Đổi mới công tác quản lí

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 TẠI TRƯỜNG THPT TÂY HIẾU, THPT 15 (Trang 30 - 31)

III. Một số giải pháp áp dụng của đề tài:

6.Đổi mới công tác quản lí

Đổi mới công tác quản lý giáo dục để tạo sự đột phá phát triển GD&ĐT ở các nhà trường, phải khởi đầu từ đổi mới về quan điểm, nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục, biết được mục đích của việc đổi mới, những vấn đề thay đổi trong mục tiêu, nội dung đổi mới... Trên cơ sở đó, mỗi cán bộ quản lý nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và có hành động, việc làm cụ thể, từng nhà trường xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức, kế hoạch triển khai thực hiện

31 việc đổi mới công tác quản lý GD&ĐT phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường góp phần đổi mới căn bản, toàn diện để tiến tới một nền GD&ĐT tiên tiến, tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, đổi mới như thế nào để có hiệu quả? Như chúng ta đã biết, quản lý nhà trường là quản lý theo mục tiêu chất lượng, tức là phải làm cho chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với các đối tượng học sinh (HS) cụ thể, các điều kiện học tập cụ thể. Điều này, một mặt đòi hỏi hiệu trưởng (HT) phải có kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình, mặt khác chỉ đạo tổ chức thực hiện tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường, điều kiện cơ sở vật chất, ứng dụng CNTT, công tác đào tạo, bồi dưỡng… tức là triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 TẠI TRƯỜNG THPT TÂY HIẾU, THPT 15 (Trang 30 - 31)