Dự án 2: Tình người trong cuộc sống hôm nay

Một phần của tài liệu SKKN sử DỤNG PHƢƠNG PHÁP dạy học dự án TRONG dạy văn XUÔI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP ở CHƢƠNG TRÌNH NGỮ văn lớp 1 (Trang 33 - 44)

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3. Giải quyết vấn đề

3.2.4. Thiết kế và vận dụng một số dự án trong dạy học văn xuôi kháng chiến

3.2.4.2. Dự án 2: Tình người trong cuộc sống hôm nay

A. TỔNG QUAN DỰ ÁN

Tình người chính là mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa người với người, là sự yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn, hoạn nạn. Đây là một tình cảm đáng quý, đáng trân trọng, cần thiết ở bất kì xã hội nào. Có người đã ví tình người trong cuộc sống cũng giống như nước đối với cây cối, không có nước cây cối sẽ héo rũ, không có tình người nhân loại sẽ diệt vong. Những trang văn “Vợ nhặt” đã gấp lại nhưng tình người mà nhà văn Kim Lân viết lên còn mãi. Nhà văn đặt nhân vật của mình vào tình huống thử thách, con người đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết trong nạn đói năm 1945, chính trong hoàn cảnh ấy bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ vẫn luôn tỏa sáng, vẫn hướng về sự sống, khao khát tổ ấm gia đình và yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Ngày nay, tình người ấy vẫn đang được phát huy, nhân rộng trong cuộc sống hiện đại bằng những việc làm tử tế mỗi ngày.

1. Mục tiêu dự án

a. Về kiến thức:

+ Học sinh nhận thức được giá trị, ý nghĩa của việc làm tử tế mỗi ngày, những việc làm, hành động nhỏ mỗi ngày sẽ góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tính cách, hình thành những phẩm chất đáng quý đó là tình người, tình yêu thương trong mỗi người.

+ Học sinh có thêm nhiều kiến thức về các vấn đề thời sự, chính trị xã hội, giúp làm tốt bài văn nghị luận xã hội.

b. Kĩ năng:

- Thu thập, xử lí thông tin

- Giao tiếp và thuyết trình, báo cáo trước đám đông , kĩ năng làm việc nhóm; kĩ năng phỏng vấn; kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, thảo luận, tranh biện...Góp phần rèn luyện kĩ năng sống cho HS: hợp tác, giao tiếp khéo léo, làm việc khoa học, điều hành tập thể...

- Kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội c. Thái độ, phẩm chất

29 - HS say mê, hứng thú trong học tập; HS quan tâm đến các vấn đề xã hội, có được những nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của tình người trong cuộc sống, biết sống yêu thương, đồng cảm và chia sẻ, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

d. Năng lực hướng đến

Dự án nhằm giúp học sinh phát triển các năng lực sau: - Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực hợp tác nhóm 2. Người thực hiện

- Giáo viên hướng dẫn: có thể 1 giáo viên hoặc nhóm giáo viên

- Học sinh thực hiện: áp dụng với tất cả các lớp 12 hoặc áp dụng tùy lớp và có sự điều chỉnh theo đối tượng.

3. Thời gian thực hiện: 2 tuần

B. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN 1. Lí do hình thành dự án

Ngày nay, cuộc sống hiện đại khiến con người dễ biến thành người khác, sự phát triển của văn minh vật chất đưa tới nguy cơ tha hóa con người, con người sống thực dụng, sống theo hình thức, sống vội, sống nhanh, sống theo bề rộng mà bỏ qua chiều sâu, không bồi đắp, tu dưỡng những giá trị tinh thần. Hiểu được điều đó mỗi học sinh cần bồi đắp nuôi dưỡng tình người, tình yêu thương qua việc làm tử tế mỗi ngày. Hãy cùng dự án: “Tình người trong cuộc sống hôm nay”, vấn đề gần gũi gắn liền với cuộc sống mỗi người, đặc biệt là học sinh THPT lứa tuổi đang ở ngưỡng cửa bắt đầu cuộc đời với nhiều sự lựa chọn, thông qua việc tìm hiểu những việc làm tử tế mỗi ngày.

Qua đó để giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh, góp phần hình thành phẩm chất và năng lực phù hợp với mục tiêu quan trọng của giáo dục ngôn ngữ và văn học là bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng và hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Đồng thời qua dự án, HS có cơ hội thực hành kĩ năng nói và nghe tương tác; trong quá trình thực hiện dự án, HS có cơ hội phát triển NL giao tiếp và hợp tác.

Dự án phù hợp với dạy viết, nói và nghe để phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; thông qua đó phát triển các NL chung và NL đặc thù cho HS.

2. Nhiệm vụ của dự án

Đây là nhiệm vụ mang tính tổng hợp, HS thực hiện dự án học tập theo nhóm, tạo ra sản phẩm học tập cuối cùng là VB viết và các VB đa phương thức (dạng bài trình chiếu có hình ảnh, âm thanh)

30 - Nhóm 1,2,3: Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân)

- Nhóm 1: Tình người trong đợt dịch Covid 19 vừa qua ở địa phương - Nhóm 2: Tình người trong đời sống qua việc làm tử tế mỗi ngày

- Nhóm 3: Một số hành động, việc làm thiếu tình người đang diễn ra ở địa phương.

3. Điều kiện thực hiện dự án

- Nguời phối hợp: phối hợp với giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh

- Thiết bị, cơ sở vật chất: máy chiếu, máy tính, máy ảnh, điện thoại có quay phim chụp ảnh, các vật dụng cần thiết khác.

- Tài chính: sổ ghi chép, giấy A0, bút màu để vẽ ... nên kinh phí ít. Dự án học tập này không đòi hỏi kinh phí tài chính nên phù hợp cho việc triển khai ở các địa phương, nhà trường với nhiều điều kiện thực tế khác nhau.

4. Hồ sơ bài dạy

a. Bộ câu hỏi định hƣớng

* Câu hỏi khái quát: Tình người có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? * Câu hỏi bài học:

- Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Tràng toát lên vẻ đẹp của tình người như thế nào trong văn bản?

- Vai trò, ý nghĩa của tình người trong cuộc sống? - Những biểu hiện của tình người trong cuộc sống?

- Những hành động, việc làm tử tế mỗi ngày để nuôi dưỡng tình người trong mỗi chúng ta?

* Câu hỏi dẫn dắt

Câu hỏi dẫn dắt Nhiệm vụ Tìm từ khóa

- Nhân vật Tràng được đặt trong hoàn cảnh như thế nào?

- Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Tràng toát lên vẻ đẹp của tình người như thế nào trong văn bản?

- Diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng? Nhóm 1,2,3: Tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân) Vẻ đẹp tâm hồn Nhân vật Tràng

31 - Tình hình dịch Covid 19, cách

phòng chống dịch covid 19 ở địa phương như thế nào?

- Những việc làm tử tế, có ý nghĩa của các tổ chức, cá nhân trong đợt dịch Covid 19 vừa qua ở địa phương?

Nhóm1:

Tình người trong đợt dịch Covid 19 vừa qua ở địa phương

Tình người Dịch Covid 19 Việc tử tế, ý nghĩa

-Những biểu hiện của tình người trong cuộc sống?

- Những việc làm tử tế, có ý nghĩa mỗi ngày góp phần nuôi dưỡng tình yêu thương, tình người?

- Những tấm gương người tốt, việc tốt ở địa phương

Nhóm 2:

Tình người trong đời sống qua việc làm tử tế mỗi ngày

Biểu hiện của tình người

Việc tử tế mỗi ngày Người tốt, việc tốt

- Một số hành động, việc làm đáng phê phán của một số bộ phận ở địa phương? - Những bài học nhận thức và hành động? Nhóm 3: Một số hành động, việc làm thiếu tình người đang diễn ra ở địa phương. Hành động, việc làm thiếu tình người Nhận thức và hành động b. Dự kiến sản phẩm

Nhóm Nhiệm vụ Sản phẩm dự kiến Sản phẩm chung của nhóm Nhóm 1,2,3 (Nhiệm vụ chung) Tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân)

Sơ đồ tư duy Bài thuyết trình Bài trình chiếu Powerpoint

Báo cáo powerpoint Sơ đồ tư duy

Bài thuyết trình

Hình ảnh, video về những việc làm ý

32 Nhóm 1

Tình người trong đợt dịch Covid 19 vừa qua ở địa phương

Ghi chép, báo cáo, video, tư liệu, phóng sự

nghĩa, lan tỏa yêu thương và bản thân HS trải nghiệm

Nhóm 2

Tình người trong đời sống qua việc làm tử tế mỗi ngày Video, hình ảnh, những tấm gương người tốt, việc tốt Nhóm 3 Một số hành động, việc làm thiếu tình người đang diễn ra ở địa phương.

Ghi chép, báo cáo, hình ảnh

d. Công cụ đánh giá (phụ lục) Tiêu chí đánh giá sản phẩm; Kiểm tra viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội; Phiếu điều tra năng lực

5. Tổ chức thực hiện

a. Giai đoạn 1: Triển khai dự án (thực hiện trong 1 tiết – 45 phút)

Bước 1: Chọn đề tài và xác định mục tiêu của dự án (20 phút)

GV nêu tình huống triển khai, sau đó cho HS nghiên cứu và lựa chọn các đề tài thuộc tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân) xoay quanh các vấn đề liên quan đến tình người, tình yêu thương, khao khát tổ ấm, hạnh phúc. Những vấn đề gần gũi, gắn với tư tưởng, tình cảm của mỗi người đặc biệt là với học sinh THPT.

HS thống nhất lựa chọn dự án “Tình người trong cuộc sống hôm nay”. Với các nhiệm vụ:

- Nhóm 1,2,3: Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt”(Kim Lân)

- Nhóm 1: Tình người trong đợt dịch Covid 19 vừa qua ở địa phương - Nhóm 2: Tình người trong đời sống qua việc làm tử tế mỗi ngày

- Nhóm 3: Một số hành động, việc làm thiếu tình người đang diễn ra ở địa phương.

33

Bước 2: Xây dựng đề cương và kế hoạch thực hiện dự án (25 phút)

Sau khi chọn dự án, thành lập các nhóm, cần tổ chức cho nhóm HS thảo luận: Lập kế hoạch thực hiện dự án: Mỗi nhóm chia ra các tốp thành viên, mỗi nhóm phân công thành viên thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch ghi trong bản “Kế hoạch dự án”

GV theo dõi, góp ý và tư vấn cho các nhóm HS xây dựng được kế hoạch thực hiện dự án đã chọn, chú ý đến tính khả thi và tính hiệu quả của các nội dung và phương án đề xuất. Yêu cầu các nhóm nộp bảng kế hoạch thực hiện này.

b. Giai đoạn 2: Thực hiện dự án (2 tuần)

Bước 3: Thực hiện dự án

GV HS

- GV thường xuyên theo dõi tiến độ công việc của nhóm và điều chỉnh nếu cần

- Trong quá trình theo dõi thực hiện dự án, GV cần kiểm tra và đánh giá tính khả thi của các phương án đề xuất trước khi HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS hoạt động cá nhân, nhóm theo kế hoạch và báo cáo định kì với GV kết quả từng giai đoạn. Các nhóm tập trung và thực hiện nhiệm vụ ở nhà hoặc tranh thủ giờ ra chơi ở lớp. - Các nhóm làm nhật ký hoạt động và gửi báo cáo cho giáo viên. Thường xuyên trao đổi thông tin qua facebook, zalo... HS các nhóm báo cáo, trao đổi, thảo luận về bài học, sản phẩm.

c. Giai đoạn 3: Kết thúc dự án

34

* Thu thập kết quả

Nhóm- nhiệm vụ Kết quả hoạt động

- Nhóm 1,2,3: (Nhiệm vụ chung) Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt”(Kim Lân) - Nhân vật Tràng dù có cảnh ngộ đáng thương: là một thanh niên ngụ cư xấu xí, nghèo khổ, cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn, vất vả, bấp bênh, làm nghề kéo xe bò thuê nhưng lại có phẩm chất đẹp đẽ, vẻ đẹp của tình người, tình yêu thương.

Tràng là một người có khát vọng hạnh phúc, khao khát gia đình mãnh liệt:

* Trong cuộc gặp gỡ nên duyên vợ chồng với người đàn bà xa lạ, Tràng thích thú, vui vẻ, hào phóng và đầy phong tình…Tràng chấp nhận liều lĩnh để có được hạnh phúc. Khi thấy người đàn bà theo mình về thật, lúc đầu Tràng cũng lo sợ thật, chợn nghĩ “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Điều đó có nghĩa Tràng cũng hiểu rằng trong hoàn cảnh lúc này lấy vợ là đèo bòng thêm một miệng ăn, là san sẻ cơ may sống sót của mình cho người đàn bà xa lạ vừa mới quen.

* Hình ảnh Tràng đưa vợ về nhà gợi cho người đọc một niềm thương xót bởi chưa có một đám rước dâu nào đơn giản, tuềnh toàng đến thê thảm như thế. Nhưng với Tràng niềm hạnh phúc khiến Tràng quên đi tất cả, quên cả những ngày tăm tối, quên hiện tại nghèo túng, đói khát, quên cả tương lai mông lung phía trước. Trong lòng Tràng chỉ còn niềm hạnh phúc và tình nghĩa của hắn với người đàn bà. * Trong buổi sáng đầu tiên có vợ: tâm trạng Tràng lâng lâng hạnh phúc, ngạc nhiên và cảm động trước diện mạo mới của ngôi nhà, khu vườn, trước cảnh bình dị mà ấm áp. Tình cảm thương yêu, gắn bó với ngôi nhà, với gia đình đang trỗi dậy trong Tràng, ngôi nhà thực sự trở thành tổ ấm chứ không chỉ là nơi trú ngụ bởi ở đây hắn đã có một gia đình. Tràng phấn chấn cảm nhận trọn vẹn ý nghĩa cuộc sống, đó là niềm vui của một người đàn ông khi có vợ, khi đã tìm được hạnh phúc của mình; đó là niềm vui khi nghĩ về tương lai đẹp đẽ.Tràng ý thức sâu sắc về bổn phận và trách nhiệm… giữa những ngày tháng đói khát và tăm tối ấy, Tràng và những người lao động nghèo vẫn không ngừng nuôi hi vọng về tương lai.

* Trong bữa cơm ngày đói: Tràng ngoan ngoãn nghe lời, không khí vui vẻ, niềm hi vọng, tinh thần lạc quan khi nghĩ

35 về tương lai của mẹ con Tràng. Nhưng khi Tràng đón bát cháo cám mặt chun ngay lại bởi miếng cám đắng chát và nghẹn ứ trong cổ. Bữa cơm từ đó không ai nói với ai câu nào, một nỗi tủi hờn len vào tâm trí Tràng, bà cụ Tứ và người vợ. Bữa cơm đã kết thúc nhưng Tràng vẫn ngồi đó, bởi qua cuộc trò chuyện với người vợ, Tràng trăn trở, day dứt, trong óc Tràng vẫn phấp phới hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người kéo nhau đi trên đê Sộp.

Nhân vật Tràng là hình ảnh tiêu biểu cho số phận những người nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám 1945, những người lao động vốn dĩ đã nghèo khổ, cơ cực bị cái đói dồn đuổi đến đường cùng. Tràng cũng là hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn, sức sống kì diệu của những người lao động nghèo khổ trong cảnh ngộ khốn cùng vẫn khao khát hạnh phúc, tổ ấm gia đình, vẫn hướng về tương lai để vui và hi vọng, mơ ước.

- Qua hình tượng nhân vật Tràng thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Khẳng định tài năng của nhà văn Kim Lân.

Nhóm 1: Tình người trong đợt dịch Covid 19 vừa qua ở địa phương

- Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống cực kỳ quý báu là đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong những lúc khó khăn, thiên tai, dịch bệnh thì tinh thần ấy được nhân lên gấp bội. Riêng trong đợt phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua, tình yêu thương con người được lan tỏa qua những hành động và việc làm rất cụ thể, rất nhân văn trên tất cả 10 phường xã thuộc thị xã Hoàng Mai.

- Mỗi người dân đều chung tay đẩy lùi dịch bệnh sẵn sàng giúp đỡ nhau: như chia sẻ từng bao gạo từng bịch khẩu trang...

- Từng hộp cơm nóng hổi được mọi người chung tay nấu cho những người đang phải cách ly tại Quỳnh Liên, Quỳnh Xuân…

- Các phường trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, lực lượng thanh niên đã giúp bà con gặt lúa khi đang thực hiện nghiêm túc chỉ thị 16.

- Không chỉ vậy, tình người đã ngời sáng hơn bằng những lá đơn tình nguyện của bao người, đặc biệt là các bác sĩ, y tá, điều dưỡng của bệnh viện Da liễu trung ương Quỳnh lập, Trung tâm y tế Hoàng Mai… đã sẵn sàng lao vào nơi hiểm nguy của tâm dịch để chia khó, san sẻ hiểm nguy với

36 bà con vùng dịch, với các lực lượng đang làm nhiệm vụ chống dịch ở Sài Gòn, Biên Hòa…

Những tấm lòng và tình người trên đây chỉ là một phần trong tình yêu thương bao la của dân ta đóng góp vào công

Một phần của tài liệu SKKN sử DỤNG PHƢƠNG PHÁP dạy học dự án TRONG dạy văn XUÔI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP ở CHƢƠNG TRÌNH NGỮ văn lớp 1 (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)