Kiến đề xuất:

Một phần của tài liệu SKKN GIÁO DỤC KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG VÀ KIỂM SOÁT CẢM XÚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH-NGHI LỘC-NGHỆ AN (Trang 53 - 70)

PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2. kiến đề xuất:

Rèn luyện kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người để có thể đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống và hoàn thiện bản thân mình hơn. Điều này còn rất quan trọng đối với học sinh cấp 3 - lứa tuổi có những chuyển biến phức tạp trong tâm- sinh lý. Nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp để có phương pháp, chương trình rèn luyện thích hợp để các em có thể những kỹ năng cơ bản giải quyết và bảo vệ mình trước các tình huống phức tạp của đời sống.

Giáo dục nên đề cao việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, có chương trình cụ thể hướng dẫn cho giáo viên . Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn nữa những hoạt động ngoại khóa bổ ích cho các em học sinh cùng tham gia.

- Mức độ căng thẳng ở học sinh THPT là khá cao.Cha mẹ, thầy cô cần được trang bị kiến thức về các dấu hiệu căng thẳng của học sinh để có thể có những hỗ trợ kịp thời.

- Khuyến khích các lớp, các trường tổ chức các buổi ngoại khóa liên quan đến việc thảo luận cách thức giải tỏa căng thẳng và kiểm soát cảm xúc bằng những cách ứng phó tích cực.

- Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình , nhà trường, nhóm bạn của con để có thể kiểm soát được mức độ căng thẳng cũng như các nguồn gây căng thẳng cho các em để giúp các em kiêm soát cảm xúc bằng những cách ứng phó tích cực.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1:

Xin được gửi tới các bạn , các em học sinh bằng một bài viết mà tôi đã đăng trên Facebook cá nhân, bài viết đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ đồng cảm từ phụ huynh, học sinh, các bạn bè đồng nghiệp, và có rất nhiều người chia sẻ để lan tỏa sự tích cực

Mình rất thích câu: "Không có áp lực thì không có kim cương", và mình vẫn thường nói với các em học sinh như vậy. Nhưng những ngày gần đây mình đang nghĩ : Liệu có phải các em học sinh đang được chúng ta "Nuông chiều" quá đâm ra mới áp lực một tí đã không chịu nổi ?

Bố mẹ, thầy cô cần chỉ bảo cho các em nhiều hơn nữa về các kỹ năng sống. Cái này không thể ngày một, ngày hai mà phải cả một quá trình, mỗi ngày một ít. Đặc biệt là kỹ năng Ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc.

Bởi vì trong cuộc sống hàng ngày, chúng thường gặp rất nhiều những tình huống gây căng thẳng cho bản thân.

Khi bị căng thẳng mỗi người có tâm trạng, cảm xúc và cách xử lý khác nhau, cũng có khi là những cảm xúc tích cực nhưng thường là những cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Ở một mức độ nào đó, khi một cá nhân có khả năng đương đầu với căng thẳng thì đó có thể là một tác động tích cực, tạo sức ép buộc cá nhân đó phải tập trung vào công việc của mình, bứt phá thành công. Nhưng mặt khác, sự căng thẳng còn có một sức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu căng thẳng đó quá lớn, kéo dài và không giải tỏa nổi.

Vậy cần chỉ cho các em các kỹ năng để ứng phó với căng thăng thẳng : - Đó là khả năng bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng.

- Chúng ta cũng có thể hạn chế những tình huống căng thẳng bằng cách sống và làm việc điều độ, có kế hoạch, khuyến kích động viên các em tham gia nhiều hoạt động : thể dục, bơi lội, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, điền kinh, ca hát , dân vũ , nữ công gia chánh … Các em ấy biết càng nhiều môn thể dục thì càng tốt, không phải chỉ học cho biết, mà phải luyện tập thường xuyên.

- Đó là kỹ năng tự phục vụ bản thân. Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung.

- Đó là kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả. Kỹ năng đặt mục tiêu , không đặt ra cho mình những mục tiêu quá cao so với điều kiện và khả năng của bản thân.

- Đó là kỹ năng giao tiếp, đơn giản nhất là : Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà, xung quanh nơi mình sinh sống .

- Đó là kỹ năng kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu , sở thích cá nhân, biết phân biệt hành vi đúng - sai.

- Đó là biết trình bày ý kiến , biết lắng nghe, biết chia sẻ, biết cảm thông, biết thương lượng.

- Đó là biết đánh giá , biết phê phán, biết tự chịu trách nhiệm với những việc mình làm .

- Đó là kỹ năng biết tự vệ , biết tìm kiếm sự hỗ trợ. Học các kiến thức giới tính, chống lại sự cám giỗ từ tệ nạn xã hội.

- Đó là sống vui vẻ, chan hòa, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp tránh gây mâu thuẫn không cần thiết với mọi người xung quanh.

- Đó là duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân,…

- Đó là biết kính trọng ông bà, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm săn sóc người thân khi ốm đau, động viên an ủi nhau khi bạn bè, người thân có có chuyện chẳng lành ...

- Đó là cho các em biết thương những phận đời dưới đáy xã hội, để rồi các em có thể sống nhân hậu hơn, và không còn vô cảm trước những hoàn cảnh kém may mắn. Đó là cho các em đến trại trẻ mồ côi, trung tâm nuôi dưỡng người tàn tật, đến các trung tâm điều trị các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo ... sẽ giúp thêm các em thấy được bản thân mình còn quá may mắn.

Và mong rằng các em sẽ hiểu được là bố mẹ , thầy cô có la mắng thì cũng chỉ là mong các em ngày càng tiến bộ hơn lên !

Một số đồng cảm từ phụ huynh, học sinh và bạn bè đồng nghiệp từ bài viết này:

PHỤ LỤC 2:

Sau đây là giáo án thể hiện bằng POWERPONT một tiết dạy trong hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh được thể hiện tại lớp 11A trường THPT Lê

Viết Thuật

GV: Trong tuần 28 chúng ta đã có các hoạt động và cán bộ lớp đã tổng hợp gửi lại cho cô cụ thể chi tiết ở bảng bên, cô xin nhận xét tổng quát và tuyên dương , phát phần thưởng cho các bạn đã có thành tích trong tuần vừa rồi .

GV: Tuần này hướng tới kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM , cô xin mời bạn bí thư lớp lên triển khai hoạt động và giao nhiệm vụ cho các bạn

GV: Thời gian còn lại của tiết sinh hoạt lớp cô và các em chúng ta cùng tìm hiểu về chủ đề " Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc "

GV: (Vừa trình chiếu sliede vừa hỏi học sinh)

H1: Trong cuộc các em đã từng trải qua cảm giác mệt mỏi, căng thẳng trong học tập? giơ tay? Nhận xét: Cả lớp giơ tay

H2: Trong số các bạn đã bạn nào thấy bị áp lực sau cuộc họp phụ huynh? Giơ tay?

Nhận xét: Nửa lớp giơ tay

H2: Trong số các bạn đã bạn nào thấy bị áp lực "Con nhà người ta"? Giơ tay?

Nhận xét: Nửa lớp giơ tay

Gv: Trong cuộc sống hàng ngày, em gặp rất nhiều vấn đề làm cho em căng thẳng, cảm thấy bị áp lực. Những vấn đề đó như một phần tất yếu của cuộc sống. Để hạn chế nó chúng ta cùng tìm hiểu các kỹ năng ứng phó với sự căng thẳng đó nhé.

Hoạt động: GV chia lớp ra thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một biểu hiện của sự căng thẳng và phát biểu. nhóm khác nhận xét và bổ sung.

GV: Các em có thể nêu một số biện pháp em đã làm để ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc của bản thân?

- Cho các em thảo luận và nêu ra ý kiến của mình - GV tổng kết lại

* Tình huống để học sinh trả lời : 1. Tình huống 1:

Bình và Mạnh là đôi bạn rất thân . Một hôm Bình hỏi Mạnh để mượn quyển sách ôn thi đại học

Hỏi: Nếu là bạn, bạn sẽ xử lý thế nào ? 2. Tình huống 2:

Trong tiết trả bài kiểm tra môn toán, Bạn Lâm và bạn Bình là đôi bạn thân

ngồi cạnh nhau. Khi cô trả bài bạn Bình được 2 điểm, bạn Lâm được 10 điểm. Ngày 1: Bình hỏi mượn Mạnh sách

Mạnh vui vẻ đồng ý Ngày 2: Bình hỏi sách Mạnh bảo đã quên không đem đi

Ngày 3: Bình hỏi sách, Mạnh lại quên; Bình bảo Mạnh là đồ ích kỷ ...

Ngày 4: Mạnh lại quên không đưa sách, Bình xúc phạm Mạnh, Mạnh chê nhà Bình nghèo không mua được sách ...

1. Bạn Lâm vui mừng quay sang Bình khoe điểm 10 và hét lên sung sướng

+) Rất vui và không kiềm chế được cảm xúc

2. Bạn Lâm thấy mình được 10 điểm, bạn rất mừng, quan sát thấy bạn Bình được 2 điềm, bạn Lâm kiềm chế sự vui mừng và quay sang an ủi và động viên Bình

+) Mặc dù rất vui nhưng cố gắng kiềm chế cảm xúc để tránh làm tổn thương bạn

PHỤ LỤC 3:

CHO HỌC SINH ĐỌC THÊM NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN SAU 1. Các bài tập nhằm giải tỏa và quản lý cảm xúc

Luyện thở giảm stress

Luyện thở được xem là phương pháp cổ xưa mà người Á Đông thường dùng để loại bỏ tạp niệm, thanh lọc tâm trí, dưỡng sinh chữa bệnh.

Có rất nhiều phương pháp luyện thở, dưới đây xin giới thiệu một phương pháp luyện thở đơn giản, dễ thực hiện. Các bước thực hiện như sau:

- Thư giãn toàn thân: Chọn tư thế thật thoải mái (đứng, ngồi hoặc nằm), nhắm mắt, miệng ngậm, lưng thẳng, bụng lỏng, yên lặng tuyệt đối, không vọng động.

- Kiểm soát hơi thở : Thở êm nhẹ, thoải mái chủ yếu bằng cơ hoành, thở đều tự nhiên. Có thể chọn một trong ba cách thở: thở 2 thì gồm hít vào, thở ra; thở 3 thì gồm hít vào, nén hơi (ngừng thở) và thở ra; thở 4 thì gồm hít vào, nén hơi (ngừng thở), thở ra và ngừng thở. Nên bắt đầu bằng luyện thở 2 thì và 3 thì; khi đã thuần thục mới tập luyện thở 4 thì.

Yêu cầu: Không gian luyện thở cần trong lành, thoáng mát, yên tĩnh, không ảnh hưởng đến quá trình luyện thở.

Thời gian luyện thở tùy từng thì, luyện thở mỗi thì ít nhất 10 - 15 lần, ngày có thể tập luyện 5 - 6 lần tùy hoàn cảnh, điều kiện.

Cách luyện thở này đơn giản và có thể ứng dụng mọi nơi, mọi lúc, ngay cả khi đang làm việc căng thẳng.

Nhật Vân (Theo soFeminine.co.uk)

Làm gì để giảm stress

Trong cuộc sống, có rất nhiều việc khiến bạn stress. Và stress thì chẳng đáng yêu chút nào. Nó làm bạn mệt mỏi, cáu gắt và mất tinh thần để làm những công việc khác.

Bạn có thể áp dụng một số cách giảm stress đơn giản để mau lấy lại niềm vui trong cuộc sống.

1. Hét thật to

Khi stress, hét thật to thật sự làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn đấy. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên hét ở nơi công cộng hoặc có nhiều người.

2. Xem một clip hài hoặc phim hài. Hoặc nghe một bài hát vui nhộn

Chỉ cần nghĩ đến việc xem một bộ phim hài, hoặc một clip hài và cười thôi là bạn đã cảm thấy dễ chịu hơn rồi. Việc cười sảng khoái rất có tác dụng tống khứ stress đi mất khỏi bạn đấy. Hoặc bạn cũng có thể xem và nghe một bài hát đáng yêu, ngộ nghĩnh và vui nhộn. Ví dụ như bài hát Happiness của Super Junior, Balloon của DBSK.... Xem thần

tượng nhảy múa và hát hò rất chi là ngộ như thế thì có khi tâm trạng bạn cũng tốt hơn đấy.

3. Ghi chuyện làm bạn stress ra giấy

Nếu cứ khư khư giữ stress cho riêng mình thì bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi lắm đấy. Nếu lúc đó không có ai để tâm sự, bạn có thể ghi tất cả vào nhật kí, hoặc đơn giản là một tờ giấy. Việc ghi tất cả ra giấy cũng tương tự như việc bạn tâm sự với một ai đó, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

4. Tâm sự với người khác

Bạn có thể tâm sự nguyên nhân khiến bạn stress với bố mẹ, hoặc anh chị em, hoặc bạn thân...Tâm sự với người khác vừa giúp bạn giải tỏa được ấm ức, lại vừa có thể tìm ra được một giải pháp hữu ích cho vấn đề của bạn.

5. Hãy tìm một công việc cụ thể gì đó để làm

Bạn hãy tập trung dọn lại bàn học của mình và trang trí thêm một bình hoa tươi. Hay chịu khó xếp lại ngăn tủ quần áo của mình cho gọn lại, bạn sẽ thấy bị cuốn vào công việc này khi cầm chiếc áo mà đã lâu bạn quên mất nó.

SỐNG TÍCH CỰC

Làm thế nào để chúng ta thoát khỏi sự căng thẳng và cảm xúc tiêu cực để thực sự bắt đầu tận hưởng một cuộc sống mạnh khoẻ và hạnh phúc? Hãy tuân thủ những mẹo nhỏ và quy tắc đơn giản sau xem sao.

1. Đi bộ từ 10 đến 30 phút hàng ngày. Và trong khi bạn đi bộ hãy mỉm cười. 2. Ngồi trong yên lặng ít nhất 10 phút mỗi ngày.

3. Ngủ đủ 8 tiếng một ngày.

4. Nguyên tắc sống với: Hoạt động tích cực, hăng hái nhiệt tình và sự đồng cảm. 5. Chơi thể thao nhiều hơn nữa.

6. Đọc nhiều sách hơn bạn đã làm trong tháng trước.

7. Thực hành phương pháp ngồi thiền, tập yoga và cầu nguyện.

8. Dành thời gian cho ông bà, bố mẹ, những người trên 70 tuổi và trẻ con dưới 6 tuổi. 9. Ước mơ nhiều hơn khi bạn đang tỉnh táo.

10. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, hạn chế ăn những thực phẩm đã chế biến sẵn. 11. Uống nhiều nước.

12. Cố gắng làm cho ít nhất 3 người cười mỗi ngày.

13. Không lãng phí năng lượng quý giá cho việc buôn bán tầm phào.

14. Quên các vấn đề của quá khứ đi. Cũng đừng nhắc đi nhắc lại những lỗi lầm của bạn đời trong quá khứ.

15. Không suy nghĩ đến những vấn đề tiêu cực hoặc những thứ bạn không thể kiểm soát. Thay vào đó hãy đầu tư sức lực vào những vấn đề tích cực hiện tại.

16. Cuộc sống chỉ là một trường học và bạn đang ở đây để học hỏi. Các vấn đề khó khăn chỉ đơn giản là một phần của chương trình học xuất hiện bây giờ rồi sẽ biến mất dần đi như môn đại số nhưng những bài học mà bạn đã học sẽ dùng cho cả đời.

17. Buổi sáng ăn cho mình, buổi trưa ăn cho bạn và buổi tối ăn cho kẻ thù. Chính vì vậy bữa sáng là quan trọng nhất.

18. Mỉm cười và cười nhiều hơn nữa.

19. Cuộc sống không quá dài để bạn lãng phí thời gian ghét bất kỳ ai. Vì vậy hãy loại bỏ những cảm giác đau khổ và ghen ghét đi nhé.

20. Đừng quá nghiêm khắc với bản thân. Không ai hoàn hảo cả đâu.

21. Bạn không cần phải thắng cuộc trong tất cả các cuộc tranh luận đâu. Hòa thuận là hơn cả.

22. Tạo bình yên trong quá khứ để không phá hỏng hạnh phúc của hiện tại.

23. Đừng so sánh cuộc sống của bạn với người khác. Và cũng đừng so sánh người bạn đời của mình với người khác bạn nhé.

24. Không ai nắm giữ hạnh phúc của bạn ngoài bạn cả. 25. Tha thứ cho mọi người về tất cả mọi thứ.

26. Đừng bận tâm về những điều người khác nghĩ về bạn. 27. Thời gian sẽ hàn gắn mọi thứ.

28. Dù có trong trường hợp nào, tốt hay xấu, mọi thứ đều sẽ thay đổi.

Một phần của tài liệu SKKN GIÁO DỤC KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG VÀ KIỂM SOÁT CẢM XÚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH-NGHI LỘC-NGHỆ AN (Trang 53 - 70)