Giải pháp 1: Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu SKKN GIÁO DỤC KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG VÀ KIỂM SOÁT CẢM XÚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH-NGHI LỘC-NGHỆ AN (Trang 28 - 41)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÁO DỤC KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG

2.1. Giải pháp 1: Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp

Cho học sinh tìm hiểu: Tình huống gây căng thẳng, biểu hiện cảm xúc và cơ thể trong tình huống căng thẳng

Nội dung - Hướng dẫn tổ chức hoạt động

Hoat động 1. Nhận biết căng thẳng và hậu quả không kiểm soát được cảm xúc

Mục tiêu

Học sinh nhận thức được căng thẳng là tất yếu trong cuộc sống và có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất của con người. Mỗi người cần nhận biết được nguyên nhân gây ra căng thẳng để có biện pháp khắc phục.

Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- Chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm 10 – 12 HS. Giao mỗi nhóm đọc 1 trong các câu chuyện trong phiếu bài tập số 1 kết hợp với suy nghĩ về những trải nghiệm của bản thân để trả lời các câu hỏi sau (trong 10 phút) :

Phiếu bài tập số 1

1.1 : Trong thời gian ôn thi vào cấp III, bạn An thấy rất căng thẳng và mệt mỏi. Khi đó bài vở của em rất nhiều, ngày nào cũng phải đến trường từ 7 giờ đến 11 giờ trưa mới được về. Rồi về nhà bố mẹ phải bắt em học đến 10 giờ tối mới cho em đi ngủ. Quá trình này diễn ra suốt 3 tháng và trong 3 tháng đó mọi đam mê của em như đọc truyện, chơi game, chơi bóng đã đều bị hoãn lại. Bạn An thực sự cảm thấy mình mệt mỏi và có những lúc chán nản không muốn học nữa. Nếu ở tình huống bạn An thì em sẽ làm gì để thoát ra khỏi tâm trạng căng thẳng đó?

1.2: Bạn Hoa thường gặp căng thẳng trong chuỗi ngày thi cuối năm học, đặc biệt trước ngày thi môn Toán, bởi em học chưa được tốt môn này. Một ngày trước khi thi môn Toán cuối học kỳ II năm trước, sau cả 1 ngày học chính, học thêm từ sáng đến tối, em về nhà và cố gắng ôn bài cho hôm sau. Bạn Hoa thấy rất

mệt mỏi, buồn ngủ, chán nản. Đêm đó khi đang ngủ, em mơ thấy mình không làm được bài thi Toán,về nhà bị bố mẹ trách mắng điều này khiến em lo sợ và sáng hôm sau không muốn đến lớp .

Nếu em ở vị trí của Hoa thì em có bị stress không? Vì sao?

1.3: Kiểm tra Hóa bị 2 điểm lúc đó em chán học, không muốn ăn, vô cùng bực bội, dễ cáu bẩn. Thêm vào đó tối đi học về bị bố mẹ chửi không ra gì nên đã lên phòng đập phá 1 số đồ, không muốn học hành nữa.

Theo em có cách nào để căng thẳng/ stress không xảy ra ?

1.4: Thời gian gần đây do bài vở nhiều , học mệt nên em thường đi ngủ sơm và thỉnh thoảng giải trí bằng hình thức chơi đá bóng. Vào một buổi chiều tan học em ở lại trường đá bóng nên về muộn. Lúc về bị bố mẹ chửi mắng và so sánh với bạn này bạn nọ này nọ . Lúc đó em rất chán nản và thất vọng. Bố mẹ chỉ biết nói và nói mà không cần quan tâm đến cảm xúc của em. Em chỉ muốn thoát khỏi gia đình và đi đến một nơi thật xa.

Theo em có cách nào để căng thẳng/ stress không xảy ra ? 1/ Hãy kể những tình huống căng thẳng mà em đã trải qua

2/Biểu hiện về cảm xúc, cơ thể và hành vi nào xuất hiện trong tình huống căng thẳng?

3/ Ảnh hưởng của trạng thái căng thẳng? 4/ Những tác nhân gây trạng thái căng thẳng?

- GV trình chiếu các câu hỏi bằng máy cho học sinh có thể theo dõi .

- GV giám sát đảm bảo các cặp đều làm việc và quản lí thời gian làm việc theo nhóm.

- Kết quả chia sẻ được các nhóm ghi vào giấy A0.

Bước 2: Làm việc chung cả lớp

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- HS lắng nghe tích cực và sử dụng tư duy phân tích, phê phán để tham gia bình luận các ý kiến của các nhóm.

- GV ghi nhận các ý kiến khác nhau, phân tích, bố sung, điều chỉnh, chốt lại.

Kết luận:

GV trình chiếu các kết luận rút ra:

Kết luận HĐ 1

sống, trong mối quan hệ phức tạp giữa con người, những thay đổi của môi trường tự nhiên tác động đến con người và gây ra cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực. Tình huống gây căng thẳng luôn tồn tại trong cuộc sống ..

2. Biểu hiện cảm xúc và cơ thể trong tình huống căng thẳng:

- Những dấu hiệu sinh lí của cơ thể: Đau đầu, tức ngực, khó thở, thở nhanh,

chóng mặt, hay mệt mỏi, đau người, mất ngủ, ăn không ngon, hồi hộp, viêm loét dạ dày, Đi ngoài, khó tiêu, Đi tiểu thường xuyên, khô miệng, tim đập nhanh và mạnh; toát mồ hôi, Nghiến răng, Không có khả năng thư giãn, Có tật hay run, Căng cơ ở cổ, lưng vai, Thay đổi thói quen ngủ, Ốm...

- Cảm xúc: Sợ, Lo lắng, Tức giận, Ấm ức, Khó chịu, Trầm cảm/cảm thấy buồn bã, Phủ nhận cảm xúc, Muốn khóc, chạy, trốn, hung hăng hơn...

- Nhận thức: Suy nghĩ theo một chiều; Thiếu sáng tạo; Không có khả năng lập kế hoạch; Thiếu tập trung, Tư duy tiêu cực,Tư duy cứng nhắc,Gặp ác mộng, Mơ ngủ...

- Những dấu hiệu hành vi: Nổi khùng, Có những lời nói xúc phạm người khác, ngại tiếp xúc với người khác, nói nhiều, uống rượu, hút thuốc lá, phản ứng chậm chạp, phá phách, gây sự, đi lang thang, tự gây thương tích, Nói lắp, lắp bắp; Nhiều “lỗi” hơn thường lệ, Thể hiện sự thiếu kiên nhẫn, Thiếu sự mềm dẻo trong ứng xử, Không hoàn thành công việc...

3. Ảnh hưởng của căng thẳng:

Khi căng thẳng, con người xuất hiện cảm xúc, hành vi có thể mang tích cực, nhưng chủ yếu mang tính tiêu cực.

- Cảm xúc tiêu cực thể hiện: buồn rầu, bực tức, cáu giận, thất vọng, bi quan chán nản, lo sợ, mặc cảm tội lỗi, nghi ngờ, cảm thấy không có ý nghĩa, giảm nhiệt tình và tính hài ước, ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần, thậm chí muốn chết. - Đặc biệt là cảm xúc tiêu cực dễ dẫn đến những hành vi tiêu cực do bản năng, cảm tính chi phối. Cảm giác tức giận có thể dao động trong phạm vi từ thấp là “cáu tiết, nóng mặt” cho đến tức giận và cao nhất là nổi khùng, nổi điên đến mức rất khó kiểm soát hành vi. Lúc này tức giận giống như ngọn lửa: “giận mất khôn”. Ngọn lửa này có thể hướng tới người khác hoặc bản thân. Sự tức giận tác động tiêu cực cho sức khoẻ và mối quan hệ của con người.

- Trong khi đó, cảm xúc tích cực thể hiện ở sự quyết tâm, hy vọng, biết chấp nhận, vượt khó.

4. Các yếu tố có thể tạo nên căng thẳng

Có rất nhiều tác nhân (các yêu cầu hay thách thức) gây căng thẳng:

- Sự kiện trong cuộc sống: mất người thân, bạn thân, ly dị, bị thương, tai nạn, rủi ro, mất việc, nghỉ hưu, có thai, khó khăn về tài chính, nợ tiền bạc, thay đổi điều kiện sống, mất mát, thiên tai,...

- Phức tạp rắc rối hàng ngày: tắc đường, bất đồng với người quen, quá ồn, quá lộn xộn, thời tiết khó chịu, các mối bận tâm hàng ngày với con trẻ,…

- Công việc: quá nhiều việc, phải cố gắng quá sức, việc lặp đi lặp lại đơn điệu, không tự chủ được công việc, công việc nguy hiểm, độc hại, trách nhiệm quá nặng nề, thời hạn phải xong việc đến gần, áp lực công việc...

-Tuy nhiên, tình huống căng thẳng của người này có thể không gây căng thẳng cho người khác mà chỉ là một tình huống cần giải quyết. Điều đó phụ thuộc vào kinh nghiệm sống, sự sẵn sàng đón nhận những khó khăn, khả năng đương đầu và tìm ra cách giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của mỗi người...

- Những người nhút nhát, ít kinh nghiệm sống, sống thu mình, ít quan hệ bạn bè, hay mơ mộng, cầu toàn... dễ bị rơi vào trạng thái căng thẳng.

- Căng thẳng thường nảy sinh khi cá nhân nhận thức rằng mình không thể đương đầu được yêu cầu/ thách thức đối với mình hoặc những đe dọa đối với cuộc sống bình an/ sự an toàn của mình

- Hệ quả điển hình của căng thẳng là sự tức giận. Sự tức giận là trạng thái cảm xúc thứ phát. Đằng sau sự tức giận thường là cảm giác lo lắng, sợ hãi, thất vọng, đau đớn, không được yêu thương, không được tôn trọng, bị tổn thương, bị đe doạ... Sự tức giận có thể là cách phòng vệ để trốn tránh cảm giác đau đớn; nó có thể liên quan tới sự thất bại, lòng tự trọng bị tổn thương hoặc cảm giác bị cô lập; nó cũng có thể liên quan tới sự lo lắng về những tình huống nằm ngoài khả năng kiểm soát của bản thân. Tức giận có thể liên quan tới cảm giác buồn phiền và chán nản

Hoạt động 2. Cách phòng ngừa và ứng phó với căng thẳng

Mục tiêu

Học sinh nhận thức được bản chất của các tác nhân gây căng thẳng và biết cách chủ động giảm thiểu căng thẳng bằng những các phương pháp phù hợp để tránh bị ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất

Cách học sinh có thể ứng phó với căng thẳng phụ thuộc vào một vài yếu tố: đó là sức khỏe và năng lượng. Sức khỏe tốt là nguồn gốc để cá nhân có thể quản lý tốt hơn những yêu cầu bên trong và bên ngoài của bản thân. Năng lượng được xem là niềm tin tích cực - khi cá nhân tin tưởng họ có khả năng ứng phó thành công với căng thẳng.

Có 3 khả năng thường gặp ở học sinh : là ứng phó tích cực, ứng phó tiêu cực và ứng phó lảng tránh. Ở đây tôi tập trung chia sẻ và hướng dẫn cho học sinh cách ứng phó tích cực:

• Những ứng phó tích cực

Hành vi ứng phó tích cực là sự nỗ lực hoặc chia sẻ của học sinh với những người xung quanh nhằm giải quyết khó khăn của mình. Những hành vi ứng phó tích cực được liệt kê như: cố gắng giải quyết vấn đề của mình, sử dụng các loại hình giải trí như nghe nhạc, xem tivi, xem phim.... chia sẻ với cha mẹ, những người xung quanh, lên kế hoạch đề giải quyết.

Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm thực hiện yêu cầu của phiếu giao việc số 2.1; 2.2; 2.3;2.4 đồng thời thảo luận trả lời các câu hỏi sau:

Làm thế nào chúng ta có thể hạn chế tình huống căng thẳng trong cuộc sống?

1.Nếu chúng ta không nhận dạng được cảm xúc tiêu cực, thì cảm xúc tiêu cực đó có tự mất đi không? Nếu cảm xúc tiêu cực ứ đọng lại trong lòng, thì chuyện gì sẽ xảy ra?

2.Làm thế nào để có thể thoát ra khỏi sự căng thẳng/ cảm xúc tiêu cực? 3.Bằng cách nào chúng ta làm cho những cảm xúc tiêu cực thoát ra và tan biến?

4.Chúng ta có thay đổi được cách suy nghĩ trước một vấn đề nảy sinh không? Làm thế nào để mọi người luôn có suy nghĩ tích cực?

Phiếu bài tập số 2:

thì mới biết là mình bị rơi ví từ lúc nào không hay. Thấy Hà trả giá rồi lại không mua nữa, bà bán hàng còn mắng Hà bằng những lời khó nghe. Hôm đó lại là ngày đầu tháng âm lịch. Hà rất sốc và nghĩ rằng cả tháng sẽ gặp toàn chuyện rủi ro. Nếu bạn ở vị trí của Hà thì có bị stress không? Vì sao?

2.2: Mặc dù cô giáo đã báo cuối kỳ chấm vởi ghi và vở bài tập môn Đại số và hình học để lấy điểm chuyên cần, nhưng khi cô bảo ngày mai các em đem vở đến lớp để cô chấm thì bạn An vô cùng lo lắng vì còn nhiều bài chưa ghi, nhiều bài tập chưa làm; Dự kiến là đêm nay sẽ thức trắng đêm để chép vở bạn, mà chưa chắc đã chép xong. Theo em có cách nào để căng thẳng/ stress không xảy ra đối với bạn An?

2.3: Bạn Thảo lớp trưởng là người sống nghiêm túc ; có ý thức và có năng lực trong công tác quản lý lớp .Nhưng một số bạn trong lớp không thích sự nghiêm khắc của Thảo, nên khi trưng cầu ý kiến xếp loại cuối năm thì số phiếu của em ít hơn số phiếu các bạn khác . Bạn Thảo rất buồn, chán nản và xin cô chủ nhiệm nghỉ chức lớp trưởng. Nếu bạn ở vị trí Thảo thì có bị stress không?

2.4: Trong bài thi môn văn học kỳ 1cuối năm lớp 11; do chưa học kỹ bài nên bạn Bình chót dại quay cóp. Và em đã bị giáo coi thi phát hiện, khi đó em sợ bị hạ hạnh kiếm và phải chuyến lớp (do em học lớp chọn) nên trong 1 tuần sau đó, bạn bình rất căng thẳng, lo âu, sợ hãi, bồn chồn.

Nếu ở tình huống bạn Bình thì em sẽ làm gì để thoát ra khỏi tâm trạng căng thẳng đó?

- GV trình chiếu các câu hỏi bằng máy cho học sinh có thể theo dõi

- GV giám sát đảm bảo mọi người đều tham gia vào hoạt động và quản lí thời gian làm việc nhóm

- Kết quả làm việc nhóm được ghi vào giấy A0

Bước 2: Làm việc chung cả lớp

- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết qủa thảo luận

- HS lắng nghe tích cực và sử dụng tư duy phân tích, phê phán để tham gia bình luận các ý kiến của các nhóm

- GV phân tích, bố sung, điều chỉnh và chốt lại

Kết luận:

GV trình chiếu các kết luận rút ra

Kết luận HĐ 2

Áp lực cuộc sống (xã hội, công việc, gia đình..) Căng thẳng =

Nội lực bản thân

Để giảm căng thẳng thì cần phải tăng cường:

- Kỹ năng giảm áp lực cuộc sống, tăng nội lực (quản lí thời gian, quản lí sự thay đổi, kỹ năng lập kế hoạch, suy nghĩ tích cực, tập trung vào những gì mình kiểm soát được...)

- Một số yếu tố hỗ trợ (thể dục, thể thao, làm những việc mình yêu thích, chế độ ăn uống, ngủ, nghỉ ngơi...)

- Cần biết cách phòng tránh để ít rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận nó như một phần tất yếu của cuộc sống và tìm cách giải quyết chúng.

- Cần chủ động nhận biết căng thẳng và cảm xúc tiêu cực để tìm ra cách ứng phó có hiệu quả, phù hợp với điều kiện bản thân là rất quan trọng. Có thể đôi khi chúng ta không nhìn nhận ra mình có một cảm xúc nào đó nhưng cũng có khi vì cho rằng đó là cảm xúc xấu nên đó không muốn thừa nhận nó.

- Nếu chúng ta không nhìn nhận ra cảm xúc đó sẽ không biết cách để giải toả nó và nó sẽ đi sâu vào trong tiềm thức. Nếu những cảm xúc tiêu cực ứ đọng trong lòng nó sẽ điều khiển hành động của chúng ta trong vô thức. Không nên để cảm xúc chi phối hành vi, không nên hành động khi cảm xúc đang tràn đầy dễ sai lầm vì lúc đó không sáng suốt.

- Trong một tình huống gây căng thẳng có thể có nhiều cách giải tỏa, ứng phó khác nhau. Việc lựa chọn cách ứng phó nào phụ thuộc vào nhận thức, kinh nghiệm sống, nhân cách, điều kiện của mỗi người. Các cách giải tỏa tích cực có thể là:

+ Giải tỏa bằng hành động mạnh để xả sự tức giận/ căng thẳng vợi bớt (với điều kiện không làm tổn thương ai)

+ Giải tỏa bằng suy nghĩ tích cực Trong tình huống gây căng thẳng, suy nghĩ tích cực là cách giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng mới để tránh rơi vào trạng thái căng thẳng không cần thiết

+ Luyện thở: Sự kiềm chế cảm xúc.

Kết luận:Cho học sinh thảo luận và trút ra kết luận nếu là bản thân mình thì mình sẽ xử lý thế nào ?

Một phần của tài liệu SKKN GIÁO DỤC KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG VÀ KIỂM SOÁT CẢM XÚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH-NGHI LỘC-NGHỆ AN (Trang 28 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)