Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội quận Nam Từ Liêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 53 - 59)

4.1.2.1. Về thực trạng kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cùng với vịêc phát triển kinh tế chung của Thành phố Hà Nội, kinh tế của quận đã có bước chuyển biến tích cực, đạt được những thành tự quan trọng về nhiều mặt, mức đầu tư hạ tầng cơ sở được nâng cao, hệ thống giao thông, thủy lợi, các trường học, bệnh viện, các công trình văn hóa.... được củng cố và phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

Tình hình trên địa bàn quận nhìn chung giữ ổn định và hoàn thành hết thành hết các mục tiêu đề ra. Giá trị sản xuất các kinh tế vẫn đạt được mức tăng so với năm trước. Dự kiến đến cuối năm 2015, GTSX các ngành kinh tế của quận đạt 24.854 tỷ đồng, tăng 16,0 % so với năm 2014.

Năm 2015 là năm thứ 2 quận đi vào họat động kể từ khi thành lập. GTSX các ngành phần lớn đều đạt được tốc độ tăng khá và đạt chỉ tiêu kế hoạch năm; cơ cấu kinh tế quận quản lý tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. GTSX ngành công nghiệp- xây dựng khu vực ngoài nhà nước năm 2015 giá so sánh ước đạt 12.669 tỷ đồng tăng 13,9% so với năm 2014; GTSX ngành thương mại- dịch vụ ước đạt 16.201 tỷ đồng tăng 18,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ chiếm 56%; ngàng công nghiệp - xây dựng chiếm 44,2%; ngành nông nghiệp chiếm 0,2%.

Theo đó, cơ cấu kinh tế quận năm 2016, ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 58,3%; Công nghiệp – xây dựng chiếm 41,45% và Nông nghiệp còn 0,25%. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 ước đạt 43 triệu/người, tăng 2,3% so với năm 2015.

b. Thực trạng phát triển các khu vực kinh tế * Khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng

Cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng đang có xu hướng giảm dần. Năm 2015, cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 41,4%, giảm 16,2% so với năm 2010. GTSX năm 2015 dự kiến đạt 11.112 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm 2014.

Đến năm 2016, cơ cấu công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 42,1% tăng 0,7 % so với năm 2015. Quận có Cụm công nghiệp vừa và nhỏ tại Bắc Từ Liêm với diện tích 28,5ha và hiện có 36 doanh nghiệp (12 DN sản xuất hàng tiêu dùng, 16 DN sản xuất hàng cơ khí, 01 DN sản xuất VLXD, 01 DN sản xuất hàng dệt may, 6 DN sản xuất khác). Đây là một phần của cụm công nghiệp với 65ha nằm trên địa bàn cả hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm. Tổng số lao động trong 36 doanh nghiệp khoảng 1.300 người.

Năm 2016, cơ cấu GTSX của các ngành công nghiệp: Ngành khai khoáng: 1,7%; Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: 92,6%; Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng: 5%; Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải: 0,8%. Nhóm ngành công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng cao nhất và tập trung chủ yếu ở các ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại, hóa chất và sản phẩm từ hóa chất, chế biến thực phẩm và đồ uống …

Năm 2016, tốc độ tăng giá trị sản xuất chung trên địa bàn quận ước tăng 16,2%, đạt 100% kế hoạch, trong đó, giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ tăng 18,1%, đạt 100% kế hoạch; ngành công nghiệp xây dựng tăng 13,9%, đạt 100% kế hoạch quận giao; ngành nông nghiệp giảm 0,1%.

* Khu vực kinh tế thương mại- dịch vụ

Lĩnh vực thương mại - dịch vụ (chiếm tỷ trọng 58,3%) đang phát triển mạnh dựa trên xu hướng phát triển đô thị hiện đại, có tiềm năng, có điều kiện thực tiễn và đang hình thành một số ngành dịch vụ chất lượng cao như: Văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, khách sạn- nhà hàng, thể thao- giải trí, giáo dục, y tế, viễn thông…Tốc độ tăng trưởng GTSX thương mại- dịch vụ năm 2015 đạt 13.695 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2015.

Dịch vụ bưu chính viễn thông, thông tin là ngành dịch vụ đóng góp đến khoảng 30% trong cơ cấu ngành thương mại dịch vụ của quận năm 2016, tập trung chủ yếu ở khu vực Mỹ Đình, Mễ Trì. Trong những năm tới, ngành dịch vụ này sẽ tiếp tục phát huy và góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế quận.

Ngành bán buôn, bán lẻ với cơ cấu chiếm 14,8% trong tổng giá trị sản xuất TMDV, là ngành có tăng trưởng ổn định 18%/năm. Trong những năm tới 2017, sẽ là ngành có xu hướng phát triển.

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Diện tích nông nghiệp quận ngày càng thu hẹp, giá trị sản xuất ngày càng giảm. Năm 2014, tổng diện tích đất canh tác sản xuất nông nghiệp là 993,60 ha, thực tế diện tích sản xuất khoảng 593,9 ha, giá trị sản xuất nông nghiệp tiếp tục giảm 2% so với năm 2014; giá trị sản xuất bình quân/ ha đất nông nghiệp đạt 125,6 triệu đồng

- Trồng trọt: Ngành trồng trọt của quận hiện nay tập trung chủ yếu vào một số loại cây: Lúa, cam Canh, bưởi Diễn, hoa đào.

+ Lúa: Hiện nay, diện tích đất trồng lúa trên địa bàn quận là 181 ha vẫn còn duy trì sản xuất. Tập trung ở Tây Mỗ, Đại Mỗ.

+ Cam Canh, bưởi Diễn ở Xuân Phương, Phương Canh là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Toàn quận có khoảng 95,5 ha. Giá trị kinh tế cam canh, bưởi diễn khoảng 120 triệu đồng/ha.

Với những nỗ lực trong công tác quản lý, thu ngân sách trên địa bàn quận năm 2016 đạt 3.700 tỷ đồng, đạt 144% dự toán giao đầu năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Năm 2016, Giá trị sản xuất nông nghiệp trên ha đất nông nghiệp ước đạt 129 triệu đồng/ha, đạt 100% so với kế hoạch để ra.

4.1.2.2. Về thực trạng xã hội

a. Dân số và lao động * Dân số

Theo số liệu của phòng thống kê quận Nam Từ Liêm đến 31/12/2016, dân số quận là 220,101 người. Mật độ dân số là 6.944 người/km2.

* Lao động và đời sống xã hội

Quận Nam Từ Liêm có nguồn lao động dồi dào chủ yếu là lao động nông nghiệp, tổng số lao động được giải quyết việc làm trong năm nay là 3.972 người.

Hàng năm, quận Nam Từ Liêm mất đi một lượng lớn lao động có trình độ, đặc biệt lao động có trình độ cao đẳng và đại học do định cư và tập trung lao động tại các quận nội thành của thành phố Hà Nội. Thu nhập đã tăng hơn nhiều so với các năm trước. Nhìn chung đời sống vật chất và tinh thần của người dân đang từng bước được cải thiện góp phần vào sự phát triển chung của thành phố.

b. Công tác văn hoá – thể thao

Công tác thông tin, tuyên truyền được thực hiện rộng khắp, với nhiều nội dung và hình thức tuyên truyền phong phú, thiết thực, đóng vai trò quan trọng hoàn thành các nhiệm vụ chính trị quận, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần chuyển biến mạnh mẽ ý thức pháp luật của người dân.

Các hoạt động văn hoá, văn nghệ quần chúng tại cơ sở thường xuyên được đẩy mạnh và nâng cao chất lượng. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tiếp tục được thực hiện hiệu quả. Năm 2016, tỷ lệ hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hoá” đạt 882,2% và tỷ lệ dân phố đăng ký tổ dân phố văn hoá đạt 89,3%.

Các hoạt động lễ hội trên địa bàn được duy trì tổ chức hằng năm theo đúng các lễ nghi truyền thống đảm bảo an toàn, tiết kiệm. Hiện 105 di tích, công trình văn hoá bao gồm 43 di tích đã được xếp hạng và 62 di tích chưa được xếp hạng.

Do việc chia tách địa giới hành chính , thiết chế văn hoá cấp quận và phường còn thiếu: chưa có trung tâm văn hoá TDTT cấp quận; 9/10 phường chưa có Trung tâm văn hoá thể thao (có 01 Phương Canh có trung tâm VHTT). Toàn Quận 54 nhà văn hoá của tổ dân phố /84 tổ dân phố (phường Tây Mỗ và Đại Mỗ đảm bảo 100% các tổ dân phố có nhà văn hoá. Năm 2016, quận đang triển khai xây dựng đề án 04-ĐA/TU về chia tách các tổ dân phố hiện tại thành 123 tổ dân phố.

Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện than thể theo tấm giương Bác Hồ vĩ đại” tiếp tục được vận động và triển khai rộng rãi trên địa bàn, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, tỉ lệ người tham gia luyện tập TDTT thường xuyên năm 2016 đạt 35,5%, tỷ lệ gia đình thể thao năm 2016 đạt 27,5%. Các phong trào thể thao được chú trọng phát triển, cả về thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao.

c. Công tác giáo dục

Chất lượng giáo dục được quan tâm đầu tư phát triển đồng đểu trong cả hệ thống công lập và ngoài công lập. Đến nay, hệ thống các trường học trên địa bàn quận là 64 trường học (mầm non, tiểu học, THCS) thuộc quận quản lý, trong đó số trường công lập chiếm 43,75 % (28 trường) và ngoài công lập chiếm 56,25% (36 trường). Tổng số trường học phổ thông được công nhận đạt chuẩn quốc gia 25 trường (17 trường công lập, 3 trường ngoài công lập và 3 trường THPT). Tỷ lệ trường công lập do quận quản lý đạt chuẩn quốc gia đạt 68% (19/28 trường). Điểm đặc biệt của quận là sự phát triển nhanh và chất lượng giáo dục ngoài công lập, đây là một lợi thế riêng có của quận.

Tổng số học sinh có mặt đầu năm (mầm non, tiếu học và THCS) là 44.922 học sinh trong đó công lập là 25.599 học sinh, chiếm 57%. Tỷ lệ học sinh 2 buổi/ ngày (tiểu học) đạt 100%; Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học (lớp 5) đạt 100%; Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ ngày (THCS) đạt 82,52%; Tỷ lệ kết quả xét tốt nghiệp THCS đạt 100%; Tỷ lệ phổ cập THPT trong độ tuổi đạt 98,5%. Do tăng dân số cơ học cao nên số lượng học sinh trên địa bàn cũng gia tăng.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được tăng cường và củng cố hằng năm, đảm bảo yêu cầu về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn trở lên về trình độ đào tạo. Hiện nay có tổng số 4.255 giáo viên các cấp, trong đó hệ thống trường công lập là 1.662 giáo viên (chiếm 39%). 100% giáo viên đạt chuẩn trong đó 67% đạt trên chuẩn. 29 trường có thư viện đạt chuẩn trở lên( tỷ lệ 94%). 100% các trường THPT có từ 1 đến 4 phòng máy và 5 máy vi tính ở phòng thư viện. 100% các trường tiểu học, THCS có trang điện tử và nhiều thiết bị hiện đại khác như: máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể. 100% nhà cao tầng; 100% trường học có đủ thiết bị chiếu sáng học đường , đủ công trình vệ sinh tự hoại.

d. Công tác y tế- dân số kế hoạch hóa gia đình

Công tác y tế , chăm sóc sức khoẻ nhân dân tiếp tục được đảm bảo và thực hiện tốt. Công tác phòng chống dịch , đặc biệt là dịch sởi, dịch nhóm A được triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao. Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi vượt chỉ tiêu thành phố giao (98,5% đối với trẻ dưới 2 tuổi); 96,6% đối với trẻ dưới 10 tuổi). Duy trì khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tường BHYT. Triển khai hiệu quả kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ( tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng toàn quận giảm 8,2%).

Công tác dân số - KHHGĐ tiếp tục được quan tâm thực hiện. Tỷ suất sinh thô năm 2016 là 16% giảm 0.13% so với năm 2014; Tỷ lệ sinh con thứ 3 là 3,52%, giảm 0,08% so với năm 2015. Tỷ lệ sang lọc trước sinh đạt 70%, tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 45%.

Duy trì 100% các trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; trung tâm y tế quận đạt tiêu chí trung tâm y tế cấp quận/ huyện. Quận đã duy trì, đảm bảo hoạt động y tế tại các cơ quan, trường học với tổng số 109 cán bộ y tế (35 cán bộ y tế cơ quan và 74 cán bộ y tế trường học). Chỉ tiêu bác sỹ/ vạn dân hiện đạt 14,6 bác sỹ/ 1vạn dân.

e. Công tác an ninh xã hội

Tăng cường dậy nghề, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Thực hiện hỗ trợ tạo việc làm cho 3.715 người lao động, tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động là 73% trong đó, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 59,8%. Cơ cấu lao động: TM- DV chiếm 68%; CN- TTCN chiếm 26%; NN chiếm 6%.

Duy trì, giải quyết thực hiện tốc các chính sách đối với các chính sách đối với người có công với cách mạng. Cấp 2.143 thẻ BHYT cho các đối tượng: người có công, cựu chiến binh,. Thực hiện tốt các chính sách đối với người nghèo, đối với chính sách. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá công tác chăm sóc người có công; tập huấn, tuyên truyền pháp lệnh ưu đãi người có công sửa đổi; Tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tăng quà nhân ngày thương binh liệt sỹ 27/07, ngày quốc khánh 02/09 và tết cổ truyền... Thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, cập nhật dữ liệu quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo. Toàn quận có 560 hộ nghèo và 372 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 1,39% . Năm 2016 giảm 110 hộ nghèo, hỗ trợ thẻ BHYT cho 1.100 người nghèo và 910 hộ cận nghèo, cấp thẻ BHYT năm 2016 cho đối tương bảo trợ xã hội, người cao tuổi là 1.494 thẻ.

Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em và thực hiện bình đẳng giới: tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2016, chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012- 2020. Quan tâm chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em ngheo, trẻ em khuyết tật. Triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức tháng hành động vì trẻ em, các ngày lễ, tết thiếu nhi 01/06, tết trung thu… Tổ chức thăm hỏi và tặng quà trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật của các phường trên địa bàn và con hội viện hội người khuyết tật, Hội người mù của quận nhân các dịp lễ, tết.

Việc cung cấp điện trên địa bàn quận thường xuyên duy trì bảo đảm an toàn, ổn định, liên tục cho các mục đích sử dụng điện trên địa bàn, đặt biệt là đảm bảo điện phục vụ sản xuất và phục vụ các ngày lễ quan trọng của đất nước và thành phố. Tuy nhiên, xét theo tiêu chí đô thị thì hầu hết khu vực dân cư trên địa bàn quận chưa có mạng lưới đèn chiếu sáng tại các ngõ, hẻm.

Về cung cấp nước sạch: đã rà soát, tổng hợp báo cáo UBND thành phố chỉ đạo các công ty nước sạch đầu tư hệ thống cấp nước sạch phục vụ nhân dân phường Đại Mỗ, Tây Mỗ, Phương Canh, Xuân Phương chủ động cấp nước sạch cho các hộ dân khu tái định cư 3,6 ha Xuân Phương bằng xe téc chở nước sạch. Đưa tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch đạt 100% kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)