng và sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán trong phát triển nghề nghiệp giáo viên THPT Ảnh hưởng đến xây dựng và sử dụng đội ngũ GVCC trong phát triển nghề nghiệp giáo viên THPT gồm nhiều yếu tố khách và chủ quan như: xu hướng phát triển của giáo dục THPT; phân cấp quản lí giáo dục THPT và những thay đổi trong quản lí tác nghiệp ở trường THPT; Nhận thức của CBQL về phát triển nghề nghiệp giáo viên và vai trò của đội ngũ giáo viên cốt cán; Năng lực của CBQL trong quản lí phát triển đội ngũ GVCC để hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp; nhu cầu về phát triển nghề nghiệp liên tục của mỗi giáo viên THPT; tự ý thức của GVCC về chức năng, nhiệm vụ của mình trong hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp giáo viên THPT.

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 TẠI TRƯỜNG THPT TÂY HIẾU, THPT 15 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)