PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4. Thực nghiệm sƣ phạm
4.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường phổ thông nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phương pháp DHDA dạy học phần văn xuôi kháng chiến chống Pháp ở Ngữ văn lớp 12. Với việc thực hiện các sản phẩm học tập bằng các hoạt động cụ thể liên quan đến đọc, viết, nói và nghe, HS sẽ có cơ hội hình thành và phát triển NL ngôn ngữ và NL văn học.
4.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm
Dùng 2 dự án đã thiết kế để dạy học sinh giúp HS hiểu sâu sắc kiến thức và thấy được mối quan hệ giữa kiến thức văn học với cuộc sống và từ đó phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo; đồng thời giáo dục tư tưởng đạo đức, bồi dưỡng tình yêu thương cho HS THPT.
4.3. Đối tƣợng thực nghiệm
Tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm lớp 12A4 trường THPT Hoàng Mai 2. Đặc điểm của lớp 12A4
- Có sĩ số 40 HS gồm 28 nữ và 12 nam; Lực học của các em khá đồng đều - Kết quả khảo sát môn Ngữ văn đầu năm: Khá – giỏi: 18 em; Trung bình: 22 em.
4.4. Tiến hành thực nghiệm 4.4.1. Chuẩn bị cho TNSP 4.4.1. Chuẩn bị cho TNSP
- Điều tra cơ bản về cơ sở vật chất của nhà trường, trình độ và kỹ năng học tập, khả năng sử dụng máy tính của HS.
- Xây dựng tiến trình dạy học theo dự án, chú trọng đến bộ câu hỏi định hướng và các tình huống thảo luận dẫn dắt vấn đề.
- Xây dựng các biểu mẫu như kế hoạch dự án, phân công nhiệm vụ, phiếu thăm dò, tiêu chí đánh giá sản phẩm cũng như các năng lực, kĩ năng…
- Chuẩn bị bài kiểm tra.
40
4.4.2. Phƣơng pháp thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành theo các phương pháp sau:
- Tiến hành TN theo các kế hoạch bài dạy dự án đã xây dựng, áp dụng với lớp 12A4, trường THPT Hoàng Mai 2.
- Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra thường xuyên sau mỗi dự án. Mỗi HS sẽ làm 2 bài kiểm tra viết dạng bài nghị luận xã hội về vấn đề rút ra từ tác phẩm văn học
- Lập bảng thống kê kết quả phân loại học tập. Tổng kết, đánh giá chung cho quá trình thực hiện dự án.
4.5. Kết quả thực nghiệm 4.5.1. Kết quả các bài kiểm tra
Kết quả các bài kiểm tra
Điểm trug bình Khá - Giỏi Trung bình Yếu Kiểm tra trước thực nghiệm 18 22 0 Kiểm tra sau thực nghiệm 30 10 0
41 Nhìn vào kết quả học tập của HS sau khi thực hiện đề tài, so sánh với kết quả phân loại đầu năm của lớp 12A4 nhận thấy:
Số học sinh đạt điểm trung bình giảm xuống, học sinh đạt điểm khá – giỏi tăng lên, chất lượng có tăng lên rõ rệt. Và các em không chỉ có điểm số tăng lên mà ý thức của bản thân trong mỗi hành động thường ngày cũng có sự thay đổi nhiều.
Trong quá trình thực nghiệm, việc vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao được HS tiếp thu rất sôi nổi, hứng thú chủ động nghiên cứu, tự tìm kiếm lĩnh hội kiến thức mới. Các kiến thức liên hệ thực tiễn đã kích thích được tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh, gắn việc "học đi đôi với hành". Khi tiến hành thực nghiệm, HS rất tích cực tham gia thảo luận giữa các nhóm, giữa các cá nhân để có kết quả chính xác nhất. HS không chỉ phát triển kĩ năng tự học, mà còn chủ động tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu khác từ báo chí, internet, qua việc thực hiện nhiệm vụ học tập. Nhờ cùng nhau thảo luận, cùng nhau làm việc mà giúp HS phát triển được các NL như NL giao tiếp, giải quyết tình huống, ý thức với tập thể và ý thức với cuộc sống của bản thân. HS được trình bày báo cáo, trao đổi trực tiếp với nhau, tạo thuận lợi để phát triển năng lực giao tiếp, từ đó giúp HS cảm thấy tự tin hơn với bản thân trước tập thể và tạo niềm thích thú, yêu thích bộ môn, từ đó góp phần làm tăng độ bền kiến thức cho HS.
42
PHẦN 3. PHẦN KẾT LUẬN I. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
1. Tính khoa học
Nội dung của đề tài được trình bày khoa học, các luận điểm rõ ràng chính xác, cách lập luận thuyết phục. Hệ thống lí thuyết đúng đắn.
2. Tính mới
Đề tài có những điểm mới sau:
- Sau khi nghiên cứu về lý luận và tiến hành thực nghiệm sư phạm phương pháp dạy học dự án đưa tác phẩm văn học gắn với thực tiễn cuộc sống, với một số vấn đề cụ thể khi dạy văn xuôi kháng chiến chống Pháp ở Ngữ văn lớp 12: Phát triển khả năng tư duy, khả năng tìm tòi sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học vào một vấn đề thực tiễn, từ những nội dung văn học hướng đến những phẩm chất, tư tưởng đạo đức cho học sinh. Đã tạo môi trường thuận lợi cho HS rèn luyện và phát triển toàn diện bởi ngoài tiết học HS còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa, chủ đề liên quan đến bài học. Bên cạnh đó, qua bài học giúp HS rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thuyết trình trước đám đông, kĩ năng tạo lập văn bản, hướng đến hoàn thiện các kĩ năng Đọc –Viết – Nói – Nghe. Các em nhận thức được những kiến thức Ngữ văn gần gũi với cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đồng thời giúp các em có thêm nhận thức đúng đắn về các vấn đề thời sự, những vấn đề mà xã hội đang quan tâm, từ đó các em ngày càng hoàn thiện nhân cách.
- Thiết kế, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, các tiết học tự chọn để thực hiện các dự án trong dạy học Ngữ văn theo phương pháp đổi mới, hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã tạo cho học sinh nhu cầu nhận thức, ham muốn tìm hiểu, tự lực tham gia các hoạt động học tập, có điều kiện tranh luận, bảo vệ ý kiến của mình. Giáo viên với vai trò là người tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn, qua đó học sinh có thể tự khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài học.
3. Tính thực tiễn
Đề tài có thể vận dụng để dạy và học không chỉ ở các văn bản nhật dụng mà lựa chọn nội dung phù hợp với dự án ở các tác phẩm văn học trong chương trình THPT. Mỗi tác phẩm văn học đều hướng đến giá trị Chân, Thiện, Mĩ, vì vậy dạy học Ngữ văn kết hợp với những vấn đề thực tiễn, gần gũi, gắn bó với cuộc sống của các em là phù hợp, đúng đắn. Đồng thời nó góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.
Sau khi áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài, học sinh không chỉ có kiến thức văn học, hứng thú với bài học, tác động đến tư tưởng tình cảm, các em có ý thức hơn, thể hiện tinh thần đoàn kết, tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong mọi việc tốt hơn. Từ lời nói, cách ứng xử, hành động của các em, đặc biệt là những em còn chưa ngoan nay đã có sự chuyển biến tích cực.
43
4. Một số kinh nghiệm rút ra 4.1. Đối với giáo viên
Việc dạy học Ngữ văn không chỉ giúp học sinh có những kiến thức đúng đắn về văn học, hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà còn phải tạo cho học sinh những kỹ năng mềm, phải giáo dục tư tưởng đạo đức, phải đưa những vấn đề trong tác phẩm gắn liền với thực tiễn cuộc sống, để học sinh cảm nhận văn học không còn hàn lâm, sách vở mà gần gũi, gắn với cuộc sống. Từ đó giúp học sinh ngày càng hoàn thiện nhân cách, sống có ý nghĩa, trở thành những con người có ích cho xã hội.
4.2. Đối với học sinh
Thông qua việc nắm vững kiến thức văn bản văn học, những giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật mà văn bản mang lại, cần không ngừng học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức qua những hành động, việc làm cụ thể trong đời sống hằng ngày.