Bảng tổng hợp các nhóm lớp dữ liệu và lớp dữ liệu đã xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 78 - 87)

Nhóm lớp dữ liệu Lớp dữ liệu

Nhóm lớp dữ liệu biên giới, địa giới

Lớp đường địa giới hành chính cấp huyện Lớp đường địa giới hành chính cấp xã Lớp địa phận hành chính cấp huyện Lớp địa phận hành chính cấp xã

Nhóm lớp dữ liệu thủy hệ Lớp thủy hệ

Nhóm lớp dữ liệu giao thông Lớp giao thông

Nhóm lớp dữ liệu địa danh Lớp điểm địa danh

Nhóm lớp dữ liệu QH, kế hoạch sử dụng đất

Lớp quy hoạch sử dụng đất

Lớp kế hoạch sử dụng đất năm 2017 Nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê

đất đai

Lớp hiện trạng sử dụng đất Các bảng biểu thuộc tính

Hình 4.2. Geodatabase được thiết lập trong ArcCatalog 4.3.3. Biên tập chuẩn hóa dữ liệu và thiết kế bảng thuộc tính 4.3.3. Biên tập chuẩn hóa dữ liệu và thiết kế bảng thuộc tính

4.3.3.1. Hệ quy chiếu không gian và thời gian áp dụng cho dữ liệu đất đai Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia áp dụng cho dữ liệu không gian đất đai được thực hiện theo quy định về bản đồ địa chính hiện hành.

Từ bản đồ thu thập trong quá trình điều tra tiến hành biên tập lại bản đồ theo quy phạm thành lập bản đồ.

Lựa chọn hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000 với các thông số: Elispoid quy chiếu: WGS-84.

Hình 4.3. Chọn hệ quy chiếu

Hệ quy chiếu thời gian: Ngày, tháng, năm theo Dương lịch; giờ, phút, giây theo múi giờ UTC + 07:00 (Coordinated Universal Time).

4.3.3.2. Chuẩn hóa dữ liệu và thiết kế bảng thuộc tính

a. Chuẩn hóa dữ liệu không gian nền

Qua quá trình liên kết giữa các lớp dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính để xây dựng sơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm, tôi có các kết quả như sau:

* Lớp địa phận hành chính cấp huyện và dữ liệu bảng thuộc tính thể hiện ở hình 4.4.

* Lớp địa phận hành chính cấp xã và dữ liệu bảng thuộc tính thể hiện ở hình 4.5.

Đã xây dựng được lớp dữ liệu không gian bản đổ hành chính cấp xã kết hợp với dữ liệu bảng thuộc tính. Trên bảng dữ liệu thuộc tính có đầy đủ thông tin về tên xã, mã xã, diện tích... Dữ liệu không gian này có thể cung cấp cho nhà quản lý nhưng thông tin về vị trí các phường trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, diện tích tự nhiên của các phường…

Hình 4.5. Lớp địa phận hành chính cấp xã bảng dữ liệu thuộc tính

* Lớp dữ liệu thủy hệ dạng vùng và dữ liệu bảng thuộc tính thể hiện ở hình 4.6 Đối với lớp thủy hệ gồm sông, suối, ao, hồ, mặt nước chuyên dùng... Trong đó có bản đồ giúp cung cấp cho nhà quản lý, nhà quy hoạch thông tin chi tiết như diện tích hồ, chiều dài… giúp nhà quản lý có thể khai thác được thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quy hoạch, kè sông, xây dựng hệ thống hành lang bảo vệ đê điều…

Hình 4.6. Lớp dữ liệu thủy hệ dạng vùng và dữ liệu bảng thuộc tính

* Lớp dữ liệu giao thông và dữ liệu bảng thuộc tính

- Lớp dữ liệu giao thông mặt đường bộ là lớp dữ liệu kiểu dạng vùng thể hiện các tuyến đường huyện, đường trong khu dân cư thuộc địa phận hàng chính quận Nam Từ Liêm. Sau khi đã xây dựng được dữ liệu thuộc tính và dữ liệu bảng thuộc tính được tổng hợp từ thể hiện ở hình 4.7.

Trên địa bàn quận Nam Từ Liêm tập trung nhiều đầu mối giao thông đường bộ quan trọng có vai trò lớn trong phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô. Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn do thành phố quản lý: 62,35km và quận quản lý: 49,84km; đường giao thông do phường quản lý: 137,75km (tỷ lệ cứng hóa đạt 98%). Chất lượng đường được duy trì, đảm bảo.

- Một số tuyến đường quan trọng của TW và Thành phố chạy qua địa bàn quận: Quốc lộ 32, Đại Lỗ Thăng Long. Một số tuyến đường của Thành phố : Đường 70...

Hình 4.7. Lớp dữ liệu giao thông mặt đường bộ và dữ liệu bảng thuộc tính

- Lớp dữ liệu địa danh và dữ liệu bảng thuộc tính thể hiện ở hình 4.8.

Đối với lớp dữ liệu địa danh là lớp dữ liệu dạng điểm thể hiện các điểm địa danh, điểm ghi chú như điểm dân cư; điểm kinh tế, văn hóa, xã hội; điểm giáo dục, điểm y tế, điểm thủy văn... Bảng dữ liệu thuộc tính của lớp thủy hệ đã có đầy đủ tên công trình như trường học, trạm y tế , chợ, tọa độ x và tọa độ x… giúp các nhà quản lý nắm rõ được khu vực chi tiết để xây dựng quy hoạch sử dụng đất trong tương lai phù hợp với phát triển kinh tế xã hội và người dân sinh sống.

Hình 4.8. Lớp dữ liệu địa danh và ghi chú và dữ liệu bảng thuộc tính

b. Chuẩn hóa dữ liệu chuyên đề

- Chuẩn hóa dữ liệu lớp “quyhoachsudungdat”

Lớp dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thể hiện ở hình 4.9.

Sau khi chuẩn hóa lớp dữ liệu quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh kết hợp xây dựng và thiết kế bảng dữ liệu thuộc tính thể hiện ở hình 4.10. Bảng dữ liệu thuộc tính đã cung cấp đầy đủ thông tin như số khoanh đất, mục đích sử dụng đất, diện tích, mã tỉnh, mã huyện, mã xã… giúp cho nhà quản lý nắm rõ được thông tin chi tiết đến từng khoanh đất phục vụ cho công tác xây dựng quy hoạch sử dụng đất trong tương lai với tầm nhìn rộng hơn. Dữ liệu bảng thuộc tính cơ sử dữ liệu quy hoạch sử dụng đất (thể hiện ở phụ lục 03).

Hình 4.9. Lớp dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

Hình 4.10. Dữ liệu bảng thuộc tính về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

- Chuẩn hóa dữ liệu lớp “hientrangsudungdat” đã được xây dựng xong đồng thời hoàn thiện bảng dữ liệu thông tin thuộc tính (thể hiện chi tiết tại phụ lục 04) được thể hiện ở hình 4.11. dưới đây:

Hình 4.11. Lớp dữ liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và dữ liệu bảng thuộc tính

4.3.4. Thiết kế và xây dựng mối quan hệ Geodatabase

Để tạo một khung cơ sở dữ liệu đầy đủ thông tin cần tạo được mối quan hệ giữa đối tượng không gian và dữ liệu thuộc tính với nhau. Trong cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm ta có những mối quan hệ sau:

Hình 4.12. Mô tả mối quan hệ của lớp giao thông

- Mối quan hệ lớp vùng thủy hệ

Hình 4.13. Mô tả mối quan hệ của lớp thủy hệ

- Mối quan hệ lớp điểm địa danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)